Quanđiểm và mụctiêu hoàn thiện quảnlý chingân sách nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 80)

nước tại quận Tây Hồ đến năm 2025

3.1.1. Quan điểmhoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước quận Tây Hồ đến năm 2025

Việc hoàn thiện quản lý chi NSNN của quận Tây Hồ trongthời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý chi ngân sách trên địa bàn quận Tây Hồ

phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, Quận uỷ, UBND quận Tây Hồnhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triểncủa quận trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thứcvà cơ hội.

Thứ hai, quản lý chi NSNN quận phải tuân thủ khuôn khổ pháp lýthống

nhấtcho cả nước và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Việc quán triệttinh thần, nội dung của Luật NSNN, của chủ trương cải cách hành chính nhànước, nhất là cải cách thủ tục hành chính và tài chính công của Chính phủphải được quận coi trọng và tập huấn để mọi cán bộ quản lý tài chính công ởđịa phương hiểu và làm đúng. Trong khuôn khổ được phân cấp (nhất là trongkhoán chi hành chính và ổn định ngân sách địa phương trung hạn…) UBND quận Tây Hồ cần kịp thời xây dựng và ban hành các chính sách, cácvăn bản, các định mức phù hợp với thực tế của địa phương. Trong điều kiệncó thể, hạn chế tối đa tình trạng linh hoạt trong quản lý chi NSNN,tránh tùytiện khi duyệt và giải ngân các khoản chi.

Thứ ba, quản lý chi NSNN quận phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xãhội

caotrong việc sử dụng NSNN.NSNN là nguồn tài lực quan trọng, là tài sản donhân dân đóng góp, nên yêu cầu sử dụng có hiệu quả kinh tế xã hội cao chẳngnhững là yêu cầu tất yếu của quản lý mà còn là nguyện vọng của toàn dân. Đểthực hiện tốt quan điểm này cần phải:

Các định hướng chiến lượcphải chuyển hoá thành các chương trình kinh tế, các dự án đầu tư. Việc lựachọn các dự án đầu tư đưa vào kế hoạch đầu tư hàng năm phải trên cơ sởthẩm định nghiêm túc, xuất phát từ tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Quá trình sử dụng ngân sách phải được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, phát hiện kịp thời những hiện tượng tiêu cực, lãng phí. Cần có hệ thống tiêuchuẩn đánh giá việc sử dụng ngân sách tiết kiệm. Đặc biệt phải sử dụng cácmô hình khoán chi phù hợp nhằm thúc đẩy địa phương hay từng đơn vị dựtoán vì lợi ích của mình mà tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách.

Thứ tư, bảo đảm sự rõ ràng, minh bạch và sự công bằng. Sự rõ ràng,

minhbạch trong phân công trách nhiệm, quyền hạn là một đòi hỏi khách quan, xuấtphát từ hiệu quả, hiệu lực của quản lý. Do vậy cần phải phân định rõ tráchnhiệm, quyền hạn của các chính quyền địa phương. Phân định rõ nội dungquyền hạn, trách nhiệm của từng cấp trong từng khoản chi ngân sách và tươngquan giữa nhiệm vụ chi và nguồn thu. Nếu lấy nhiệm vụ và quyền hạn chi làmchuẩn, thì nguồn thu được giao phải tương xứng. Tránh tình trạng thu thừa màkhông có quyền chi, số thừa cũng không có quy định giải quyết ra sao. Quyđịnh rõ tỷ lệ điều tiết và nhiệm vụ chi trong thời kỳ ổn định. Vấn đề côngbằng giữa các địa phương cũng cần làm rõ từ nhận thức cho đến thực tiễn.

Thứ năm, quản lý chi NSNN hướng đến thực hiện thành công các mục

vụpháttriển kinh tế - xã hội của HĐND quận, nhằm thực hiện tốt các mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với trình độ phát triển của thành phố trong điềukiện kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế.

Trong thời gian tới cầnđổi mới chi NSNN tại quận Tây Hồ theo hướng nâng cao hiệu quả cáckhoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tưphát triển để thực hiện thắng lợi các mụctiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra. Coi trọng hiệu quả các khoản chi ngân sách, xácđịnh các nội dung trọng tâm cần đầu tư các khoản chi ngân sách, với quanđiểm nhận thức "chi để mà thu", "chi vào đâu để nguồn thu được sinh sôi nảynở ". Vấn đề quan trọng nhất ở quận Tây Hồ chủ yếu không phải làtìm mọi cách để tăng chi mà là phải quản lý chi ngân sách như thế nào để tăngthu, tạo điều kiện môi trường cho sản xuất phát triển, rút ngắn khoảng cáchgiữa người giàu người nghèo, phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội.

