Hạnchế và nguyên nhân của hạnchế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 72 - 80)

2.3.2.1. Hạn chế

Một là,đối với công tác lập, phân bổ dự toán.Chất lương lập dự toán

chưacao, chưa đánh giá hết các yếu tố tác động đếnchi ngân sách vì thế gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành ngân sách, cụ thểnhư sau:

- Các đơn vị lập dự toán còn chậm, dẫn đến việc tổng hợp dự toán ngân sách quận chưa đảm bảo thời gian quy định.

- Đối với chi thường xuyên, căn cứ để xây dựng định mức chi thiếu cơ sởkhoa học vững chắc, còn mang tình bình quân, nên để xảy ra tình trạng phân bổnguồn lực không hợp lý dẫn đến quản lý chi NSNN chưa gắn với mục tiêu, chưakhuyến khích đơn vị sử dụng tiết kiệm nguồn kinh phí được giao. Các định mức chiphần lớn căn cứ theo dân số, đơn vị hành chính, được giữ ổn định mà chưa xem xétđến tình hình KT-XH và các yếu tố đặc thù.

- Việc giao dự toán chưa sát đúng với thực tế, hầu hết mới chỉ là phần kinh phítự chủ, kinh phí chi thường xuyên nên phải bổ sung từ quỹ dự phòng, nguồn kết dư,nguồn tăng thu cho các đơn vị khi có nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán.Từ đó đã tạotính ỷ lại khi tổ chức lập dự toán, đồng thời hình thành cơ chế “xin – cho”,cũng nhưchưa khuyến khích được việc thực hiện dự toán tiết kiệm của các đơn vị sử dụngngân sách, gây áp lực cho ngân sách hàng

năm.Ngoài ra việc lập dự toán chi sự nghiệp một số nội dung chưa sát đúng thực tếdẫn đến điều chỉnh dự toán.Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm xây dựng chưa chặt chẽ, một sốtrường hợp chưa đảm bảo quy định, hiệu quả đầu tư thấp vì thế gây thất thoát, lãngphí. Việc bố trí vốn còn dàn trải, phân tán.

Hai là,đối với công tác chấp hành dự toán.

- Đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên, do việc phân bổ chưa sát hợp vớinhu cầu chi nên dẫn đến việc phải điều chỉnh, bổ sung ngân sách hàng năm.

- Tình trạng lãng phí chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ biến thểhiện ở việc tổ chức hội nghị, lễ hội, kỷ niệm, tiếp khách còn phô trương, hìnhthức;không đúng tiêu chuẩn định mức quy định

- Sử dụng nguồn dự phòng không đúng, theo quy định chỉ được dùng để chicho các nhiệm vụ cấp bách như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn… Tuynhiên do nhu cầu chi thường xuyên chưa cân đối đủ nên quận vẫn phải dùng nguồnnày để bổ sung cho các nhiệm vụ thường xuyên củaBa là, về công tác kiểm soát chi NSNN cấp quận

-Trong chi thường xuyên, việc thanh toán dựa trên bảng kê chứng từ của đơnvị tạo sơ hở trong việc lập hồ sơ, chứng từ không đúng quy định để rút tiền từKBNN. Việc thẩm định dự toán chi bằng lệnh chi tiền của phòng TCKH chưa chitiết, chủ yếu là cấp theo đề nghị của đơn vị, vì vậy nhiều khoản chi chưa được kiểmsoát chặt chẽ theo định mức, tiêu chuẩn hiện hành.

Bốn là, về công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán đơn vị dự toán chưa cao.

- Thời gian thẩm tra, duyệt quyết toán còn chậm, đôi khi còn mang tính hìnhthức, chưa kiên quyết xuất toán những khoản chi sai chế độ, thiếu điều kiện đểthanh toán;

- Việc kiểm tra, đôn đốc xử lý các kiến nghị của cơ quan tài chính còn có sựnể nang, ngại va chạm.

- Một số khoản chi sai phạm đã được phát hiện nhưng các đối tượng khôngthực hiện qua nhiều năm chưa có biện pháp để xử lý triệt để. Chưa kết hợp thanh travới việc phân tích hiệu quả sử dụng NSNN để tham mưu các giải pháp nâng caohiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách.

