NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn các công ty ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77 - 79)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY

NGÀNH VT NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

Trong khoảng thời gian nghiên cứu, tỷ suất nợ dài hạn trung bình của ngành là 17.24% với 10/40 CT vƣợt trên mức trung bình này và tỷ lệ này đang giảm dần qua các năm. Nhƣ vậy tỷ lệ nợ dài hạn của ngành là tƣơng đối thấp cho thấy thị trƣờng vốn ở Việt Nam vẫn chƣa phát triển, kênh huy động vốn chủ yếu là nguồn vốn vay từ ngân hàng với chi phí cao gây ra nhiều trở ngại cho nhiều hoạt động kinh doanh của CT. Tỷ suất nợ dài hạn trên VCSH trung bình là 54.58% và có 8/40 CT có tỷ suất này là trên 100%. Điều này cho thấy các CT ngành VT ít phụ thuộc vào vay dài hạn không bị áp lực về thanh toán và khả năng tự chủ của ngành trong dài hạn là khá tốt, VCSH có thể đảm bảo cho nợ dài hạn.

Theo kết quả phân tích và kết quả thực nghiệm cho thấy hiện cấu trúc vốn của các CT ngành VT có tỷ lệ vay dài hạn thấp, chỉ một số ít các công ty có quy mô lớn thì có tỷ suất này cao hơn. Điều này trái ngƣợc với phát biểu của lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết chi phí đại diện nhƣng đúng với thực tế của thị trƣờng Việt Nam. Nguyên nhân là do các CT có quy mô càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn vay và vay nợ nhiều hơn các CT nhỏ và vừa. Các bên liên quan nhƣ NHTM, khách hàng và nhà cung cấp… có thể dễ dàng

tiếp cận thông tin của các CT có quy mô lớn trên thị trƣờng, thông tin đối xứng cao hơn giúp quyết định vay vốn và cho vay đƣợc quyết định nhanh chóng hơn.

VT là một ngành kinh doanh khá đặc biệt, có đặc điểm chiếm dụng vốn dài hạn, ngành đòi hỏi phải sử dụng TSCĐ nhiều hơn các ngành khác nhƣ đầu tƣ vào phƣơng tiện VT, máy móc thiết bị sửa chữa, đất đai…Tỷ trọng TSCĐ là thƣớc đo cơ bản thể hiện giá trị TS có mối quan hệ mật thiết với đòn bẩy tài chính của CT. Qua nghiên cứu cho thấy các CT ngành VT có xu hƣớng sử dụng nợ dài hạn để tài trợ cho các quyết định đầu tƣ của mình nên cơ cấu TSCĐ có tƣơng quan thuận với tỷ suất nợ dài hạn. Đây là nhân tố có tác động mạnh nhất đến cấu trúc vốn của các CT ngành VT.

Với đặc trƣng là một ngành không sáng tạo ra sản phẩm mới, sản phẩm không dự trữ đƣợc và không dùng đến nguyên liệu nên giá trị hàng tồn kho là rất nhỏ. Tuy nhiên những khoản phải thu trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TS của ngành điều này dẫn đến khả năng thanh toán hiện hành của ngành ở mức khá cao, từ đó tạo đƣợc sự tin tƣởng với các chủ nợ nên khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay dài hạn là cao hơn.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, nhà quản trị CT bao giờ cũng có thông tin về giá trị CT tốt hơn những nhà đầu tƣ bên ngoài, chính sự mất cân xứng về thông tin dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn. Bên cạnh đó mục tiêu chính của việc kinh doanh là đem lại lợi nhuận, tăng giá trị CT. Khi có lãi CT sẽ chủ động tích luỹ vốn, mở rộng quy mô, phát triển CT. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên là CT phải có thực lãi. CT có quyền tuyệt đối trong việc sử dụng phần lãi tạo ra trong hoạt động của CT. Chia cổ tức cao cho cổ đông hay hạn chế cổ tức để tái đầu tƣ mở rộng cho hoạt động của CT. Do đó, có thể thấy rằng khi có lãi CT sẽ để gia tăng đầu tƣ bằng nguồn lợi nhuận để lại, từ đó ảnh hƣởng đến cán cân vay nợ của CT. Chính vì vậy các CT ngành VT

cũng có xu hƣớng ƣu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trƣớc, rồi mới đến các nguồn vốn vay mƣợn bên ngoài hay hiệu quả kinh doanh và cấu trúc vốn có quan hệ nghịch chiều.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố tốc độ tăng trƣởng hay rủi ro kinh doanh không tác động đến cấu trúc vốn của CT. Dƣờng nhƣ thông tin bất đối xứng là một trong những rào cản đối với các CT có quy mô vừa và nhỏ, mặc dù có khả năng tăng trƣởng vẫn gặp phải khó khăn khi tiếp cận vốn vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn các công ty ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)