2.3.1. Kết quả đạt được
Hơn 20 năm thành lập, hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCN Quảng Ngãi đã không ngừng được đổi mới, tăng cường theo hướng ngày càng rõ đầu mối và thực quyền hơn, việc phân cấp quản lý nhà nước bước đầu đã có sự thay đổi về chất nên đã hỗ trợ tích cực cho quá trình hình thành, hoạt động của các doanh nghiệp KCN trên địa bàn. Về cơ bản, cơ chế “phân cấp”, “ủy quyền” đã phát huy tác động tích cực, Ban quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đã được trao nhiều quyền hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước các KCN, góp phần nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư nên đã lấy lại niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách của nước ta.
- Về tính phù hợp, khả thi của chiến lược, quy hoạch kế hoạch quản lý nhà nước các Khu công nghiệp
Ban Quản lý coi trọng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch kế hoạch quản lý nhà nước các KCN. Ban Quản lý đã xác định phát triển KCN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp cũng như phát triển nông thôn. Việc quy hoạch và xây dựng các KCN đã tạo ra sự phấn khởi, tin tưởng của các hộ sản xuất, các DN đối với chính sách phát triển kinh tế của tỉnh. Khó khăn lớn nhất là mặt bằng sản xuất cũng dần từng bước được giải quyết với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các địa phương. Các hộ sản xuất đã tích cực chủ động đầu tư
Ban Quản lý đã chủ động điều chỉnh quy hoạch cục bộ, chi tiết một số KCN nhằm phù hợp với công năng trong quá trình phát triển của KCN; chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tham gia giải quyết chồng lấn KCN, tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN phù hợp với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu; tham gia công tác quy hoạch các KCN, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, từ đó tạo điều kiện để các KCN hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thu hút đầu tư. Đặc biệt là việc xử lý nước thải trong KCN là một yếu tố rất quan trọng, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và gây ra khiếu kiện của người dân.
- Về hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và chính sách biện pháp quản lý nhà nước đối với các Khu công nghiệp
Bộ máy quản lý nhà nước Ban Quản lý đã tập trung chỉ đạo nhằm phát huy hiệu quả những KCN đang hoạt động, đồng thời xây dựng mới một số khu phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, đảm bảo sự đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng xã hội phục vụ bộ phận dân cư xung quanh KCN, người lao động trong KCN.
- Về thực hiện cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư:
Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với một số dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Ban Quản lý đã thực hiện có hiệu quả thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc xem xét thẩm tra nhu cầu sử dụng đất, điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Việc áp dụng đồng thời các thủ tục nêu trên đã giúp cắt giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ tục hành chính do nhà đầu tư không phải tiến hành lần lượt từng thủ tục liên quan đến việc sử dụng đất như quy định trước đây,...
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế hoạt động quản lý nhà đối với các Khu công nghiệp Quảng Ngãi với các Khu công nghiệp Quảng Ngãi
* Những hạn chế
Một là, những khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai quy hoạch và phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn chưa thực sự phù hợp: Từ việc xác định quy hoạch tổng thể, đến việc hình thành các KCN Quảng Ngãi đã phần nào phản ánh sự bất hợp lý giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ và địa phương, chưa tính đến tác động lan tỏa khi KCN hoạt động. Việc bố trí địa điểm xây dựng KCN chú trọng nhiều đến việc lựa chọn vị trí thuận lợi như cạnh các tuyến quốc lộ, ga tàu lửa, gần trục lộ giao thông chính tuy nhiên không tính hết đến khả năng phát triển của đô thị trong tương lai. Nguyên nhân là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển đô thị dài hạn với quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp. Vì thế nên khi đô thị mở rộng, KCN Quảng Phú đã nằm trong phạm vi nội đô, ngay sát khu dân cư tập trung và không phù hợp với chủ trương xây dựng KCN là để di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô và xa khu dân cư tập trung. Việc phân bố và quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn chưa thực sự hợp lý, KCN Quảng Phú thực chất trước đây là một cụm các nhà máy được quy hoạch lại thành KCN do vậy quy hoạch KCN này thiếu sự đồng bộ, hàng rào KCN không tách rời khỏi khu dân cư mà vẫn bị lẫn với đường đi lại của dân cư xung quanh.
Mặt khác, phát triển KCN không đồng bộ với việc đảm bảo các điều kiện cho KCN hoạt động có hiệu quả, đặc biệt là sự thiếu đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp bao gồm hệ thống giao thông ngoài hàng rào KCN, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải...và chưa coi trọng phát triển đồng
nhân, trạm y tế, khu vui chơi giải trí do vậy đã gây ra tình trạng quá tải cho khu vực xung quanh nơi đặt KCN.
Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào như xây dựng đường giao thông, hệ thống thoát nước... luôn phụ thuộc vào quy hoạch phát triển của địa phương nên luôn chậm hơn so với tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong KCN. Do vậy đây cũng là nguyên nhân làm hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào chưa đồng bộ. Hiện tại, các KCN chưa tiến hành cung cấp các dịch vụ văn hoá - xã hội và xây dựng khu nhà ở tập trung cho cán bộ, công nhân KCN thuê.
- Khó khăn lớn trong quá trình quy hoạch và xây dựng KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng cho các hộ dân, đơn vị thuộc phạm vi quy hoạch KCN. Những khó khăn này đã dẫn đến tình trạng không có mặt bằng để thi công, kéo dài tiến độ, quá trình đầu tư xây dựng công trình manh mún, làm tăng chi phí đầu tư các hạng mục công trình.
- Công tác xây dựng và phát triển KCN chỉ tập trung vào xây dựng hạ tầng cơ sở thu hút đầu tư, giải quyết việc làm mà chưa quan tâm đến thiết chế văn hóa cơ sở phục vụ đời sống sinh hoạt của người lao động trong KCN, đặc biệt là các công trình phúc lợi xã hội.
Hai là, Chính sách về quản lý Khu công nghiệp
Trong giai đoạn đầu mới thành lập, những quy định về quản lý KCN chưa hoàn thiện làm cho cơ quan có chức năng quản lý KCN gặp nhiều khó khăn. Từ khi Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, HCX, KKT được ban hành và Nghị định 164/20…/NĐ-CP ngày ….. đã làm rõ vai trò quản lý Nhà nước của BQL, xác định cơ chế giao quyền và ủy quyền về quản lý KCN và Doanh nghiệp KCN. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai thực hiện nhiệm vụ gặp một số trở ngại do chưa có quy định
số lĩnh vực cũng còn nhiều bất cập, Luật đầu tư và Luật bảo vệ môi trường còn chống chéo, về lâu dài cần phải được hoàn thiện để công tác quản lý Nhà nước đối với các KCN đi và khuôn khổ.
Ba là, công tác thu hút và quản lý đầu tư còn một số hạn chế
- Đa số các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có quy mô nhỏ, và hàm lượng công nghệ không cao. Hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra chậm; mặt dù được làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài được tiếp xúc với kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại nhưng người Việt Nam chưa đảm nhận những vị trí quản lý chuyên môn, vận hành thiết bị và chịu trách nhiệm về kỹ thuật.
- Các danh nghiệp đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện chế độ thông tin báo cáo không thường xuyên làm ảnh hưởng lớn đến việc nắm bắt thông tin về các dự án đầu tư của cơ quan Nhà nước.
Bốn là, công tác đào tạo và tuyển dụng lao động
Công tác đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động nói chung và của các doanh nghiệp trong các KCN nói riêng, tính cạnh tranh trong thu hút và giới thiệu việc làm vào các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông có trình độ chuyên môn thấp; chưa có uy tín trong việc thu hút và giới thiệu nguồn chất lượng cao.
Năm là, phân cấp, ủy quyền và chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế.
Việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KKT trong một số lĩnh vực còn chưa thực hiện đầy đủ, nhất quán do có sự không thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên nghành, chưa có các bộ ngành hướng dẫn cụ thể hoặc chủ trương phân cấp, ủy quyền chưa được địa phương quán triệt và thực hiện.
Sáu là, công tác bảo vệ môi trường, xử lý nước thải tại các KCN còn nhiều hạn chế.
Tỷ lệ các KCN, doanh nghiệp trong KCN có hệ thống xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn còn thấp so với yêu cầu quản lý về môi trường. Hệ thống văn bản pháp luật, các quy định về kiểm soát và xử lý vấn đề môi trường KCN khá nhiều nhưng vẫn chưa đủ mạnh để đảm bảo vấn đề môi trường KCN. Vấn đề quản lý môi trường còn lỏng lẻo, việc xử lý chưa nghiêm. Vẫn còn tồn tại một số điểm “nóng” về môi trường tại KCN Quảng Phú về ô nhiễm mùi do hoạt động chế biến thủy sản gây ra.