- Báo cáo quyết toán của các các cơ quan, đơn vị thường chưa đảm bảo vềthời gian, biểu mẫu quyết toán, có trường hợp số liệu không khớp đúng giữa tổnghợp và chi tiết, giữa các kỳ kế toán trong năm tài chính, việc phản ánh các nhiệm vụvào báo cáo tài chính chưa toàn diện, chưa đúng nội dung kinh tế phát sinh.Thời gian chấp hành chế độ báo cáo chưa kịp thời vì vậy việc tổng hợp báocáo ngân sách quận chưa đảm bảo yêu cầu về thời gian. Việc thuyết minh, phântích nguyên nhân tăng giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu năm cũngchưa được đầy đủ.

- Công tác xét duyệt quyết toán chi NSNN cũng mới chỉ căn cứ đến các tiêuchuẩn, định mức chế độ có sẵn để xác định số liệu phát sinh trong năm mà chưaphân tích đến hiệu quả của số kinh phí đã sử dụng nhằm rút ra những bài học kinhnghiệm cho việc xây dựng các định mức chi ngân sách và nâng cao chất lượngquản lý sử dụng ngân sách.

Năm là, công tác thanh tra, kiểm tra. Chưa thực sự quyết liệt, chỉ mới dừng

lại ở mức phát hiện và xử lý các saiphạm về tài chính mà chưa có kiến nghị về sửa đổi những tồn tại, hạn chế cũng nhưcác bất cập của cơ chế chính sách.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

+ Các quy định của nhà nước trong việc điều hành ngân sách cũng như các văn bản chỉ đạo của cấp trên trong khâu lập dự toán chi ngân sách còn nhiều bất cập, chưa khoa học, còn phụ thuộc rất nhiều và các văn bản chỉ đạo điều hành hàng năm của cấp trên, mặt khác chưa có các quy chế về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm.

+ Các đơn vị lập dự toán kế hoạch chi ngân sách hàng năm theo hướng tăng dần còn các đơn vị xét duyệt ngân sách lại căn cứ vào dự báo nguồn thu

ngân sách của năm kế hoạch nên dẫn đến tình trạng bên chi tiêu luôn có nhu cầu tài chính còn bên quản lý nguồn lực chịu áp lực bởi nguồn thu điều này sẽ dẫn đến tình trạng thỏa hiệp, dễ dẫn đến tình trạng ban phát từ phía các cấp lãnh đạo.

+ Các hướng dẫn về đánh giá việc chấp hành dự toán chi ngân sách còn lỏng lẻo; các quy định về thanh tra, kiểm tra, công khai chấp hành ngân sách chưa đầy đủ, kịp thời; cơ chế thưởng, phạt đối với việc tuân thủ hay không tuân thủ các quy định về chấp hành dự toán ngân sách cũng không rõ ràng.

+ Chế độ chính sách của nhà nước về xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập, một số văn bản hướng dẫn còn ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế do đó khi triển khai thực hiện còn gặp khó khăn. Trách nhiệm thẩm định thiết kế cơ sở không được phân định rõ ràng; một số định mức nhà nước ban hành chưa phù hợp với thực tế; định mức chi phí tư vấn thiết kế theo tỷ lệ % chi phí còn bất cập, tư vấn thường chọn phương án chi phí lớn nhất gây nên lãng phí.

+ Do luật NSNN chưa quy định rõ trường hợp thực hiện kiểm toán thì kiểm toán nhà nước phải gửi báo cáo kiểm toán NSNN tới HĐND trước kỳ họp, để cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức này trước khi xem xét, phê chuẩn. Luật cũng không quy định cụ thể là phải xử lý xong các sai phạm được phát hiện trước khi trình HĐND.

+ Một số quy định trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu, công tác kiểm soát vốn đầu tư chưa đầy đủ, cụ thể. Chẳng hạn:chưa quy định về thủ tục, cách lập hồ sơ thanh toán đối với trường hợp đơn vị trúng thầu là liên danh; chế độ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, giá đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí ban quản lý dự án chưa được quy định cụ thể; một số công việc trong quy hoạch, chuẩn bị đầu tư chưa có định mức, đơn giá; chưa có quy định cụ thể về việc kiểm soát thanh toán đối với các gói thầu có giảm giá theo như giảm giá hoặc có hiệu chỉnh do sai sót; khối lượng xây lắp hoàn

thành và khối lượng phát sinh của các gói thầu thực hiện theo phương thức hợp đồng có điều chỉnh giá.

+ Áp dụng cứng nhắc mô hình lập ngân sách truyền thống hàng năm, tầm nhìn ngắn, thiếu chủ động nên chưa dự trù được nguồn lực dành cho khu vực công cho mỗi giai đoạn trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như các mục tiêu cần phải đạt được để phân bổ ngân sách, song các nguồn lực này thường bị chi phối bởi mục tiêu đặt ra hơn là dựa vào các cơ sở khách quan của nền kinh tế địa phương. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh đổi, thực hiện ưu tiên hóa chưa được thực hiện một cách hiệu quả.

+ Các cơ quan ban ngành, địa phương phải đối mặt với mâu thuẫn là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn thì có nhưng không xây dựng một khung chi tiêu trung hạn hay ngân sách nhiều năm, do đó không rõ các nguồn tài trợ như thế nào nên không thể phân tích, đánh giá, lựa chọn các dự án, đề án chi tối ưu cho một giai đoạn một cách có hiệu quả.

+ Thành phố chưa ban hành quy định về định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc để các đơn vị căn cứ thực hiện cũng như việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước về quản lý tài chính tài sản chưa được quan tâm đúng mức.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị chưa quan tâm chỉ đạo các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, nhất là các dự án có tính chất chiến lược của quận.

+ Năng lực, trình độ quản lý, điều hành ngân sách từ cơ quan quản lý về mặt hành chính đến các đơn vị sử dụng ngân sách của quận còn nhiều bất cập, hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu của các khâu quản lý ngày càng cao cả về việc thực hiện các quy trình thủ tục và quản lý chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án trong điều kiện quy mô vốn đầu tư ngày càng tăng nhanh. Năng lực của một số chủ

đầu tưu, Ban Quản lý dự án còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là các chủ đầu tư không có Bản quản lý dự án chuyên nghiệp.

+ Sự phối hợp giữa các phường trong quá trình quản lý đầu tư có lúc, có nơi chưa thực sự nhịp nhàng. Theo phân công, phân cấp, công tác phê duyệt thiết kế, bản vẽ thi công, tổng dự toán và lựa chọn nhà thầu do chủ đầu tư quyết định những công tác báo cáo, thực hiện giám sát đầu tư gửi các cơ quan chức năng chưa đảm bảo chất lượng và đúng yêu cầu.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa được quan tâm đúng mức, khi phát hiện những sai sót việc làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và xử lý chưa nghiệm. Công tác giám sát đánh giá đầu tư, việc theo dõi, đánh giá hiệu quả dự án đang còn xem nhẹ.

+ Chưa nghiên cứu một cách có khoa học để ban hành các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chi NSNN gắn với kết quả đầu ra của quận. Các chế tài cụ thể để xác định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, tập thể để xảy ra sai phạm trong quyết toán chi ngân sách

+ Việc thông báo kế hoạch vốn đầu tư thành phố và quận còn chậm: kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là một trong những căn xứ để KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, để chủ đầu tư và nhà thầu triển khai kế hoạch như giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu thầu, thi công, mua sắm thiết bị…

Tuy nhiên trong xây dựng dự toán ngân sách các đơn vị dự toán cấp quận và UBND các phường chưa tính toán đầy đủ các nội dung chi trong năm. Chính vì vậy số liệu xây dựng dự toán thường khó thực hiện trong năm. Hơn nữa theo quy định thời gian lập dự toán đối với các cơ quan, đơn vị dự toán được thực hiện vào tháng 6 hàng năm; vì vậy có một số cơ quan, đơn vị dự toán chưa hình dung rõ các nhiệm vụ chi cho năm sau do kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là nhiệm vụ triển khai theo các văn

hành sau thời gian lập dự toán dẫn đến công tác lập dự toán chưa chính xác thực tế, trong năm thực hiện thường phá vớ dự toán hàng năm.

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở những lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cấp quận đã được trình bày ở chương 1, chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại quận Tây Hồ giai đoạn từ 2016 - 2018, cụ thể:

- Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội của quận Tây Hồ những năm vừa qua.

- Với nguồn số liệu có tính chất thống kê tình hình chi NSNN của quận Tây Hồ trong đó đi sâu phân tích nội dung tổ chức bộ máy, lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán chi NSNN cũng như kiểm tra, giám sát công tác chi NSNN, chương 2 đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý chi NSNN tại quận Tây Hồ

- Từ đánh giá thực trạng công tác lập, chấp hành và quyết toán chi NSNN, luận văn đã khái quát những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý chi NSNNtại quận Tây Hồ giai đoạn 2016 - 2018, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây là cơ sở để luận văn đề ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại quận Tây Hồ trong thời gian tới.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊUVÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẬN TÂY HỒ,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 72 - 80)