Thứ sáu, quản lý chi NSNN phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy quản

lý chi ngân sách và nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ làmcông tác quản lý chi ngân sách.Hình thành bộ máy quản lý chi NSNN đủ sứcgiải quyết các vấn đề phức tạp để chi NSNN vừa đúng chế độ, vừa hoàn thànhcác mục đích đặt ra là nhiệm vụ khó khăn. Quận cần khéo kết hợp các cơquan quản lý tài chính với Kho bạc và đối tượng thụ hưởng NSNN để tinhgọn bộ máy quản lý, đồng thời đáp ứng các nhu cầu quản lý phức tạp cáckhoản chi NSNN.

Đi đôi với bộ máy quản lý đa năng, tổng hợp, cần tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý vững về lý luận, thành thạo về mặt nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức để giảm thiểu các sai phạm trong quản lý chi NSNN trên địa bàn quận.

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước quận Tây Hồ đến năm 2025 Hồ đến năm 2025

Ngân sách quận là cầu nối đảm bảo mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước vớinhân dân. Quản lý ngân sách cấp quận hiệu quả là điều kiện tiên quyết

giúp đưa cácchủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước và chính quyền các cấp vào thực thitrong đời sống.

Trước đây, mục tiêu quản lý chi NSNN là quản lý chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo tất cả các khoản chi NSNN đều đúng pháp luật được kiểm soát kỹ trước, trongvà sau khi xuất quỹ. Hiện nay mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chiNSNN là tạo ra động cơ cho việc phân bổ, quản lý và sử dụng tài chính tốt hơn.

Mục tiêu quản lý chi NSNN quận Tây Hồ thời gian tới là khắc phụcnhững nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lựctài chính theo các chuẩn mực hiện đại, phải hướng tới mục tiêu phát triển KT-XH địaphương. Trong khi ưu tiên các lĩnh vực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế mỗi giaiđoạn, quản lý chi NSNN cần phải đứng trên mục tiêu phát triển KT-XH sử dụng tốiưu nguồn lực được phân bổ để ổn định và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, việchoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn cần đảm bảo nguyên tắc thiếtthực, hiệu quả trong chi tiêu ngân sách. Công tác tổ chức, điều hành chi ngân sáchphải đảm bảo trong dự toán được giao, chi đúng tiêu chuẩn, chế độ và định mứchiện hành của nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Tây Hồ

3.2.1. Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy định, hướng dẫnthực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Tây Hồ dẫnthực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Tây Hồ

Trong điều kiện Luật NSNN năm 2015 và Luật đầu tư công mở rộng phâncấp quyền chủ động cho chính quyền địa phương trong dự toán và điều hành NSĐPtrung hạn, xây dựng kế hoạch đầu tư công 5 năm, quận Tây Hồ cần rà soát lại hệthống chính sách, định mức đã ban hành để điều chỉnh theo các hướng sau đây:

phân bổ,giao dự toán, điều hành dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách phải đúng luậtNSNN.

- Để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, trong quá trình quản lý điều hànhchi ngân sách cần ban hành kịp thời các Chỉ thị về tăng cường quản lý ngân sách,yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các nội dung quan trọng, như đẩy mạnh thực hiệngiao khoán kinh phí, thực hiện cải cách thủ tục hànhchính, áp dụng các tiêu chuẩnISO 9001-2015, công khai minh bạch, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm.

Phòng TC -KH quận kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành cácchỉ thị,văn bản hướng dẫn để cụ thể hóa các quy định của cấp trên trong công tácquản lý tài chính đồng thời phổ biến và triển khai những nội dung quan trọng,cấpthiết nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.

3.2.2. Nâng cao công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị hưởng ngân sách, cơ quan tài chính và nhà đầu tư sách cho các đơn vị hưởng ngân sách, cơ quan tài chính và nhà đầu tư

3.2.2.1. Hoàn thiện quản lý lập dự toán chi NSNN

Để nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi NSNN của các đơn vịthụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và UBND các cấp trên địabàn quận, các đơn vị dự toán NSNN phải xây dựng dự toán sát với nhu cầuthực tế của địa phương để cấp thành phố có thể tìm cách phân bổ ngânsách trongthẩm quyền và giới hạn ổn định NSNN trung hạn cho hợp lý hơn, sao cho cóthể ưu tiên phân bổ tối ưu các nguồn lực tài chính được phân cấp cho nhữngmục tiêu và nhiệm vụ trọng yếu của địa phương.

Đồng thời, tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống các định mức phânbổ và sử dụng ngân sách hiện hành. Để đảm bảo phục vụ cho thời kỳ ổn định ngân sách (2020- 2025) quận Tây Hồ cần phải bổ sung, hoàn thiện lại hệ thống địnhmức phân bổ cho sát hợp với thực trạng nền kinh tế cũng như chính sách mớicủa Nhà nước. Cụ thể là:

- Rà soát lại hệ thống định mức phân bổ và sử dụng NSNN hiện hành.Trong quá trình rà soát, cần xóa bỏ những văn bản chế độ do quận

banhành đã lỗi thời không phù hợp với thực tế, ban hành các định mức, chế độ tàichính mới trong thẩm quyền được phép.

