Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 66 - 73)

7. Tổng quan nghiên cứu

3.2.3. Kết quả phân tích hồi quy

a. Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Trên cơ sở dữ liệu đã thu thập và xử lý, bản thân thực hiện hồi quy hỗn hợp (Pooled OLS), hồi quy tác động xác định (FE), hồi quy tác động ngẫu nhiên (RE). Tóm tắt kết quả như sau:

Ước lượng với Pooled OLS:

Kết quả ước lượng OLS theo bảng 3.4 bên dưới, giá trị thống kê F = 51.56, Prob > F = 0.0000 (có ý nghĩa thống kê ở mức 1%). Điều đó cho thấy ước lượng OLS cũng có thể là một ước lượng phù hợp.

Bảng 3.4. Bảng kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 13)

Tuy nhiên mô hình Pooled OLS, dữ liệu chéo bị ràng buộc quá chặt về không gian và thời gian khi các hệ số hồi quy không đổi. Điều này khiến Pooled OLS không phản ánh được tác động của sự khác biệt mỗi công ty niêm yết, dẫn đến mức ảnh hưởng thật sự của các biến độc lập lên biến phụ thuộc giảm mạnh và kết quả có thể không phù hợp với điều kiện thực tế. Vì vậy, bản thân tiếp tục phân tích hồi quy FEM và REM để có thể lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.

So sánh Pooled OLS vi FEM:

Theo kết quả bảng 3.5 bên dưới, kết quả thống kê F (57, 110) = 0.83 và Prob > F = 0.7863 (không có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10%)cho thấy chúng ta có thể chấp nhận giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số ui = 0. Điều này có nghĩa không có sự khác biệt giữa các đối tượng (doanh nghiệp). Trong trường hợp này, mô hình Pooled OLS là phù hợp hơn so với FEM.

Bảng 3.5. Bảng kết quả hồi quy mô hình FEM

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 13)

So sánh Pooled OLS vi REM:

Theo kết quả kiểm định Breusch and Pagan bên dưới, giá trị Chibar2 (01) = 0.00 và Prob > chibar2 = 1.0000 (có ý nghĩa thống kê ở mức 10%) cho thấy chúng ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số ui = 0. Điều này có nghĩa có sự khác biệt giữa các đối tượng (doanh nghiệp).Trong trường hợp này, REM phù hợp hơn so với ước lượng Pooled OLS.

So sánh FEM vi REM:

Tác giả thực hiện ước lượng với FEM và REM, sử dụng kiểm định Hausman.

Theo kết quả kiểm định Hausman bên dưới, giá trị Prob > chi2 = 0.4186 > 0.05 (không ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%). Trong trường hợp này, kết quả cho thấy mô hình các nhân tố tác động ngẫu nhiên REM là mô hình phù hợp hơn so với FEM và phù hợp cho nghiên cứu này. Dựa trên mô hình nghiên cứu được chọn là mô hình REM, nghiên cứu ước lượng tham số hồi quy. Hệ số hồi quy (Coef.) là hệ số tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc. P > |z| cho biết ý nghĩa thống kê của biến độc lập. Khi giá trị này càng thấp thì biến độc lập đưa vào mô hình càng an toàn, đặc biệt khi ở dưới 5%.

Bảng 3.7. Bảng kết quả so sánh giữa FEM với REM

Bảng 3.8. Bảng tổng hợp các kiểm định

Kiểm định Pooled OLS với FEM

Pooled OLS với

REM FEM với REM

F-test F (57, 110) = 0.83, Prob > F = 0.7863 Breusch – Pagan test Chibar2 (01) = 0.00, Prob > chibar2 = 1.0000 Hausman test Chi2 (6) = 6.04, Prob > chi2 = 0.4186

Kết luận Chọn OLS Chọn REM Chọn REM

Như vậy, theo kết quả tổng hợp so sánh 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM ở trên có thể kết luận ước lượng theo phương pháp tác động ngẫu nhiên REM là phù hợp nhất đối với mô hình Modified Jones (1995).

b. Kiểm định giả thuyết về các hệ số của mô hình hồi quy mẫu

Kết quả từ bảng 3.6 ở trên cho thấy trong 6 biến độc lập đưa vào mô hình, kết quả phân tích hồi quy cho thấy cả 6 biến có tác động đến chất lượng lợi nhuận, trong đó 6 biến đều có mức ý nghĩa thống kê 1%. Trong số 6 biến tác động đến biến phụ thuộc (chất lượng lợi nhuận), có 3 biến có tác động thuận chiều đến chất lượng lợi nhuận đó là tính độc lập của HĐQT, tần suất cuộc họp HĐQT và sự tâp trung sở hữu cổ phần quản lý. Có 3 biến có tác động ngược chiều đến chất lượng lợi nhuận đó là quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tăng trưởng và đầu tư.

CLLN = 2.25*BINi,t + 6.026*MEETi,t + 6.841*MAOi,t – 35.59*SIZEi,t

– 201.819*LEVi,t - 25.412*GROWi,t + 727.078 Hệ số hồi quy (coefficient):

Biến BIN có hệ số 2.25; quan hệ thuận với biến phụ thuộc. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập tăng thêm 1 đơn vị thì chất lượng lợi nhuận sẽ tăng thêm 2.25 đơn vị và ngược lại.

Biến MEET có hệ số 6.026; quan hệ thuận với biến phụ thuộc. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi tần suất cuộc họp HĐQT tăng thêm 1 đơn vị chất lượng lợi nhuận sẽ tăng thêm 6.026 đơn vị và ngược lại.

Biến MAO có hệ số 6.841; quan hệ thuận với biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ % số cổ phiếu nắm giữ của BGĐ tăng thêm 1 đơn vị thì kéo theo chất lượng lợi nhuận sẽ tăng thêm 6.841 đơn vị và ngược lại, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Biến SIZE có hệ số -35.59, quan hệ nghịch với biến phụ thuộc. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi quy mô doanh nghiệp tăng thêm 1 đơn vị chất lượng lợi nhuận sẽ giảm thêm - 35.59 đơn vị và ngược lại.

Biến LEV có hệ số – 201.819, quan hệ nghịch với biến phụ thuộc. Điều này cho thấy, khi đòn bẩy tài chính tăng thêm 1 đơn vị chất lượng lợi nhuận sẽ giảm thêm – 201.819 đơn vị và ngược lại, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Biến GROW có hệ số – 25.412, quan hệ nghịch với biến phụ thuộc. Với giả định các yếu tố khác không đổi, khi sự tăng trưởng và đầu tư tăng thêm 1 đơn vị chất lượng lợi nhuận sẽ giảm thêm – 25.412 đơn vị và ngược lại.

c. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào kết quả phân tích ở trên, tác giả tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết như sau:

Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả

thuyết Nội dung giả thuyết Kì vọng Kết quả

Nhóm giả thuyết liên quan đến quản trị và kiểm soát

H1 Tỷ lệ các thành viên HĐQT không điều hành càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao.

+ +

H2 Công ty có tần suất cuộc họp HĐQT càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao.

+ +

H3 Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao.

+ +

Nhóm giả thuyết liên quan đến đặc điểm công ty

H4 Công ty có quy mô càng lớn thì thì chất lượng lợi nhuận càng thấp.

- -

H5 Công ty có tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng cao thì chất lượng lợi nhuận sẽ càng thấp.

- -

H6 Công ty có tốc độ tăng trưởng càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng thấp.

- -

Ký hiệu: +: Tác động cùng chiều, -: Tác động ngược chiều

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phân tích hồi quy)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận tại các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 66 - 73)