Dự báo về tình hình việc làm tỉnhThái Nguyên đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 80)

Trƣớc hết, dự báo nhu cầu về lao động phải dựa vào quy mô dân số, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nhu cầu thu hút lao động của các ngành kinh tế, lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trình độ lao động qua đào tạo. Ngoài ra, căn cứ vào Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, theo đó quy mô dân số toàn tỉnh đạt 1.190.000 ngƣời (2015), trong đó LLLĐ là 744.200 ngƣời (chiếm 62,53% tổng dân số toàn tỉnh); năm 2020 đạt 1.245.200 ngƣời, LLLĐ là 819.400 ngƣời (chiếm65,8%); năm 2025 đạt 1.285.000 ngƣời, LLLĐ là 845.700 ngƣời (chiếm 65,81%); năm 2030 đạt 1.313.100 ngƣời, LLLĐ là 862.400 ngƣời (chiếm 65,67%)

Bảng 3.1: Dự báo quy mô dân số, lực lƣợng lao động ở tỉnh

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2020 2025 2030

1 Dân số Nghìn ngƣời 1.245,2 1.285,0 1.313,0

2 Lực lƣợng lao động Nghìn ngƣời 819,4 845,7 862,4

3 Tỷ lệ LLLĐ/dân số % 65,81 65,81 65,67

4 Tăng trƣởng kinh tế % 12.5 11.5 11.0

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Qua bảng dự báo trên cho thấy Quy mô dân số của tỉnh trong những năm tới có xu hƣớng tăng. Đối với nhu cầu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế sẽ có xu hƣớng tăng, nhất là ngành công nghiệp, dịch vụ, còn lao động nông nghiệp ngày càng giảm do áp dụng thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật vào thâm canh đầu tƣ trong nông nghiệp, làm giảm lao động nông nghiệp nông thôn, năm 2012 là 438,86/698,14 nghìn ngƣời (chiếm 62,86%); năm 2015 xuống còn 369,56/744,2 nghìn ngƣời (chiếm 49,65%); còn nhu cầu lao động ngành công nghiệp và xây dựng tăng dần lên, năm 2012 là 120,59/698,14 nghìn ngƣời (chiếm 17,27%); năm 2030 là 376,65/862,4 nghìn ngƣời (chiếm 42,67%); lao động ngành dịch vụ cũng tăng, năm 2012 là 138,68/698,14 nghìn ngƣời (chiếm 17,27%), đến năm 2030 là 302,8 /862,4 nghìn ngƣời (chiếm 35,11%) [82]. Đây là quá trình tất yếu chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, đồng thời tăng lao động công nghiệp và dịch vụ.

3.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

- Tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng ta là: “Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lƣơng và thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của ngƣời lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hòa, cải thiện môi trƣờng và điều kiện lao động. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động đƣa ngƣời Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, lao động nông thôn và vùng đô thị hóa”. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; đồng thời, thực hiện thật tốt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015”, trong đó tập trung vào thanh niên nông thôn và dân tộc miền núi.

Nhà nƣớc cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và tập trung đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, giúp họ nâng cao kiến thức khoa học – kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trƣờng để lựa chọn nghề phù hợp. Khuyến khích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Chú ý đào tạo nghề công nghiệp – dịch vụ cho thanh niên, học sinh nông thôn mới tốt nghiệp phổ thông giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp nhƣ: công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn, bán hàng…

Ở từng địa phƣơng cần nỗ lực và sáng tạo tìm kiếm những mô hình đào tạo nghề phù hợp để tránh tốn kém, lãng phí, chú trọng giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật, kỹ năng lao động, tay nghề, ngoại ngữ cho thanh niên ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài và thanh niên đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở ngoài nƣớc; đồng thời, có biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ cho thanh niên nông thôn.

Huy động từ nhiều nguồn lực để tăng vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông thôn; đầu tƣ ngân sách thỏa đáng để mở rộng mạng lƣới dạy nghề, phổ cập nghề cho thanh niên, hỗ trợ vốn cho doanh nhân trẻ nông thôn. Có chính sách tín dụng ƣu đãi cho các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các nghề kỹ thuật cao. Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trƣờng lao động, tín dụng ƣu đãi cho thanh niên nông thôn vay vốn tạo việc làm. Tạo môi trƣờng thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vào khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên nông thôn cải thiện đời sống.

