7. Tổng quan nghiên cứu
1.3.2. Các nhân tố liên quan đến quản trị và kiểm soát
a. Độc lập Hội đồng quản trị
Theo Yanesari (2012), nếu các thành viên HĐQT đều giữ quyền quản lý hoặc có mối quan hệ nhân thân, quyền sở hữu với công ty thì vai trò này sẽ bị hạn chế vì có khả năng các thành viên HĐQT sẽ quản lý hoạt động của công ty theo hướng có lợi cho mình mà không có lợi cho các cổ đông khác. Do đó, trong luật về quản trị doanh nghiệp của các quốc gia thường có yêu cầu trong cơ cấu HĐQT công ty phải có ít nhất 1/3 các thành viên HĐQT là độc lập, không tham gia điều hành trực tiếp hoạt động công ty.
Liên quan đến đặc điểm của HĐQT, các tài liệu nghiên cứu cho thấy tăng tỷ lệ hội đồng quản trị độc lập (ví dụ, đo lường bởi một tỷ lệ lớn hơn của người ngoài cuộc, tăng tỷ lệ các thành viên HĐQT độc lập sẽ làm giảm mức độ gian lận) gắn với việc quản trị lợi nhuận ít hơn thì chất lượng lợi nhuận sẽ cao hơn. Mối quan hệ thuận chiều giữa Độc lập HĐQT và chất lượng lợi nhuận được đưa ra bởi Beasley (1996), Klein (2002), Abbott và cộng sự (2004), Krishnan (2005), Vafeas (2005), Farber (2005). Tuy nhiên, theo Alves (2014) mối quan hệ này lại có tính chất ngược lại. Còn theo Abed và các cộng sự (2012), Ahmed (2013) thì không có mối quan hệ tác động giữa nhân tố độc lập HĐQT đối với chất lượng lợi nhuận.
b. Tần suất cuộc họp HĐQT
Liên quan đến đặc điểm của HĐQT, các tài liệu nghiên cứu cứu cho thấy tần suất cuộc họp/ hội nghị HĐQT cao thì khả năng quản lý giám sát sẽ tốt
hơn gắn với việc quản trị lợi nhuận ít hơn từ đó chất lượng lợi nhuận sẽ cao hơn (Beasley, 1996; Klein, 2002; Abbott và cộng sự, 2004; Krishnan, 2005; Vafeas, 2005; Farber, 2005). Tuy nhiên, theo Ahmed (2013), Qinghua và các cộng sự (2007) không tìm thấy một mối quan hệ tác động nào giữa nhân tố này đến chất lượng lợi nhuận.
c. Sự tập trung sở hữu cổ phần quản lý
Theo lý giải của lý thuyết ủy nhiệm (Jensen và Meckling 1976), lý thuyết này cho rằng khi các nhà quản lý có tỷ lệ quyền sở hữu trong công ty, quyền lợi của họ đưa ra những quyết định phù hợp với lợi ích của họ cũng như của cổ đông, lợi nhuận báo cáo được trình bày chất lượng hơn và ngược lại. Điều này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Houqe và các cộng sự (2010), công ty có sự tập trung quyền sở hữu cổ phần quản lý càng lớn thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận vì mục đích cá nhân sẽ bị hạn chế thì chất lượng lợi nhuận sẽ càng cao. Ngược lại, theo nghiên cứu của Hassan (2013), nhân tố này lại có sự tác động ngược chiều và không có tác động qua lại nào giữa sự tập trung sở hữu cổ phần quản lý theo Qinghua và các cộng sự (2007).
Tác giả cũng đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận ở trên theo bảng dưới đây:
Bảng 1.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận từ các nghiên cứu trước
Nhân tố Nghiên cứu
Kết quả nghiên
cứu Độc lập Hội
đồng quản trị
Beasley (1996), Klein (2002), Abbott và cộng sự (2004), Krishnan, Vafeas, Farber (2005) + Alves (2014) - Abed và các cộng sự (2012), Ahmed (2013) 0 Tần suất cuộc họp Hội đồng quản trị
Beasley (1996), Klein (2002), Abbott và cộng sự (2004), Krishnan, Vafeas, Farber (2005) + Ahmed (2013), Qinghua và các cộng sự (2007) 0 Sự tập trung quyền sở hữu cổ phần quản lý Houqe và các cộng sự (2010) + Hassan (2013) - Qinghua và các cộng sự (2007) 0
Quy mô doanh nghiệp
Ball and Foster (1982) +
Jensen và Meckling (1976), Watts và Zimmerman (1986), Kinney và McDaniel (1989), Ge và McVay (2005), Doyle et al (2007), Ashbaugh-Skaife và cộng sự (2007). - Đòn bẩy tài chính Watts và Zimmerman (1986) - Tăng trưởng và đầu tư Richardson và cộng sự (2005) Nissim và
Penman, 2001, Penman và Zhang, 2002 -
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả trình bày cơ sở lý thuyết của bài luận văn, đã trình bày tóm tắt các cơ sở lý luận về định nghĩa chất lượng lợi nhuận, đo lường chất lượng lợi nhuận của các công ty.
Cũng ở chương này, tác giả cũng giới thiệu sơ lược số mô hình dùng để đo lường chất lượng lợi nhuận như Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991), Modified Jones (1995)… và đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc tổng hợp các giả thuyết, mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến và thiết kế thu thập, xử lý số liệu sẽ được tác giả trình bày ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU