Ban hành và thực thi pháp luật có liên quan đối với hoạt động phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 64 - 69)

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp trên địa bàn

2.3.2. Ban hành và thực thi pháp luật có liên quan đối với hoạt động phát triển

triển các Khu công nghiệp

Văn bản QPPL là cơ sở, công cụ pháp lý để QLNN có hiệu quả. Các văn bản QPPL phù hợp với thực tiễn, phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, phù hợp với nền kinh tế thị trường thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy và mở đường cho kinh tế - xã hội phát triển. Ngược lại, nếu VBQPPL ban hành không phù hợp thực tiễn, quy luật khách quan, điều ước quốc, nền kinh tế thị trường,... sẽ kìm hãm sự phát triển KT-XH của quốc gia nói chung, của một địa phương hoặc một lĩnh vực nói riềng.

Trong thời gian qua Nhà nước đã xây dựng ban hành nhiều VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy các KCN phát triển, có tác dụng rõ rệt trong công tác quản lý, thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực, phân cấp thuận lợi cho chính quyền địa phương chủ động trong quả lý hoạt động các KCN, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án và hoạt động, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cụ thể là VBQPPL liên quan về QLNN đối với KCN.

- Nghị định 36/1997/NĐ-CP ngày 24/4/1997 ban hành về quy chế KCN, KCX, KCNC. Nghị định này được ban hành nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động việc hình thành, xây dựng, phát triển KCN. Quy chế

Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao đã quy định một cách khá chi tiết về trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền quyết định thành lập một KCN; đối tượng đầu tư vào KCN; quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp KCN cũng như doanh nghiệp phát triển hạ tầng; các vấn đề liên quan đến người lao động; các vấn đề liên quan đến người lao động; quản lý tài chính và ngoại hối,...Đồng thời, quy chế cũng đã quy định nhiều chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng giảm dần sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo khung pháp lý thuận lợi hơn cho đầu tư hạ tầng KCN, đầu tư phát triển sản xất kinh doanh trong KCN.

- Luật Đầu tư 2005 thay thế cho Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước; Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế cho Luật Doanh nghiệp nhà nước ra đời, đánh dấu mốc quan trọng tiến tới mặt bằng pháp lý chung giữa đầu tư trong và ngoài nước. Luật Đầu tư có hiệu lực, theo đó, các ưu đãi về thuế được sữa đổi theo hướng quy định KCN là địa bàn ưu đãi đầu tư, dự án đầu tư trong KCN là dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn và lĩnh vực phù hợp với quy định của Luật Đầu tư.

- Ngày 22 tháng 6 năm 2006, Chình phủ đã ban hành Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định này quy đinh một số vấn đề liên quan đến đầu tư về KCN. Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã phân cấp mạnh công tác quản lý đầu tư vào các KCN cho các địa phương, theo đó, Ban quản lý thực hiện chức năng QLNN một cách toàn diện trên lĩnh vực đầu tư trong nước và nước ngoài đối với KCN (từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư đến khâu theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, thanh tra mà không bị giới hạn bởi quy mô vốn hoặc tính chất của dự án như trước). Tuy nhiên, một số vấn đề khác như: nội dung, quyền hạn, trách nhiệm QLNN đối với các KCN, KCX, KKT, đặc biệt là những vấn đề liên

quan đến Ban quản lý các KCN, KCX, KKT chưa có quy định điều chỉnh. Bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan đến ưu đãi đầu tư, thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng kinh doanh và kết cấu hạ tầng KCN chưa được quy đinh cụ thể thống nhất; thủ tục đầu tư thành lập KCN đã có trong quy hoạch chưa được quy định rõ ràng. Do vậy, quá trình triển khai đã xuất hiện những bất cập.