- Bổ sung, sửa đổi lại hệ thống định mức phân bổ còn chưa phù hợp,qua thực hiện có nhiều bất cập. Hệ thống này phải đảm bảo nhiệm vụ chi,thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở từng địaphương trong quận, không làm giảm tổng chi ngân sách địa phương. Đồngthời phải đáp ứng yêu cầu của Luật NSNN nhằm phân bổ công bằng, hợp lývà công khai các khoản chi NSNN. Các tiêu chí xây dựng định mức phải cụthể, rõ ràng, dễ tính toán, dễ kiểm tra hơn nữa. Bổ sung thêm các tiêu chí xâydựng định mức cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng bước chuyển quản lý ngân sách theo đầu vào sang quản lý ngân sáchtheo đầu ra. Trước mắt cần:

+ Tính toán lại định mức phân bổ dự toán có giãn cách hợp lý không đểtình trạng phân bổ cơ quan có ít biên chế hơn được phân bổ dự toán cao hơnnhư hiện nay.

+ Nâng định mức chi quản lý hành chính cho cấp phường để thúc đẩy thựchiện giao tự chủ tài chính đối với cấp phường. Ngoài ra, định mức phân bổ mớiphải đáp ứng đầy đủ yêu cầu coi ngân sách cấp phường là một bộ phận của NSNN,định mức chi từng lĩnh vực của ngân sách địa phương sẽ bao gồm cả chi củacác lĩnh vực đó ở ngân sách cấp phường.

3.2.2.2. Coi trọng quản lý chấp hành chi NSNN

Về chi thường xuyên: Tăng cường tính chủ động trong việc thực hiện cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm vể tài chính của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nghiêm túc việc khoán chi hành chính hướng dẫn các đơn vị chấp hành tốt định mức, chế độ chi ngân sách, tiết kiệm chi hội họp, hạn chế chi mua sắm, trang thiết bị, khi chưa thực sự cần thiết nhằm tránh lãng phí ngân sách, cũng như phát sinh dự toán.

Về chi đầu tư phát triển: Tăng cường hướng dẫn các chủ đầu tư tuân thủ quytrình hồ sơ thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, định mức, chế độ và đơn giá, tránh điều chỉnhđịnh mức, chế độ làm mất thời gian triển khai dự án, đồng thời làm tốt công tácthẩm định thiết kế dự toán, thẩm định đấu thầu... nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư,nâng cao hiệu quả trong dự án. Thực hiện phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm trong mọi cơ quan, tổ chức chi NSNN quận Tây Hồ. Thực hiện nghiêm quy địnhcủa luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vàcác văn bản dưới luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả chương trình thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do UBND quận Tây Hồ ban hành. Tích cực giáo dục, tuyên truyền, đấu tranhphê bình về lĩnh vực này nhằm tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thứccủa từng đơn vị, từng cán bộ công chức của quận, khuyến khích và gây áplực để họ sử dụng NSNN tiết kiệm. Do đây là một việc khó, nên quận cầnđầu tư sự chỉ đạo và nhân lực có khả năng làm gương trước. Hết sức tránhviệc tuyên truyền vận động suông.

Phải thiết kế phương thức thực hiện thựcchất. Trước mắt thực hiện tiết giảm ngay các khoản chi hành chính chưa cầnthiết và mang tính phô trương, hình thức như chi cho tổ chức kỷ niệm cácngày lễ, ngày thành lập ngành, chi liên hoan gặp mặt cuối năm, chi tiếpkhách, tham quan...

Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc trong các cơ quan hành chính. Huyện cần nghiêncứu ban hành quy định liên quan đến lĩnh vực này nhằm tăng cường phân cấpcho các đơn vị đi đôi với tăng cường trách nhiệm. Nên gắn việc đánh giáthành tích của cá nhân, đơn vị với việc nâng cao hiệu quả sử dụng các khoảnchi thường xuyên của NSNN, sử dụng tiết kiệm tài sản công. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị với hiệu lực, hiệu quả quản lý, sửdụng kinh phí thường xuyên của Ngân sách. Đồng thời có quy định nếu

lãnhđạo tổ chức nào sử dụng sai mục đích gây lãng phí hoặc có hành vi tiêu cựcthì phải bị xử lý một cách đúng mức, từ xử phạt hành chính đến truy tố trướcpháp luật. Hàng năm quận cần tổng kết hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụngcác khoản chi thường xuyên để có biện pháp khuyến khích và xây dựng môhình quản lý chi thường xuyên có hiệu quả.

