thanh niên nông thôn
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn của một số địa phương
1. Kinh nghiệm của Thái Bình: Thái Bình là một tỉnh thuần nông, hiện nay có trên một triệu lao động, tập trung ở nông thôn hơn 80%. Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp thấp, dƣới 65% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ có 20%. Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác, hiện nay, cơ cấu lao
động có trình độ kỹ thuật ở Thái Bình đang mất cân đối so với yêu cầu của sự phát triển. Tỷ lệ lao động trí óc thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, chỉ chiếm dƣới 5%. Ngành nông, ngƣ nghiệp chiếm trên 80% lao động trong tỉnh nhƣng chỉ có khoảng 15% lao động kỹ thuật tập trung ở khu vực quản lý Nhà nƣớc, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo,còn khu vực sản xuất chỉ chiếm số lƣợng nhỏ. Các khu công nghiệp,khu chế xuất vừa hình thành cũng đang trong tình trạng thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật. Sự thiếu vắng đội ngũ lao động có trình độ đã hạn chế khả năng tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động, tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ để có thể thúc đẩy kinh tế nông thôn. Mục tiêu của tỉnh Thái Bình trong năm 2020 là nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 85%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% và lao động đƣợc đào tạo nghề lên 20%, tạo việc làm mới cho 30.000 ngƣời. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Thái Bình đã và đang thực hiện một số biện pháp nhƣ: từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh nâng cao chất lƣợng, mở rộng quy mô đào tạo và tăng cƣờng cơ sở vật chất cho các trƣờng, các cơ sở dạy nghề...Từ thực tế tạo việc làm ở Thái Bình cho thấy con đƣờng để giải quyết việc làm có hiệu quả, đó là dạy nghề cho nông dân. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, là một trong những biện pháp xóa đói, giảm nghèo do giải quyết đƣợc việc làm cho số lao động dôi dƣ trong trong nông thôn, hơn nữa còn tạo ra nhiều sản phẩm mới chƣa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội
2. Kinh nghiệm của Bình Dƣơng: Bình Dƣơng là một trong những tỉnh đƣợc coi là có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam (bao gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu) và cả nƣớc. Trong những năm qua, Bình Dƣơng là tỉnh có điều kiện thu hút và giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động trẻ của cả nƣớc mà chủ yếu là thanh niên nông thôn. Kinh nghiệm tạo việc làm của Bình Dƣơng là:
Tập trung phát triển KT - XH tạo nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH và sản xuất hàng
hóa lớn.
Xây dựng và phát triển các KCN, KCX tập trung một cách liên hoàn,
theo hƣớng đa ngành, hiệu quả kinh tế.
Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng gắn với cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tƣ sản xuất.
Liên kết dạy nghề phổ thông qua các trƣờng đại học, cao đẳng, dạy nghề của TP Hồ Chí Minh để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động trẻ.
Tổ chức các trung tâm dịch vụ việc làm của thanh niên gắn với thị
trƣờng lao động của tỉnh và cả nƣớc.
1.4.2. Một số bài học rút ra cho Thái Nguyên về quản lý Nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn của tỉnh Thái Bình, Bình Dƣơng và một số mô hình dạy nghề có hiệu quả của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, rút ra một số bài học có thể vận dụng vào giải quyết vấn đề việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn nói chung, thanh niên tỉnh Thái Nguyên nói riêng:
- Cần nhận thức đầy đủ hơn nữa vai trò, tầm quan trọng của thanh niên nông thôn trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và chủ động hội nhập quốc tế. Từ đó, tiếp tục rà soát, bổ sung và hoàn thiện cơ chế vận hành,tổ chức các chính sách giải quyết việc làm gắn với sự phát triển của thị trƣờng lao động (TTLĐ), đồng thời gắn với các mục tiêu và quá trình phát triển kinh tế - hội của tỉnh.
- Tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh là một trung tâm GD&ĐT lớn của cả nƣớc, hàng năm đã cung cấp một số lƣợng lớn sinh viên ra trƣờng với nhiều trình độ và ngành nghề khác nhau cho TTLĐ Thái Nguyên nói riêng, các tỉnh vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và cả nƣớc. Qua đó, LLLĐ
ở tỉnh phải không ngừng học tập, nâng cao chất lƣợng lao động, đẩy mạnh công tác xã hội hoá dạy nghề, đón đầu những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ mới mới phù hợp để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.
- Chính sách thu hút các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài cần phải mở rộng, nới lỏng hơn, tạo sự thông thoáng về cơ chế, chính sách, môi trƣờng thuận lợi trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh và quy định pháp luật của Nhà nƣớc, khuyến khích các doanh nghiệp, công ty sử dụng nhiều lao động là thanh niên nông thôn.
