Tăngcường tính công khai, minh bạch; kiểmtra chặtchẽ việcquản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 91 - 94)

Công khai và minh bạch là 2 khái niệm gần nhau nhưng không đồng nhất.Công khai là đảm bảo thông tin được chia sẻ. Minh bạch là đảm bảo sự rõ ràng,không chỉ đáp ứng được tính công khai mà còn đảm bảo khả năng tiếp cận được thông tin. Muốn có minh bạch thì mức độ công khai phải đầy đủ, rõ ràng. Côngkhai, minh bạch luôn gắn liền với trách nhiệm, vì có trách nhiệm

mới có xuhướng công khai và đảm bảo các điều kiện cho công khai, minh bạch.

Công khai, minh bạch là nguyên tắc cơ bản của quản lý NSNN nói chúng và quản lý chi NSNN nói riêng. Nghị địnhsố 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN 2015đã dành riêng ra Chương 6 ”Công khai NSNN, giám sát của cộng đồng vềNSNN’’ để quy định chi tiết về vấn đề này.Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý chi NSNN tại quận Tây Hồ hiện nay vẫn tồn tại những quan hệmang tính chất xin - cho; còn những biểu hiện quan liêu, cửa quyền, lợi dụng vịtrí công tác phục vụ lợi ích cá nhân. Do đó, việc nâng cao tính công khai, minhbạch trong hoạt động quản lý chi NSNN là mộtyêu cầu cấp bách hiện nay.Biện pháp nhằm tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý chi NSNN tại quận Tây Hồ bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường hoạt động chất vấn, thảo luận, tham vấn công chúng và hình thành cơ chế phản hồi, trao đổi, chia sẻ thông tin khi xây dựng dự toán và phân bổ chi ngân sách. Để tăng hiệu quả quản lý chi NSNN, cần thúc đẩy và tạo các cơ chế mở nhằm tăng cường các không gian công cộng, khuyến khích các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham gia trao đổi, thảo luận trong thời gian chuẩn bị và thảo luận kế hoạch chi ngân sách cũng như chất vấn tại các buổi điều trần công khai về quyết toán, đánh giá hiệu quả chi tiêu ngân sách. Ngoài ra, nâng cao chất lượng thông tin của báo cáo ngân sách dành cho công dân để tạo điều kiện không chỉ cho những người làm trong lĩnh vực tài chính - ngân sách mà những người dân quan tâm có thể tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

Thứ hai, tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện tốt Luật Tiếp cậnthông tin. Ngày 06/4/2016, Quốc hội đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin (có hiệulực từ ngày 01/7/2018). Luật này quy định về việc thực hiện quyềntiếp cậnthông tin của công dân, nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện

quyền tiếp cậnthông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyềntiếp cận thông tin của công dân.

Luật Tiếp cận thông tin đã được xây dựng theo cả hai hướng: (1) Nhànước có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho công dân để công dân có thể tiếp cậnthông tin một cách dễ dàng và chủ động; (2) Công dân yêu cầu cơ quan nhà nướccung cấp những thông tin mà họ quan tâm. Tuy đây là hai hướng khác nhaunhưng đều thể hiện nguyên tắc nhất quán, đó là các cơ quan nhà nước có tráchnhiệm cung cấp thông tin và công dân có quyền yêu cầu từ phía các cơ quan nhànước. Luật đã xác định rõ những loại thông tin nào thuộc danh mục bí mật,những thông tin nào thuộc loại cấm. Công dân có thể tiếp cận được mọi thông tinmà họ cần ngoài danh mục cấm để tham gia và giám sát hoạt động của các cơquan nhà nước. Đồng thời công dân cũng phải có nghĩa vụ tuân thủ quy định củapháp luật về tiếp cận thông tin; không làm sai lệch nội dung thông tin đã đượccung cấp; không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặccủa người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý chi NSNN của quận Tây Hồ. Ở nhiều nước, công nghệ thông tin được coi là công cụ hữu hiệu để hạnchế tham nhũng, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan nhànước. Ứng dụng công nghệ thông tin có thể được thực hiện thông qua các khíacạnh sau: (1) Cung cấp các loại thông tin của chính quyền cho công dân, các nhàdoanh nghiệp ngay tại cổng internet; (2) Trao đổi thông tin giữa chính quyền vàcông dân, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức khác thông qua mạng dưới hìnhthức: email; đường dây nóng quainternet; (3) Cung cấp các loại dịch vụ hànhchính, pháp lý cho công dân, doanh nghiệp.

Thứ tư,phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông đại

chúng.Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tảithông tin tới các cá nhân trong xã hội, tạo diễn đàn tranh luận cho công

thời gópphần định hướng dư luận. Do đó, các phương tiện truyền thông đại chúng là mộtcông cụ quan trọng để người dân có thể tiếp cận thông tin của các cơ quan nhànước một cách chính xác và khách quan nhất. Bằng các hoạt động của mình, cácphương tiện truyền thông có thể gây áp lực thông qua dư luận để thúc đẩy nhanhtiến trình và nội dung minh bạch hóa hoạt động quản lý chi NSNN của quận Tây Hồ.

3.2.5. Giải pháp về nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 91 - 94)