7. Tổng quan nghiên cứu
4.2.3. Đối với các đối tượng khác sử dụng thông tin lợi nhuận
quả nghiên cứu này để xem xét các nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty thuộc ngành xây dựng nói riêng và các ngành khác nói chung niêm yết trên TTCK Việt Nam để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn cho chính mình.
Kết quả của nghiên cứu ở trên là khá hữu ích cho nhà đầu tư và các đối tượng khác sử dụng thông tin lợi nhuận trên BCTC của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Để có các quyết định đầu tư đúng đắn, nhà đầu tư cần nắm rõ các kiến thức chung về các số liệu liên quan đến lợi nhuận, phân tích các chỉ số tài chính để nhìn nhận chính xác hơn về chất lượng lợi nhuận. Nhà đầu tư phải nắm rõ phương pháp kế toán theo cơ sở dồn tích, đây là một trong những cơ sở quan trọng đại diện cho chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo kết quả của nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố được kiểm định tại các công ty ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam đều có ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận, trong đó có 3 số nhân tố thuận chiều và 3 nhân tố ngược chiều với chất lượng lợi nhuận. Vậy nên nhà đầu tư cần chú ý đến các chỉ số liên quan đến các nhân tố này. Vì các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lợi nhuận và tính xác thực của các thông tin được niêm yết trên báo cáo tài chính. Vì vậy, các đối tượng sử dụng thông tin có thể tham khảo kết quả nghiên cứu này để đánh giá độ tin cậy của thông tin lợi nhuận giúp mình thận trọng hơn trong việc dựa vào thông tin này để đưa ra các quyết định kinh tế.Cụ thể:
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, các công ty có quy mô càng lớn thì chất lượng lợi nhuận càng thấp. Các công ty có quy mô lớn có khả năng điều chỉnh lợi nhuận để thu hút đầu tư. Vì vậy, khi đưa ra quyết định đầu tư không nên đặt quá nặng vào tiêu chí quy mô mà bỏ qua các thông số khác, khi mà số liệu lợi nhuận có khả năng bị điều chỉnh nhiều, chất lượng lợi nhuận không cao.
nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính cao dễ dẫn đến việc điều chỉnh lợi nhuận, đánh bóng các báo cáo tài chính để làm gia tăng khả năng vay mượn nợ và thường có chất lượng lợi nhuận thấp. Do vậy, nếu đánh giá về chất lượng lợi nhuận để xem xét đầu tư, nhà đầu tư cần thận trọng với số liệu lợi nhuận từ báo cáo tài chính để có thể ra quyết định tốt nhất, hạn chế rủi ro.
- Công ty có tăng trưởng và đầu tư càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng thấp. Các công ty tăng trưởng cao là những công ty có rủi ro và có khả năng thổi phồng lợi nhuận. Vậy nên các nhà đầu tư cần xem thông điệp từ kết quả nghiên cứu này để thận trọng trong đánh giá năng lực tài chính khi ra quyết định kinh doanh với các DN có tăng trưởng cao.
Ngược lại các công ty có tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao, công ty có tần suất cuộc họp HĐQT càng nhiều thì chất lượng lợi nhuận càng cao, công ty có tỷ lệ sở hữu cổ phần của BGĐ càng cao thì chất lượng lợi nhuận càng cao. Đây là những nhân tố sau khi kiểm động có tác động thuận chiều. Vậy nên các nhà đầu tư xem xét thông tin công bố trên báo cáo thường niên về cơ chế quản trị công ty để đánh giá toàn diện về tình hình hoạt động trước khi đầu tư.
4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Trong nghiên cứu này, số lượng nhân tố được đưa vào trong mô hình còn khá ít và chỉ có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận bao gồm nhóm nhân tố liên quan đến quản trị và kiểm soát, nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm doanh nghiệp. Đây cũng là một hạn chế của bài luận văn khi vẫn còn khá nhiều các nhân tố khác có thể cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận các doanh nghiệp tại Việt Nam như các nhóm nhân tố liên quan đến thị trường vốn, thực tiễn báo cáo tài chính, kiểm toán, yếu tố bên ngoài... trong đó có nhiều nhóm quan trọng, tuy nhiên, một trong những lý do tác giả
chưa đưa các nhân tố này vào mô hình kiểm định đó là khác với nghiên cứu sử dụng khảo sát quan điểm, việc sử dụng dữ liệu thứ cấp để kiểm định mô hình thì theo tác giả các nhân tố được đưa vào mô hình cần phải đo lường (lượng hóa) được.
Mặt khác, trong bài này tác giả chỉ chọn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đối với ngành xây dựng nên chưa bao quát được hết tổng thể các ngành niêm yết trên TTCK Việt Nam. Vì vậy, trong tương lai nếu có những nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng quy mô ngành hơn để có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn đối với vấn đề này.
Bên cạnh đó, trong luận văn này tác giả đã lựa chọn một mô hình đo lường đại diện để đo lường chất lượng lợi nhuận, tuy nhiên còn có nhiều mô hình đo lường khác theo các nghiên cứu trước. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai nếu thực hiện được cũng nên sử dụng các mô hình khác để đo lường chất lượng lợi nhuận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương này, dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 3, tác giả đã đưa ra những nhận xét chung về chất lượng lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các công ty thuộc ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dựa trên cơ sở những nhận xét chung này, tác giả đưa ra các giải pháp cho từng nhóm đối tượng như cơ quan quản lý, các công ty niêm yết, các đối tượng khácđể đạt được mục đích là nâng cao chất lượng lợi nhuận để tạo niềm tin cho các đối tượng quan tâm và đưa thị trường chứng khoán ngày càng phát triển bền vững.
KẾT LUẬN
Thông tin lợi nhuận của các công ty, đặc biệt là của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam được rất nhiều đối tượng sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế và phục vụ các công việc khác của các đối tượng có liên quan. Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy, chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam chưa có một sự đồng nhất, số liệu phản ánh thực trạng chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành còn rất khác biệt.
Ngoài ra, một trong những nội dung khá quan trọng thực hiện mục tiêu chính của luận văn này là kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy, các nhân tố được kiểm định đều có ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam, trong đó có 3 nhân tố tác động thuận chiều và 3 nhân tố ảnh hưởng ngược chiều. Vì vậy, theo tác giả, kết quả nghiên cứu của luận văn này và một số ý kiến mà tác giả đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học khá hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà quản trị công ty, kiểm toán viên, các nhà đầu tư, ủy ban chứng khoán Nhà nước, cơ quan ban hành chính sách... tham khảo đề từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lợi nhuận trên báo cáo tài chính các công ty niêm yết tại Việt Nam, đồng thời cũng dựa trên kết quả nghiên cứu này, các đối tượng sử dụng thông tin lợi nhuận cũng sẽ đưa ra các quyết định có liên quan một cách hiệu quả nhất.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách công ty niêm yết thuộc ngành xây dựng trên TTCK Việt Nam
STT Mã Tên doanh nghiệp Sàn niêm yết
1 ACC Công ty cổ phần Bê tông Becamex HOSE
2 BBS Công ty cổ phần VICEM Bao bì Bút Sơn HNX
3 BCC Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn HNX
4 BCI
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình
Chánh HOSE
5 BHT
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bạch
Đằng TMC HNX
6 BTS Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn HNX
7 C32 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 HOSE
8 C47 Công ty Cổ phần Xây dựng 47 HOSE
9 C92 Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492 HNX
10 CCM
Công ty Cổ phần Khoáng sản & Xi măng Cần
Thơ HNX
11 CTD Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons HOSE
12 CTI
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường
Thuận IDICO HOSE
13 CVT Công ty Cổ phần CMC HOSE
14 DC4 Công ty Cổ phần DIC số 4 HNX
STT Mã Tên doanh nghiệp Sàn niêm yết
16 DIC Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC HOSE
17 DIG
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây
dựng HOSE
18 DXG
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa
ốc Đất Xanh HOSE
19 DXV
Công ty Cổ phần VICEM Vật liệu Xây dựng
Đà Nẵng HOSE
20 GMX
Công ty cổ phần Gạch Ngói Gốm Xây dựng
Mỹ Xuân HNX
21 HBC
Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà
Bình HOSE
22 HCC Công ty Cổ phần Bê tông Hoà Cầm - Intimex HNX
23 HLY Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long I HNX
24 HOM
Công ty cổ phần Xi măng VICEM Hoàng
Mai HNX
25 HT1 Công ty Cổ phần Xi Măng Hà Tiên 1 HOSE
26 HU3 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 HOSE
27 HVX Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân HOSE
28 ICG Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng HNX
29 MCC Công ty Cổ phần Gạch ngói cao cấp HNX
30 NAV Công ty Cổ phần Nam Việt HOSE
31 NHC Công ty Cổ phần Gạch Ngói Nhị Hiệp HNX 32 NNC Công ty Cổ phần Đá Núi Nhỏ HOSE
STT Mã Tên doanh nghiệp Sàn niêm yết
33 PTC
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu
điện HOSE
34 QNC
Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng
Quảng Ninh HNX
35 SC5 Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 HOSE
36 SCJ Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn HNX
37 SCL Công ty Cổ phần Sông Đà Cao Cường HNX
38 SDN Công ty Cổ phần Sơn Đồng Nai HNX
39 SDU
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát
triển Đô thị Sông Đà HNX
40 TBX Công ty Cổ phần Xi măng Thái Bình HNX
41 TCR
Công ty Cổ phần Công nghiệp Gốm sứ
Taicera HOSE
42 THG
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền
Giang HOSE
43 TKC
Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh
Địa ốc Tân Kỷ HNX
44 TMX
Công ty cổ phần VICEM Thương mại Xi
măng HNX
45 TTC
Công ty cổ phần VICEM Thương mại Xi
măng HNX
46 TV1 Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 HOSE
STT Mã Tên doanh nghiệp Sàn niêm yết 48 VC1 Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 HNX 49 VC2 ông ty Cổ phần Xây dựng số 2 HNX 50 VC3 Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 HNX 51 VC7 Công ty Cổ phần Xây dựng số 7 HNX 52 VC9 Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 HNX 53 VCG
Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và
Xây dựng Việt Nam HNX
54 VCS Công ty cổ phần VICOSTONE HNX
55 VE9
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
VNECO 9 HNX
56 VGC Tổng Công ty Viglacera - CTCP HNX
57 VHL Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long HNX
58 VNE
Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt
Phụ lục 2. Phân tích số liệu 1. Thống kê mô tả
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Bộ Tài chính, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính an hành và công bố về “Chuẩn mực số 01”.
[2] Phan Thị Thùy Dương (2015) “Sử dụng mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: trường hợp các công ty niêm yết ở Hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
[3] Nguyễn Công Phương (2009) “Kế toán theo cơ sở dồn tích và quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp”, Tạp chí kế toán số 77&78.
[4] Nguyễn Công Phương (2007) “Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận”, Tạp chí kế toán số 12.
[5] Nguyễn Công Phương (2005) “Kế toán dồn tích và kế toán tiền”, Tạp chí kinh tế & Phát triển số 98.
[6] Trần Hùng Sơn (2012) “Đặc điểm doanh nghiệp và tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, số 14, trang 22-39.
[7] Nguyễn Thị Minh Trang (2012) “Vận dụng mô hình của DeAnglelo và Friedlan để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị”, Tạp chí Đại Học Đông Á, số 06.
[8] Huỳnh Thị Vân (2012), Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
Tiếng Anh
[9] Adams, Renee B., 2000, "The Dual Role of Corporate Boards as Advisors and Monitors of Management: Theory and Evidence.” AFA
2002 Atlanta Meetings, 50, 1-48.
[10] Alves Sandra (2014), The effect of board independence on the earnings quality: Evidence from Portuguese listed companies. AABFJ, 8(3): 23-43.
[11] Beasley, M., (1996), An empirical analysis of the relation between the board of director composition and financial statement fraud. The Accounting Review, 71, 443–465.
[12] Burgstahler, D., Dichev, I., 1997. Earnings management to avoid earnings decreases and losses. Journal of Accounting and Economics, 24, 99–126.
[13] DeAngelo, L., 1986. Accounting numbers as market valuation substitutes: a study of management buyouts of public stockholders. The Accounting Review, 61, 400–420.
[14] Dechow, P., Sloan, R., Sweeney, A., 1995. Detecting earnings management. The Accounting Review, 70, 193–225
[15] Dechow và các cộng sự (2010), Understanding earning quality: A review of the proxies, their determinants and their consequences. Journal of Accounting andEconomics, 50: 344-401.
[16] Degeorge, F., Patel, J., Zeckhauser, R., 1999. Earnings management to exceed thresholds. Journal of Business, 72, 1–33.
[17] Ecker, Frank, et al (2006), A returns-based representation of earnings quality. The Accounting Review, 81(4): 749-780.
[18] Francis, J., LaFond, R., Olsson, P. M., and Schipper, K. (2004),’Costs of equity and earnings attributes’, The Accounting Review, 79, 967-
[19] Holthausen, R. W., Larcker, D. & Sloan, R., (1995), Annual bonus schemes and the manipulation of earnings. Journal of Accounting and Economics, 19, 29-74.
[20] Jones J., (1991). Earnings management during import relief Investigations. Journal of Accounting Research, Vol. 29, pp. 193-228. [21] Lei, K., (2006), Earnings Management and Corporate Govermance In
The UK: The Role Of The Broad Of Directors And Audit Committee, s.l.: Department Of Finance & Accouting National University Of Singapore, 28, 55-75.
[22] Niu, F. F. (2006), Corporate governance and the quality of accounting earnings: A Canadian perspective. International Journal of Managerial Finance, 2, 302-327.
[23] Ohlson, James A., (1995), The theory of value and earnings, and an introduction to the Ball-Brown analysis. Contemporary Accounting Research, 8, 1-19.
[24] Peasnell, K. V., P. F. & Young, S., 2000. Board monitoring and earnings management: Do outside directors influence abnormal accruals?. British Accounting Review, 32, 415-445.
[25] Petroni, K., (1992), Optimistic reporting in the property-casualty insurance industry. Journal of Accounting and Economics, 15, 485– 508.
[26] Pratt, J., (2000), Financial Accounting in an Economic Context. 4 ed, Cincinnati, Ohio, USA: South-Western College Publishing, 75, 1-780. [27] Qinghua, W, Pingxin, W & Junming, Y., 2007. Audit committee, board
characteristics and quality of financial reporting: An empirical research on Chinese securities market. Frontiers of Business Research in China, 1(3): 385-400.
[28] Schipper, K. & Vincent, L., (2003), Earnings quality. Accounting Horizons, 17, 97-110.
[29] Yanesari, A., Gerayli, M., Ma’atoofi, A., & Abadi, A. (2012). Board characteristics and corporate voluntary disclosure: An Iranian perspective. Archives des Sciences, 64(5), 478-484.