Kiểm tra,giám sát chingân sách nhànước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 66 - 70)

Song song với quá trình điều hành ngân sách quận, việc thanh tra, kiểm traquá trình thực hiện tại các đơn vị dự toán là cần thiết. Hàng năm, phòng

TC-KH quận đã tổ chức các đợt kiểm tra theo từng nội dung như kiểmtra phân bổ dự toán, kiểm tra các chương trình liên quan đến chính sách ansinh xã hội và các kiểm tratheo kế hoạch của cấp trên.

Đối với HĐND quận:về cơ bản đã thể hiện vai trò giám sát, vai trò quyết sách của mình. Thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra Nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết toánnăm của Ban tài chính và UBND các phường. Định kỳ 1 năm 2 lần HĐNDđều thành lập đoàn giám sát về công tác lập dự toán chi NSNN, công tác chấp hành và công tác quyết toán, đảm bảo công tác quản lý chi NSNN được thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Đối với UBND quận: trực tiếp chỉ đạo phòng TCKH thực hiện đúng quy trình, thủ tục khi tổ chức chi NSNN. Chỉ đạo thường xuyên tổ chức kiểm tra định kỳ việc quản lý, sử dụng ngân sách quận, đảm bảo chi ngân sách đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và đúng dự toán được giao.

Đối với Kho bạc nhà nước quận: đây là nơi kiểm soát toàn bộ các khoản chi một cách thường xuyên, tính tỷ lệ điều tiết. Hàng quý các phòng, ban, các phường đều phải lên báo cáo cân đối quý để kịp thời điều chỉnhsai sót khi xảy ra. Theo báo cáo từ Kho bạc trong 3 năm (2016-2018) trở lại đây không còn tình trạng để xảy ra chênh lệch lên đối chiếu, công tác cân đối quý được đảm bảo kịp thời.

Đối với phòng TCKH quậnthường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đối chiếu số liệu hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Tại quận Tây Hồ, các cuộc kiểm tra tài chính được tổ chức theo định kỳ một năm 2 lần và 6 tháng giữa kỳ và cuối năm vào tháng 11 hàng năm. Trước khi xuống phường kiểm tra, phòng TCKH phải xây dựng kế hoạch, quyết định thành lập đoàn (tổ) gửi xuống cơ sở để các phường trên địa bàn chủ động chuẩn bị các báo cáo cần thiết. Sau khi kiểm tra, cần ghi chép đầy đủ những

mặt được, chưa được, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, quyết toán dự toán, có thông báo bằng văn bản đến đơn vị đã kiểm tra.

Qua kiểm tra, kiểm soát các tổ sẽ rà soát, kiểm tra tình hình tài chính của các phường; quy trình, thủ tục các phường đã thực hiện, nắm bắt thuận lợi, khó khăn khi thực hiện chi ngân sách. Kiểm tra đột xuất thường diễn ra khi có sự việc xảy ra hoặc đơn thư khiếu nại đối với bộ phận nào đó hoặc theo một chuyên đề nào đó. Thực hiện nhiệm vụ này do cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra Sở Tài chính. Công an kinh tế, Ban kiểm tra Đảng… khi có vụ việc xảy ra. Khi có vụ việc xảy ra, các cơ quan phải đi thẩm tra, xác minh thông tin liên quan đến vụ việc; khi đã nắm được vụ việc cần đề hướng xử lý. Nếu thấy vụ việc đúng như trong đơn thư hay có dấu hiệu thì các cơ quan chức năng cần ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, xây dựng kế hoạch, nội dung cần kiểm tra, gửi đến các đơn vị có liên quan.

Qua một quá trình làm việc trực tiếp với các đơn vị có liên quan, qua báo cáo của đơn vị, cá nhân liên quan đến vụ việc, cơ quan kiểm tra phải đưa ra kết luận chính thức, trả lại sự công bằng cho các bên. Năm 2016 quận Tây Hồ có 3 cuộc kiểm tra đột xuất, năm 2017 có 1 cuộc liên quan đến những sai phạm của kế toán phường trong việc chi sai trong dự toán. Năm 2018 có 1 cuộc liên quan đến dự án xây dựng tuyến đường ngõ 612 Lạc Long Quân, phường Nhật Tân.

Công tác thanh tra, kiểm tra đối với cá đơn vị trực thuộc đã kịp thời pháthiện những sai sót, yếu kém trong tổ chức thực hiện, điều hành cũng như áp dụngcác chính sách tại địa phương. Cụ thể:

- Đối với công tác kiểm tra phân bổ dự toán sau khi đã được HĐND phê chuẩndự toán năm, yêu cầu đặt ra đối với các đơn vị là toàn bộ dự toán do ngân sách quận đã phân bổ từ đầu năm cho các đơn vị phải được phân bổ hết, không để lạinhững nội dung chưa được phân bổ. Tuy nhiên, thực tế một số đơn vị thực hiệnchưa kịp thời về thời gian, điều này đã được cán bộ phòng TCKH chỉ ra

vàyêu cầu trong thời gian sớm nhất phải hoàn thành việc phân bổ nguồn kinh phí theocác nội dung kinh tế, sự nghiệp theo quy định.

- Đối với công tác kiểm tra các chính sách, chế độ; cán bộ phòng TCKH phốihợp với cán bộ phòng lao động thương binh xã hội kiểm tra một số đơn vị về nội dung như chitrợ cấp thường xuyên đối tượng bảo trợ xã hội; chi mua thẻ bảo hiểm y tế; chi sựnghiệp giáo dục đào tạo...

- Đối với chi sự nghiệp giáo dục, một số đơn vị đã tổng hợp hồ sơ của đốitượng được hỗ trợ học phí với nhóm đối tượng học sinh còn chậm hoặc chi trả chiphí học tập cho học sinh chưa kịp thời, nhiều trường hợp ký nhận thay chưa đúngquy định.

- Đối với chính sách phát triển giao thông: địa phương đã thực hiệnthẩm định dự toán do tư vấn lập, song có một số nội dung thẩm định không chínhxác như: đơn giá bê tông nên đường đã bao gồm cả chi phí làm khe co, khe giảnsong dự toán thẩm định lại tính thêm mục khe co, khe giãn. Công trình không phảivận chuyển đất thừa đổ đi nhưng dự toán thẩm định vẫn tính dẫn đến giá trị côngtrình chưa chính xác.

- Đối với chi trả trợ cấp thường xuyên đối tượng bảo trợ xã hội, việc xét duyệthồ sơ một số đơn vị chưa kịp thời dẫn đến hiện tượng có những trường hợp đã mấtnhưng hồ sơ vẫn chưa được giải quyết, hoặc có những trường hợp đối tượng đãđược hưởng vào tháng 4 nhưng đến tháng 9 mớinhận hồ sơ xét duyệt. Trường hợp này tuy chỉ xảy ra ít đối với một số phường song đã làm ảnh hưởng đến chấtlượng cuộc sống của những đối tượng cần được bảo trợ của xã hội...

Đối với các sai phạm trên, cán bộ phòng TC-KH quận đã kịp thời chỉ ra vàhướng dẫn chi tiết các đơn vị thực hiện tốt hơn. Qua công tác kiểm tra, các sai phạmxảy ra ngày càng giảm, ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý ở cấp cơ sở.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 66 - 70)