Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 52)

7. Tổng quan nghiên cứu

2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu

a. Độc lập HĐQT

Thành viên HĐQT độc lập có đặc điểm là những đối tượng độc lập, không có quan hệ về lợi ích hoặc quan hệ nhân thân với những người quản lý, điều hành, những cổ đông lớn, cổ đông chi phối của công ty nên những ý kiến, quyết định mà thành viên này đưa ra sẽ đảm bảo tính khách quan và thường hướng đến trước hết là lợi ích chung cho công ty, tức là cũng để đảm

định của HĐQT. Theo đó, các ý kiến và quyết định được đưa ra bởi thành viên độc lập HĐQT sẽ nâng cao được tính khách quan trong quá trình làm việc, cũng như quyết nghị cuối cùng của HĐQT, góp phần hài hòa các lợi ích giữa các chủ thể có liên quan. Sự tham gia của thành viên độc lập HĐQT sẽ đảm bảo cho tính minh bạch trong quá trình tổ chức và hoạt động của công ty, ngăn ngừa việc che giấu, bưng bít các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của công ty, các giao dịch có dấu hiệu tư lợi có khả năng dẫn đến những sai phạm, tổn thất, ảnh hưởng đến công ty. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐQT và cải thiện chất lượng quản trị tại công ty.

Beasley (1996) cung cấp bằng chứng cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập lớn làm giảm đáng kể khả năng lợi nhuận báo cáo là không trung thực. Beasley chỉ ra rằng các HĐQT với đa số thành viên độc lập thực hiện rất tốt vai trò giám sát của họ trong công ty, làm giảm khả năng quản trị lợi nhuận cũng cũng như giảm khả năng sai sót trọng yếu phát sinh từ sự gian lận hoặc sai sót thì kết quả hoạt động của công ty sẽ được cải thiện. Các nghiên cứu khác cũng cung cấp bằng chứng cho thấy tăng tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập sẽ làm sẽ làm giảm mức độ gian lận, gắn với việc quản trị lợi nhuận ít hơn thì chất lượng lợi nhuận sẽ cao hơn.

Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: Tỷ lệ các thành viên HĐQT không điều hành càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao.

b. Tần suất cuộc họp HĐQT

Theo Adams (2000) gợi ý rằng tần suất họp hội đồng quản trị là một cơ chế quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, bao gồm việc giám sát hành vi của người quản lý. Khi các công ty có tần suất tổ chức các cuộc họp HĐQT thường xuyên hơn thì sẽ có sự giám sát chặt chẽ hơn trong hoạt động kinh doanh, trong đó có các hoạt động

liên quan đến quản trị lợi nhuận.

Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H2: Công ty có tần suất cuộc họp HĐQT càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao.

c. Sự tập trung quyền sở hữu cổ phần quản lý

Lý thuyết đại diện cho rằng hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý xảy ra khi có tách biệt về quyền sở hữu và quyền kiểm soát hay chính là mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản lý và các cổ đông. Để làm giảm bớt sự xung đột lợi ích thì nên gắn kết với lợi ích của nhà quản lý với lợi ích chung của công ty.

Khi gắn kết với lợi ích của nhà quản lý với lợi ích chung của công ty thì khoảng cách tách biệt giữa vấn đề sở hữu và vấn đề kiểm soát cũng được rút ngắn. Do đó, sở hữu cổ phần của BGĐ có thể sẽ liên quan đến chất lượng lợi nhuận. Một số nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tỷ lệ sở hữu cổ phần của BGĐ làm tăng chất lượng lợi nhuận vì thông thường, thưởng và các khoản phúc lợi của BGĐ gắn với kết quả của công ty, thể hiện qua báo cáo tài chính (Lei, 2006) . Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau :

Giả thuyết H3: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc càng cao thì chất lượng lợi nhuận sẽ càng cao.

d. Quy mô doanh nghiệp

Nghiên cứu của Degeorge và cộng sự (1999) cho rằng có công ty lớn thường làm đẹp báo cáo tài chính và tránh báo cáo lỗ nhằm thu hút các nhà đầu tư, đồng thời cũng cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thì sẽ có hành vi điều chỉnh lợi nhuận hơn các công ty nhỏ, có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mô lớn thì có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các nhà phân tích. Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H4: Công ty có quy mô càng lớn thì chất lượng lợi nhuận càng thấp.

e. Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và ngược lại. Do đó, công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao, sẽ có xu hướng quản trị lợi nhuận để tránh vi phạm các thỏa thuận nợ từ đó dẫn đến lợi nhuận công bố không còn trung thực. Tác giả thực hiện nghiên cứu để kiểm định biến đòn bẩy tài chính có hay không ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giả thuyết H5: Công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao thì xu hướng điều chỉnh lợi nhuận càng nhiều thì chất lượng lợi nhuận sẽ càng thấp.

g. Tăng trưởng và đầu tư

Theo nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2012) cho rằng các công ty niêm yết có tăng trưởng đều qua các năm thường có hành vi điều chỉnh lợi nhuận. Điều đó cho thấy các nhà quản lý thường sử dụng hành vi điều chỉnh lợi nhuận để làm đẹp BCTC nhằm thu hút đầu tư và đánh lừa người sử dụng thông tin trên BCTC. Chính hành vi điều chỉnh lợi nhuận này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính xác thực của chỉ tiêu lợi nhuận được công bố. Theo đó, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết H6: Công ty có tốc độ tăng trưởng càng cao thì khả năng điều chỉnh lợi nhuận càng lớn thì chất lượng lợi nhuận càng thấp.

Căn cứ vào lập luận ở trên, tác giả tổng hợp lại 8 giả thuyết như trong bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết nền tảng có liên quan

Nội dung giả thuyết Lý thuyết nền tảng Kỳ vọng Nhóm giả thuyết các nhân tố liên quan đến quản trị và kiểm soát

H1

Tỷ lệ các thành viên HĐQT không điều hành càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao.

- Lý thuyết đại diện - Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

+

H2

Công ty có tần suất cuộc họp HĐQT càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao.

- Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

+

H3

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao.

- Lý thuyết đại diện +

Nhóm giả thuyết các nhân tố liên quan đến đặc điểm công ty

H4

Công ty có quy mô càng lớn thì thì chất lượng lợi nhuận càng thấp.

- Lý thuyết đại diện -

H5

Công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao thì chất lượng lợi nhuận sẽ càng thấp.

- Lý thuyết đại diện - Lý thuyết tín hiệu

-

H6

Công ty có tốc độ tăng trưởng càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng thấp.

-

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 47 - 52)