- Nhằm khắc phục những bất cập trên, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư vào KCN, Chính phũ đã ban hành Nghị đinh 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Nghị định đã quy đinh rõ trình tự, thủ tục thành lập, mở rộng KCN theo tinh thần đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương. Thống nhất cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, xóa bỏ mọi phân biệt đối xử, tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng và sân chơi bình đẳng đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong việc đầu xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ trong KCN. Tăng quyền tự chủ về đầu tư kinh doanh cho công ty phát triển hạ tầng, mở rộng phương thức huy động các nguồn vốn, phương thức tham gia của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật, hình thức đầu tư và hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng KCN. Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và yêu cần gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KCN với bảo vệ môi trường, phát triển bến vững và đồng bộ với việc xây dựng khu đô thị, khu dân cư, nhà ở cho công nhân, công trình dịch vị công cộng...Nghị định 29/2008/NĐ-CP ra đời tạo điều kiện pháp lý quan trọng trong việc thực hiện chương trình cải cách hành chính, hoàn thiện và chuẩn hóa mô hình tổ chức và hoạt động của Ban quản lý, thực sự tạo ra cơ chế một cửa, tại chỗ tại Ban quản lý. Điều này đã hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai, thực hiện dự án tại các KCN và rút ngắn đáng kể thời gian thực

hiện các thủ tục hành chính để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN.

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, điều chỉnh chính sách ưu đãi về tài chính đối với KCN, theo đó, quy định mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp được áp dụng chung đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các dự án đầu tư mới trong KCN và các dự án đầu tư mở rộng trong KCN sẽ không được hưởng ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật số 32/2013/QH13 sữa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014; Nghị đinh số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó: Điều chỉnh giảm mức thuế suất phổ thông từ mức 25% xuống mức 22% kể từ ngày 01/01/2014 và xuống mức 20% kể từ ngày 01/01/2016. Riêng đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01/7/2013.

- Chính phủ đã ban hành Nghị định 164/2013/NĐ-CP hoàn thiện thêm một bước khung pháp lý liên quan đến hoạt động của các KCN, KKT; bổ sung nội dung ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào KCN, KCX tại Luật số 32/2013/QH13 về sữa đổi bổ sung một số điều luật của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp... Cụ thể là: các dự án đầu tư vào KCN được miễn thuế 2 năm, giảm 50% trong 4 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế (ngoài ưu đãi theo lĩnh vực, địa bàn) trừ các KCN tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi. Ưu đãi đầu tư được căn cứ theo dự án đầu tư, thống nhất với quy định của Luật Đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong việc xác định thuế TNDN. Bên cạc đó, Luật cũng đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng, nếu đáp ứng các tiêu chí về quy mô vốn đầu tư thì được chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho

thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn giảm thuế đối với phần thu thập tăng thêm do đầu tư mở rộng.

- Quyết định số 74/2013/QĐ-TTg ngày 5/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế thí điểm chuyển đổi Công ty phát triển hạ tầng KCN hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu. Quyết định được ban hành là cơ sở, căn cứ để tiến hành chuyển đổi góp phần khắc phục những hạn chế của mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, phát huy mọi khả năng của công ty phát triển hạ tầng KCN trong việc thưc hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật; đồng thời, giảm dần sự phụ thuộc vào vốn nhà nước trong đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và tiến hành đa dạng hóa sở hữu ở những công ty này.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động của các KCN, KKT; Nhà nước đã ban hành các VBQPPL như: Luật đầu tư năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015, Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015, Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 có hiệu lực từ ngày 10/7/2018 thay thế các Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 và pháp luật chuyên ngành về đất đai, thương mại, lao động, xây dựng, thuế và một số pháp luật khác có liên quan và rất nhiều văn bản Luật khác do trung ương ban hành nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về khu công nghiệp đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp trong quá trình công hóa hiện đại hóa đất nước.

Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành một số Luật, Nghị định và các văn bản liên quan đến hoạt động của các KCN theo hướng ngày càng hoàn thiện, minh bạch, cụ thể và tính khả thi cao, đã tạo điều kiện để

quản lý hoạt động các KCN hiệu quả hơn, giúp hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý KCN. Có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư vào các KCN, KKT nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với các KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)