- Tăng cƣờng phối hợp kết nối cung - cầu lao động, giải quyết tình trạng đào tạo quá nhiều, xảy ra tình trạng ngành thừa, ngành thiếu lao động. Cho nên, cần phải liên kết chặt chẽ hơn giữa ngƣời lao động, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và Sở thƣơng binh lao động & xã hội tỉnh Thái Nguyên; các Sở, Ban ngành và tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh tham gia vào từ khâu phân loại, lựa chọn, tuyển dụng, đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đồng thời, tăng cƣờng liên kết lao động giữa vùng kinh tế, các tỉnh lân cận và cả nƣớc; giữa lao động ở vùng thành thị và nông thôn trong tỉnh. Từ đó, di chuyển lao động sẽ hợp lý hơn, tránh lãng phí nguồn nhân lực, giảm sức ép lao động việc làm ở khu vực thành thị, thất nghiệp ở khu vực nông thôn.
- Cần coi trọng công tác phát hiện, thu hút, bồi dƣỡng và bố trí sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhân tài, tạo cơ chế, chính sách hợp lý, môi trƣờng làm việc tốt, hỗ trợ kinh phí nhiều hơn mới nhằm phát huy tối đa năng lực, tâm huyết của những thanh niên dám đứng lên khởi nghiệp.
- Tiếp tục bồi dƣỡng, tập huấn để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên
môn, kỹ năng của các cán bộ trực tiếp làm công tác thanh niên nông thôn tại tỉnh Đoàn, cán bộ tại các trung tâm giải quyết việc làm… tổ chức thƣờng xuyên đẩy mạnh các hoạt động hội chợ, sàn giao dịch việc, Trung tâm giới thiệu việc làm, thông tin chính xác, cập nhật, đầy đủ, rộng rãi trên Internet, gắn với quy mô, chất lƣợng, tính chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả.
- Tổ chức cho vay vốn: Giải quyết việc làm thông qua quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho Thanh niên nông thôn: Muốn tạo việc làm mới hoặc tạo thêm việc làm, điều kiện tiên quyết là cần có vốn (tiền) nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có sức lao động của thanh niên nông thôn để tạo ra chỗ làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên. Đặc biệt chƣơng trình vay vốn còn tạo cho mọi ngƣời lao động, đặc biệt là ngƣời lao động trong độ tuổi thanh niên có điều kiện lập thân, lập nghiệp vƣơn lên làm giàu hoặc vƣơn lên để hòa nhập vào thị trƣờng lao động chung của thanh niên cả nƣớc trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế.Việc cho vay từ các nguồn quỹ quốc gia là một đòn bẩy kinh tế khá hữu hiệu thúc đẩy một thế hệ thanh niên nông thôn mới giám nghĩ dám làm mạnh dạn áp dụng tiến bộ KH - CN mới, mua sắm công cụ lao động mới đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ nhƣng theo hƣớng CNH, HĐH.
Tiểu kết chƣơng 1
Nội dung Chƣơng 1, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết về QLNN đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn; trong đó, luận văn đã khái quát các khái niệm cơ bản liên quan đến QLNN về giải quyết việc làm, nhƣ khái niệm về việc làm, giải quyết việc làm, khái niệm quản lý nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc đối với giải quyết việc làm, quản lý nhà nƣớc đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Ngoài ra, trong Chƣơng này cũng trình bày ý nghĩa vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với giải quyết việc làm, các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với giải quyết việc làm cho thanh niên niên nông thôn, chủ thể và nội dung quản lý nhà nƣớc đối với giải quyết việc làm.
Trong Chƣơng 1, Luận văn cũng đã trình bày kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc, nơi có nguồn lao động là thanh niên nông thôn rất lớn và làm tốt hoạt động quản lý nhà nƣớc trong vấn đề giải quyết việc làm đồng thời đƣa ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Việc nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận ở Chƣơng 1 đặt nền tảng khung lý luận vững chắc để nghiên cứu Chƣơng 2 và Chƣơng 3 của Luận văn.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở tỉnh Thái Nguyên có ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho thanh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Thái Nguyên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 3.531,7 km2
(chiếm 1,07% diện tích tự nhiên cả nƣớc); phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, với tổng dân số là 1.155.991 ngƣời (2013). Về mặt hành chính, năm 1997, tỉnh Bắc Thái đƣợc chia tách thành: tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn. Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lƣơng, Định Hoá) với tổng số 181 xã, phƣờng và thị trấn, trong đó có 16 xã vùng cao, 109 xã miền núi, 56 xã trung du và đồng bằng
Thái Nguyên có vị trí quan trọng, trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế - xã hội rất thuận lợi với các vùng lân cận, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km.
Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Trong tƣơng lai, Thái Nguyên nằm
trong vùng tứ giác tăng trƣởng kinh tế là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thái Nguyên, phát triển dọc quốc lộ 18 nối vùng Tây Bắc, Việt Bắc với cảng nƣớc sâu Cái Lân (Quảng Ninh) và cảng Hải Phòng, đi đƣờng cao tốc quốc lộ 5 nối với quốc lộ 3A về Thái Nguyên và lên Bắc Kạn, Cao Bằng...
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn
* Về địa hình
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hƣớng Bắc Nam, thấp dần xuống phía Nam. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với các vách núi dựng đứng kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, dãy Ngân Sơn chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, dãy núi Bắc Sơn chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Cả 3 dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn là núi cao nên Thái Nguyên ít chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc.
Địa hình tỉnh Thái Nguyên đƣợc chia thành 4 nhóm: Đồng bằng, gò đồi, núi thấp, nhân tạo.
Nhóm địa hình đồng bằng: chủ yếu đƣợc phân bố ở phía Nam của Tỉnh, thuộc huyện Phú Bình và Phổ Yên, với độ cao địa hình từ 10-15m so với mặt nƣớc biển, xen lẫn với đồi núi theo dọc 2 con sông Cầu và sông Công.
Nhóm địa hình gò đồi đƣợc chia làm 3 kiểu: 1) Gò đồi thấp, trung bình, dạng táp úp, với độ cao tuyệt đối từ 50 -70m, đƣợc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Bình và Phổ Yên; 2) Gò đồi cao đỉnh bằng hẹp, với độ cao tuyệt đối từ 100 - 125m, đƣợc phân bố chủ yếu ở huyện Đại Từ và Định Hoá; 3) Gò đồi cao sƣờn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, với độ cao phổ biến từ 100 - 150m, đƣợc phân bố chủ yếu ở khu vực thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lƣơng và Định Hoá.
Nhóm địa hình núi thấp chiếm tỷ lệ lớn, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, đƣợc cấu tạo bởi các loại đá vôi, đá trầm tích, đá bazơ...
Nhóm địa hình nhân tạo chủ yếu là các hồ chứa nhân tạo, nhƣ: hồ Núi Cốc, Bảo Linh, Khe Lạnh, Cây Si... Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 200 hồ với
tổng diện tích mặt nƣớc gần 6.000ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và khai thác du lịch sinh thái.
* Về khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu ở tỉnh Thái Nguyên có 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa tháng 6 nóng nhất (28,9oC) và tháng 1 lạnh nhất (15,2o
C) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm khoảng từ 1.300 - 1.750 giờ; tổng tích nhiệt độ vƣợt 7.5000C; lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thuỷ văn của tỉnh tƣơng đối thuận lợi để phát triển đa dạng hệ sinh thái, nhất là ngành nông nghiệp. Nhƣng vào mùa mƣa với địa hình đồi núi dốc sẽ thƣờng xảy ra lũ quét, lở đất, ngập lụt ở vùng trũng dọc theo sông Cầu và sông Công.
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Theo số liệu Cục thống kê Thái Nguyên (tính đến ngày 31/12/2015), tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 353,318.91 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 294,011.32 ha (chiếm 83,21%); đất phi nông nghiệp là 45,637.80 ha (chiếm 12,92%); đất chƣa sử dụng là 13,669.79 ha (chiếm 3,87%). Đất núi chiếm 43,83% diện tích đất tự nhiên, có độ cao trên 200m đƣợc hình thành do sự phong hoá trên các đá Macma, đá biến chất và đá trầm tích, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, trồng rừng, các cây có giá trị kinh tế cao. Đất đồi chiếm 24,57% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất sét và một phần đất phù sa cổ kiến tạo, phù hợp với trồng các cây công nghiệp, nhất là cây chè và cây ăn quả lâu năm. Đất ruộng chiếm 13,6% diện tích đất tự nhiên, nhƣng do khai thác sử dụng chƣa thực sự gắn với thâm canh, đầu tƣ cải tạo đất, cho nên độ phì nhiêu thấp, do đó trồng các cây lƣơng thực nhƣ lúa, ngô, khoai, lạc, đỗ... năng suất và chất lƣợng chƣa cao. Đất ở là 13,682.29 ha (chiếm 3,87%) diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất ở đô thị 1,838.91ha (chiếm 0,52%) và đất ở nông thôn là 11,843.38ha (chiếm 3,35%) [10, tr.10].
* Tài nguyên nƣớc
Thái Nguyên có hai con sông chính là sông Công và sông Cầu. Sông
Công có lƣu vực 951km2
bắt nguồn từ núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng mƣa lớn nhất của tỉnh, sông Công