việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Dịch vụ việc làm là hoạt động chắp nối ngƣời tìm việc và chỗ làm việc trống; tạo lập và cung ứng thông tin TTLĐ; đào tạo và đào tạo lại ngƣời lao động cho phù hợp với việc làm; tƣ vấn, hƣớng dẫn nghề nghiệp; quản lý bảo hiểm và chi trả trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, Trung tâm giới thiệu việc làm Thái Nguyên thuộc SLĐTB&XH tỉnh, tiền thân là Trung tâm dịch vụ việc làm đã và đang hoạt động bám sát với Chƣơng trình, mục tiêu quốc gia và Nghị quyết Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở lao động. Đồng thời, Trung tâm giới thiệu việc làm cũng đƣợc hỗ trợ đầu tƣ nâng xây dựng hạ tầng, bổ sung trang thiết bị và nâng cao trình độ của cán bộ chuyên trách phục vụ hoạt động của sàn giao dịch việc làm.
Toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 23.832 ngƣời (đạt 148,95% kế hoạch). Trong đó, XKLĐ là 1.298 ngƣời (đạt 129,8%); từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm là 1.243 ngƣời, nữ là 11.826 ngƣời.
Tổ chức Hội chợ việc làm xuân Quý Tỵ vào ngày 20/02/2013: 37 doanh nghiệp tham gia với nhu cầu 16.000 lao động cần tuyển dụng, qua đó đã tuyển đƣợc 326 ngƣời lao động đi làm việc trong nƣớc và 261 ngƣời lao động đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.
Trong 02 năm 2014-2015, thực hiện 24 phiên giao dịch theo chế độ định kỳ vào ngày 20 hàng tháng tại Sàn giao dịch việc làm và tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm lƣu động tại các điểm lễ hội, trƣờng cao đẳng nghề và tại Hội chợ triển lãm công nông nghiệp tiêu biểu Thái Nguyên năm 2012, cụ thể nhƣ sau:
- Số doanh nghiệp trực tiếp tham gia tuyển lao động tại các phiên giao dịch việc làm cố định và giao dịch việc làm lƣu động: hơn 600 lƣợt doanh nghiệp. Thông qua Sàn giao dịch việc làm (năm 2013) đã có 3.138 lao động đƣợc tuyển dụng, 1.074 ngƣời đƣợc tuyển sinh học nghề.
- Số doanh nghiệp tham gia tuyển lao động uỷ thác qua Trung tâm giới thiệu việc làm: 157 lƣợt.
- Số ngƣời đƣợc thụ hƣởng tƣ vấn miễn phí về việc làm và học nghề đạt trên 6.000 ngƣời/ năm (chiếm 109% kế hoạch đề ra).
2.2.5.Thực trạng tình hình hợp tác quốc tế về việc làm
Những năm qua công tác XKLĐ của tỉnh Thái Nguyên luôn đƣợc sự quan tâm, tỉnh đã xây dựng đƣợc đề án XKLĐ giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015, thành lập Ban chỉ đạo XKLĐ theo Quyết định số 1745/QĐ-UBND ngày 22/8/2006, qua đó ngƣời lao động đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ kinh phí đào tạo, học nghề phù hợp, dẫn đến số lƣợng và chất lƣợng lao động đi xuất khẩu ngày càng tăng. Trong 5 năm (2010-2015) toàn tỉnh đã đƣa đƣợc 13.438 lao động đi xuất khẩu, số tiền ngƣời lao động gửi về là 90USD (tƣơng đƣơng khoảng 1.800 tỷ VNĐ). Hiện nay, Ban chỉ đạo XKLĐ tập trung đào tạo và xuất khẩu theo đơn đặt hàng vào các thị trƣờng có chi phí thấp, nhƣng việc làm và thu nhập tƣơng đối ổn định nhƣ: Ma Cao, Tiểu vƣơng quốc Ả rập thống nhất, Ả rập Xê út, Bahsrain, Qatar… Đồng thời, tiếp tục mở rộng đào tạo nghề đi xuất khẩu tại các thị trƣờng có thu nhập cao nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, hoạt động XKLĐ ở tỉnh có xu hƣớng giảm, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, làm cho các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, nhu cầu sử dụng lao động giảm, nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc; Đài Loan; Malaysia, Trung Đông… Mặt khác, do chất lƣợng lao động còn thấp, mặc dù cơ bản đã đƣợc đào tạo nghề tại tỉnh trƣớc khi đi XKLĐ, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các TTLĐ Nhật Bản, Hàn Quốc…Ngoài ra, tình trạng một số lao động đi xuất khẩu không thực hiện
đúng hợp đồng lao động nên các nƣớc nhập khẩu đã tạm dừng hay hạn chế tuyển lao động, cụ thể: XKLĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đƣợc 3.220 ngƣời (2010), nhƣng đến năm 2012 giảm xuống chỉ còn 1.200 ngƣời (trong đó: Hàn Quốc 46 ngƣời, Nhật Bản 238 ngƣời, Đài Loan 699 ngƣời, Malaysia 146 ngƣời, Trung Đông 71 ngƣời); năm 2013 là 1.298 ngƣời, tập trung vào các ngành hàn, xây dựng, bảo vệ, y tá, hộ lý v.v… Từ đó làm giảm lƣợng cầu về lao động đi XKLĐ.
Bảng 2.3. Số lƣợng lao động đƣợc tạo việc làm ởtỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: người
Năm Tổng số Trong đó: Xuất khẩu lao động
2004 13.320 2.033 2005 13.347 2.214 2006 14.800 2.620 2007 15.000 2.000 2008 16.250 2.275 2009 16.500 1.500 2010 16.150 2.043 2011 22.850 1.270 2012 22.612 1.200 2013 23.832 1.298
Nguồn: Báo cáo chuyên đề tình hình việc làm mức sống dân cư tỉnh Thái Nguyên – Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên năm 2013
Xuất khẩu lao động gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhất là về chính sách lao động, thị trƣờng, vốn, đào tạo nghề, quản lý hoạt động XKLĐ còn chƣa chặt chẽ, dẫn đến một số lao động bị lừa đảo, mất tiền mà không đƣợc sang nƣớc ngoài để lao động, một số lao động sau khi sang thì không đúng những gì mà các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức không đƣợc tỉnh cấp phép, nhƣng vẫn hoạt động, tổ chức đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc theo hợp đồng lao động
cam kết ba năm, vừa có thời gian làm thêm chỉ sau một tháng và khoảng một năm là kiếm đƣợc số tiền đủ trả ngân hàng. Bên cạnh đó, một số TTLĐ truyền thống ở các nƣớc nhƣ: Hàn Quốc; Đài Loan; Malaysia… mà lao động sang làm việc thì kinh tế suy giảm, nhu cầu sử dụng lao động ít. Mặt khác, một số lao động đi xuất khẩu không thực hiện đúng hợp đồng lao động, bỏ trốn nên các nƣớc nhập khẩu đã tạm dừng hay hạn chế tuyển lao động.