Bảy là, cải cách thủ tục hành chính tuy đã có bước chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa thật sự đồng bộ, việc giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chưa tốt. Cơ chế “một cửa, tại chỗ” tuy đã được quan tâm và thực hiện công khai đầy đủ các thủ tục hành chính nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do sự phối hợp chưa đồng bộ giữa bộ phận “một cửa” với các phòng chức năng của Ban quản lý.
* Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những tồn tại trong QLNN về các KCN có nhiều. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu:
Một là, công tác quy hoạch phát triển các KCN tuy đã được chú trọng xây dựng để định hướng phát triển, tuy nhiên quy hoạch các KCN vẫn chưa đảm bảo, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, giải phóng mặt bằng để phát triển các KCN còn nhiều bất cập.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển các KCN Quảng Ngãi chưa thực sự dựa trên những phân tích, đánh giá đúng đắn về thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả nước trong từng thời kỳ, chưa tuân thủ các quy luật
quốc tế, nên chưa khai thác được lợi thế so sánh của Quảng Ngãi với các địa phương khác;
- Nhà nước chưa thực hiện tốt giữa chính sách giá đất với các chính sách khác nhằm đảm bảo chia sẻ lợi ích giữa người bị thu hồi đất, người lấy đất và Nhà nước. Việc thống nhất đơn giá bồi thường, hỗ trợ, TĐC đối với các hộ dân cũng như tổ chức phải di dơi kéo dài. Quỹ đất bố trí tái dịnh cư hạn chế làm ảnh hưởng đến việc di dời bàn giao mặt bằng. Chính sách khuyến khích tuyên truyền vận động ngươi bị thu hồi đất giao đất còn hạn chế. Bên cạnh đó ý thức chấp hành của một số người dân, hộ gia đình chưa tốt, làm chậm bàn giao mặt bằng.
- Các chủ đầu tư hạ tầng hạn chế về vốn, năng lực nên tiến độ đầu tư hạ tầng ở các KCN còn chậm. Việc huy động của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng còn nhiều khó khăn.
Hai là, chính sách về quản lý các Khu công nghiệp
- Chưa được rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh thường xuyên, liên tục cho phù hợp thực tiễn. Việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển KCN còn chậm, thiếu sự đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Hệ thống các chính sách, pháp luật quy định về hoạt động các KCN còn chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa ràng, chồng chéo trong thực hiện.
Ba là, công tác thu hút đầu tư vào các Khu công nghiệp
- Chú trọng về số lượng, tăng tỷ lệ lấp đầy, chưa chú trọng chọn lựa chất lượng dự án, do đó đa số các dự án đầu tư có quy mô nhỏ và hàm lượng công nghệ không cao. Sự thay đổi chủ đầu tư các KCN dẫn đến khó khăn trong việc chuẩn bị kế hoạch tài chính và chuyển kinh phí thực hiện dự án của các đơn vị là chủ đầu tư.
mẫu cụ thể để yêu cầu doanh nghiệp KCN phải báo cáo nên đã gây khó khăn trong công tác tổng hợp thông tin và báo cáo.
Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế
Một phần xuất phát từ vấn đề chung của ngành giáo dục, đào tạo nhưng cũng còn do nguyên nhân từ việc thiếu quan tâm từ phía chính quyền địa phương, doanh nghiệp trong việc đào tạo người lao động địa phương.
Năm là, Việc phân cấp ủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KKT trong một số lĩnh vực còn chưa thực hiện đầy đủ, nhất quán do có sự không thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên nghành, chưa được các bộ ngành hướng dẫn cụ thể hoặc chủ trương phân cấp, ủy quyền chưa được địa phương quán triệt và thực hiện.
Ban Quản lý KCN, KKT không được giao thực hiện chức năng thanh tra như các cơ quan chuyên ngành, nên hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước không cao, nhiều trường hợp phát hiện vi phạm của các doanh nghiệp trong KCN, KKT nhưng không có chế tài xử phạt.
Sáu là, Công tác quản lý bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức
- Nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương còn hạn chế; Ý thức trách nhiện của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao. Sự thiếu chặt chẽ và không rõ ràng trong việc phân công nhiệm vụ của BQL và các ngành chức năng liên quan trong quy chế phối hợp đã tạo ra lỗ hổng trong công tác QLNN đối với các sai phạm gây ô nhiễm môi trường của một số doanh nghiệp trong KCN.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này luận văn đã làm rõ các vấn đề sau:
Luận văn đã trình bày thực trạng hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; thực trạng quản lý nhà nước đối với các KCN Quảng Ngãi