Giải pháp về nâng cao năng lực tổchức bộmáy quảnlý chingân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 94 - 97)

3.2.5.1. Kiên toàn bộ máy tổ chức

- Nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính quản lý chi NSNN trên địa bàn quận. Phân định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý tài chính theo quy định (Phòng TCKH, KBNN quận). Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính xuống tận cấp phường, đảm bảo đủ năng lực. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý ngân sách phải đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có tính chuyên nghiệp cao là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ công chức phòng TC -KH, KBNN quận phải đảm bảo đủ số lượng, có trình độ chuyên môn phù hợp, có kỹ năng trong việc triển khai và hướng dẫn các nội dung quản lý chi NSNN

- Hoàn thiện quy chế làm việc của cơ quan tài chính, và quy chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý chi NSNN, nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan tài chính trong quản lý chi NSNN.

- Tăng cường phân cấp quản lý chi NSNN, phát huy tính tích cực, sáng tạo của chính quyền cấp quận và cấp phường và các phòng, ngành chức năng, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách. Tránh tình trạng chồng chép, chồng lấn trong thực hiện quy trình quản lý chi ngân sách.

- Mở rộng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý chi NSNN. Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay cần chú trọng hoàn thiện theo hướng mở rộng quyền tự chủ của địa phương trong quyết định chi tiêu. Và nên bắt đầu ở việc cho phép chính quyền địa phương tự chủ ở một mức độ thích hợp; cần cho phép quận cũng như các phường trên địa bàn quận được quyền quyết định các chế độ và định mức chi tiêu theo nguyên tắc về kỷ luật tài khóa tổng thể. Trong quá trình này, cần tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính của chính quyền địa phương.

- Vì vậy, cần tập trung tuyên truyền quán triệt trong cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính sự nghiệp về mục đích ý nghĩa của cơ chế giao khoán tự chủ biên chế, kinh phí, tránh nhận thức đơn thuần khoán kinh phí chỉ là để tăng thu nhập, từ đó các đơn vị chủ động bàn bạc, thảo luận, xây dựng các giải pháp để tổ chức thực hiện, tạo bước chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị.

3.2.5.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chi ngân sách

Để tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý chi ngân sách, các đơn vị, địa phương cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt và tnh thần trách nhiệm cao, cụ thể:

Một là,rà soát, đánh giá lại bộ máy quản lý tài chính kế toán của các đơn vị cả về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý tài chính theo hướng tnh gọn, hoạt động có hiệu quả để nâng cao chức năng tự kiểm soát của công tác kế toán. Định kỳ phải có sự kiểm tra, sàng lọc nhằm phát hiện sai sót trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của kế toán đơn vị, tùy theo mức độ có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Đối với cán bộ không đủ năng lực phẩm chất thực hiện nhiệm vụ được giao thì không bố trí làm công tác kế toán.

Hai là,tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức: - Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới,

- Khuyến khích cán bộ quản lý chi ngân sách học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ, tự học để nắm bắt kiến thức mới, những chế tài, luật định áp dụng trong sử dụng ngân sách nhà nước, cập nhật các chế độ chính sách mới nâng cao năng lực thực tiễn nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý tài chính của các đơn vị sử dụng thành thạo phần mềm kế toán và một số phần mềm ứng dụng khác tạo sự thống nhất cho công tác quản lý.

Ba là,để công tác chấp hành kỷ luật tài chính trong các đơn vị sử dụng ngân sách sớm đi vào nề nếp, cần có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh đối với cán bộ làm công tác tài chính và cán bộ lãnh đạo. Hiện nay chế độ thưởng, phạt ở các đơn vị sử dụng ngân sách có thực hiện nhưng chưa nghiêm minh, thưởng, phạt còn mang nặng tính hình thức.

3.2.5.3. Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN

Trang bị máy tính, thiết bị và phần mềm tin học cho 100% kế toán các đơn vị sử dụng ngân sách và kế toán các phường, đảm bảo cho việc ứng dụng các phần mềm kế toán, chương trình quản lý tài sản, phần mềm quản lý thu chi và quyết toán ngân sách quận; Bố trí một khoản kinh phí ổn định hàng năm để sửa chữa, thay thế trang thiết bị tin học và tổ chức tập huấn nâng cấp phần mềm đang ứng dụng đáp ứng yêu cầu quản lý hiện hành.

Lắp đặt đầy đủ hệ thống máy chủ, các máy trạm và máy in cho cán bộ công chức, viên chức cơ quan tài chính, KBNN; đảm bảo việc duy trì vận hành thông suốt hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS). Tuân thủ chặt chẽ các quy trình vận hành, chấp hành nghiêm chế độ kế toán trong điều kiện áp dụng TABMIS để phục vụ cho việc khai thác báo cáo thu chi ngân sách, phục vụ kịp thời công tác điều hành dự toán của lãnh đạo quận và quyết toán ngân sách đúng nguồn kinh phí đã phân cấp, rút ngắn thời gian tổng hợp và lập báo cáo.

Lập tài khoản của kế toán các đơn vị trên trang thông tin điện tử của quận để phổ biến, triển khai các văn bản điều hành quản lý chi NSNN, các chế độ, tiêu chuẩn định mức mới ban hành nhằm giúp đội ngũ kế toán cập nhật thông tin kịp thời để thực hiện đúng quy định hiện hành.

Tổ chức hướng dẫn và khuyến khích kế toán các đơn vị rèn luyện kỹ năng sử dung các công cụ tính toán trên hệ điều hành excel, window và khai thác thông tin qua hệ thống mạng Internet để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 94 - 97)