3.2.2.3. Hoàn thiện quản lý quyết toán chi NSNN

Công tác quyết toán chi NSNN của quận Tây Hồ còn mangtính hình thức, số liệu quyết toán tổng NSNN chỉ là sự tổng hợp báo cáo từ cơsở. Do vậy, cần xây dựng quy trình quyết toán NSNN theo hướng:

Một là, quyết toán chi NSNN phải tuân thủ nguyên tắc quyết toán từdưới lên. Đối với từng cấp phải có một cơ quan chịu trách nhiệm về phê duyệtquyết toán chi tiết theo từng mục chi và quyết toán theo từng chứng từ chitiêu của đơn vị. Trong công tác quyết toán và kiểm tra quyết toán nhất thiếtphải có sự phối hợp thông tin giữa cơ quan quản lý và cơ quan cấp phát.

Thựctrạng theo số thực chi được chấp nhận theo quy định, không quyết toán theosố chuẩn chi hoặc số cấp phát. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ,sai tiêu chuẩn định mức chi tiêu.

Hai là, phải thống nhất các chỉ tiêu thống kê, mẫu báo cáo và biểu mẫuquyết toán thống nhất từ dưới lên. Các chỉ tiêu, báo biểu này phải phù hợp vớiquá trình lập và chấp hành chi NSNN.

Ba là, tăng cường kỷ luật tài chính trong công tác lập báo cáo định kỳ và quyếttoán NSNN. Các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, cơ quan tài chính cấp dưới chậm nộp báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo th ời gian quy định thì cơ quan tài chính có quyền áp dụng một trong hai biện pháp: thông báo cho KBNN nơi giao dịch tạm ngừng cấp phát thanh toán; áp dụng hình thức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ.

Bốn là, việc quyết toán phải phân định rõ các nguồn kinh phí đã sử dụng, hạn chếviệc chi chuyển nguồn ngân sách sang năm sau. Kiên quyết xuất toán các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức hiện hành. Thực hiện quyết toán theo số thực chi được chấp nhận.

Năm là, thực hiện thuyết minh chi tiết quyết toán chi NSNN, nêu rõ nguyên nhântăng, giảm so với dự toán đã phân bổ làm cơ sở cho việc đánh giá, xây dựng dựtoán năm sau.

3.2.3. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát chi ngân sách nhà nước tại quận Tây Hồ Tây Hồ

Thanh tra, kiểm tra tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng trong côngtác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng, là chức năng thiết yếu của tài chính Nhà nước. Làm tốtcông tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi ngân sách sẽ góp phần phòngngừa những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong chi tiêu, sử dụng kinh phí ngân sách, tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu ngân sách về cho nhà nước,tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Vì vậy, cần thiết phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tàichính đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

Từng bước thực hiện thanh tra tài chính và kiểm toán nhà nước hàngnăm đối với tất cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản của nhànước. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành Luật kế toán, chế độ hạch toán kếtoán, chế độ hoá đơn chứng từ, tình hình thực hiện nghĩa vụ thu, nộp ngânsách tại các doanh nghiệp. Thực hiện công khai kết luận thanh tra, kiểm toán.Chú trọng công tác xử lý kỷ luật về tài chính ngân sách và kiến nghị xử lý vềtrách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị có vi phạm pháp luật về tài chínhngân sách. Thông qua thanh tra, kiểm tra đề xuất các nội dung, biện pháp bổsung để hoàn thiện chính sách, chế độ quản lý tài chính, tăng cường công tácphúc tra, kiểm tra việc thực hiện những kết luận, kiến nghị xử lý sau

mỗi cuộcthanh tra nhằm thu hồi vốn cho NSNN, củng cố kỷ luật tài chính và ý thứcchấp hành pháp luật của nhà nước trong tất cả các doanh nghiệp, các tổ chức,cá nhân.

Để khắc phục sự chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán,kiểm tra cần xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan có chứcnăng thanh tra, kiểm tra theo hướng: đối với một đơn vị và cùng một nội dungmỗi năm chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra một lần; đoàn thanh tra sau phải sửdụng kết quả của đoàn thanh tra trước (trừ trường hợp có đơn thư khiếu nại, tốcáo), không được kiểm tra, thanh tra trùng lắp nội dung đoàn kiểm tra, thanhtra trước đã làm.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND các cấpđối với NSNN nói chung và ngân sách địa phương nói riêng. Cần nâng tỷ trọng đại biểu HĐND chuyên trách giúp việc trong lĩnh vực NSNN, tăngcường đại biểu HĐND hoạt động chuyên nghiệp để giúp cho HĐND các cấpgiám sát và quyết định chính xác các vấn đề có liên quan đến ngân sách.Tăng cường sự giám sát của cán bộ công nhân viên, của nhân dân nhằmthúc đẩy tiết kiệm chi, chống lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công khai tài chính đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 80)