Xây dựng chiến lƣợc truyền thông quốc gia về định hƣớng nghề nghiệp và việc làm cho thanh niên nông thôn, trong đó chú trọng những thông tin về thị trƣờng lao động, cung cấp cho họ những số liệu tin cậy về lao động, việc làm đến các địa phƣơng để có căn cứ xây dựng chƣơng trình hƣớng nghiệp cho thanh niên nông thôn, giúp họ có điều kiện tiếp xúc với thông tin và những cơ hội tìm kiếm việc làm một cách đầy đủ và chính xác. Mở rộng các hình thức

tƣ vấn nghề, nâng cao năng lực cũng nhƣ hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm cho thanh niên nông thôn.

Đào tạo, nâng cao kiến thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở theo định hƣớng chuẩn hóa đội ngũ này. Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ xã chủ yếu là kiến thức pháp luật, quản lý kinh tế – xã hội, kỹ năng tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, đề án của cấp trên ở địa bàn thôn, xã. Quyết tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã tối thiểu phải có trình độ trung học cơ sở và đào tạo trình độ sơ cấp về quản lý nhà nƣớc trở lên. Chỉ bố trí vào bộ máy lãnh đạo quản lý ở cơ sở khi có đủ chuẩn mới bảo đảm việc nhận thức triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên ở nông thôn một cách có hiệu quả.

Phát huy sự nỗ lực của cá nhân thanh niên nông thôn trong học tập, lao động và việc làm. Mỗi ngƣời phải chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn có tay nghề, cần cù, chịu khó, sáng tạo, rèn luyện tác phong công nghiệp, học tập những gƣơng thanh niên nông thôn điển hình vƣợt khó, vƣơn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Đồng thời, phải thƣờng xuyên rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, sẵn sàng đảm nhận những công việc khó khăn, gian khổ khi Tổ quốc và nhân dân giao phó.

Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cơ sở nông thôn cần chủ động thực hiện các chƣơng trình thanh niên, các đề án thanh niên tham gia phát triển kinh tế; triển khai hiệu quả Đề án quy hoạch và phát triển các “đảo thanh niên”, các làng thanh niên lập nghiệp. Phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích của thanh niên trong các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” và các phong trào, các chƣơng trình: “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.

- Tiếp tục tạo lập thúc đẩy cầu về lao động cho phù hợp với tốc độ tăng dân số trong độ tuổi thanh niên để dần cân bằng cung - cầu lao động . Đƣa ra chính sách ƣu tiên hơn nữa nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tỉnh, cũng nhƣ thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Từ đó, thúc đẩy tăng cầu về lao động nông thôn

- Tiếp tục phát triển và tạo lập nguồn cung về lao động phù hợp với yêu cầu của thị trƣơng lao động ngày càng cao, giải phóng sức lao động ở nông thôn

- Tiếp tục nâng cao coi chất lƣợng lao động, tạo sự liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận, trong nƣớc và ngoài nƣớc để thƣờng xuyên trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm về điều tiết và quản lý việc làm

- Tiếp tục tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc và các đoàn thể chính trị- xã hội trong tỉnh Thái Nguyên, đó là: Tổ chức Công đoàn; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội phụ nữ;… nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động và sử dụng lao động trong quan hệ lao động, tránh tranh chấp mâu thuẫn, cƣỡng bức lao động xảy ra ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Tiếp tục cải cách tiền công, tiền lƣơng, tạo ra động lực mạnh mẽ cho thanh niên nông thôn yên tâm làm việc sáng tạo, chăm chỉ, có tích luỹ và từng bƣớc cải thiện, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho bản thân và gia đình.

- Hoàn thiện hệ thống trung gian kết nối (các cơ sở đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm; các Trung tâm tƣ vấn, hƣớng nghiệp, giới thiệu việc làm; các Hội chợ việc làm, sàn giao dịch, webside…), đảm bảo trên nguyên tắc tự nguyện và hài hoà lợi ích, tránh hình thức, phô trƣơng, hoạt động kém hiệu quả.

- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, để tạo môi trƣờng thuận lợi nhằm thu hút đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài vào tỉnh Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy đạt mục tiêu là tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện

đại trƣớc năm 2020 và là một trong những trung tâm kinh tế, xã hội, giáo dục đào tạo của cả nƣớc.

3.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)