Công tác phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86)

giải quyết việc làm

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành về việc tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tƣợng đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh thông qua tổ chức đoàn thanh niên của các cơ quan sở ban ngành liên quan đến việc làm. Qua đó, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, thu hút đƣợc đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.

Công tác giới thiệu, hỗ trợ tạo việc làm cho đoàn viên thanh niên trong năm qua trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động –Thƣơng binh và Xã hội (LĐ- TB &XH) phối hợp Tỉnh đoàn cần chú trọng các hoạt động hƣớng về thanh niên. Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức hội nghị tập huấn tƣ vấn giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho đoàn viên thanh. Ban Thƣờng vụ Tỉnh đoàn cần phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp ntổ chức đƣợc hội nghị tƣ vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động cho đoàn viên, thanh niên . Không chỉ phối hợp tổ chức tốt các hội nghị tƣ vấn, giới thiệu việc làm, ngành Lao động – Thƣơng binh và Xã hội cũng nhƣ Tỉnh đoàn Thái Nguyên cần hỗ trợ đoàn viên thanh niên tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để góp phần giúp cho đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế và giải quyết việc làm.

Trên lĩnh vực dạy nghề, hai ngành cần phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trƣơng của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc về công tác dạy nghề cho đoàn viên, thanh niên dƣới nhiều hình thức nhƣ: đăng tải trên các hệ thống thống thông tin đại chúng, tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, tƣ vấn, vận động đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là thanh niên trên địa bàn nông thôn tích cực tìm hiểu, tham gia các lớp đào tạo nghề nhằm tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Để nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp liên ngành trên lĩnh vực dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm, thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH cần phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức tuyên

truyền, đối thoại, vận động đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn tham gia xuất khẩu lao động. Tăng cƣờng tƣ vấn nghề nghiệp để định hƣớng cho thanh niên. Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tuyển chọn thanh niên vào làm việc sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề,...

Thực hiện tốt công tác phối hợp trong giải quyết việc làm, dạy nghề cho đoàn viên, thanh niên là góp phần phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn Thanh niên và ngành Lao động – Thƣơng binh và Xã hội trong thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.

3.2.5. Tăng cường công tác quản lý của tổ chức Đoàn thanh niên, hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Để khắc phục đƣợc những yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý của tổ chức đoàn thanh niên đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phải thành lập ban chỉ đạo giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn vì đây là vấn đề lớn trong vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn. Cần khẩn trƣơng xây dựng chiến lƣợc chƣơng trình, cơ chế chính sách đầu tƣ về việc làm trong đó phải chú trọng đầu tƣ cho công tác đào tạo dạy nghề cho thanh niên nông thôn, mặt khác phải phát triển mạnh hệ thống dịch vụ việc làm, tổ chức lại các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm cho thanh niên nông thôn, tập trung nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ hoạt động trong các trung tâm dịch vụ việc làm. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở các cấp phải phát huy đƣợc vai trò tham mƣu, kiểm tra giám sát trong việc thực thi các chính sách việc làm cho thanh niên, chủ động phối hợp với các cấp các ngành trong vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về việc làm cho thanh niên

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, công tác quốc tế thanh niên cần đƣợc Ban Thƣờng vụ Tỉnh Đoàn tăng cƣờng đẩy mạnh nhằm góp phần khẳng định và nâng cao uy tín, vị thế của thanh niên Việt Nam trên trƣờng quốc tế, tăng cƣờng mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên ở ngoài

nƣớc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói chung và của tỉnh nói riêng. Tỉnh Thái Nguyên cần chú trọng đến vấn đề xuất khẩu lao động, hợp tác với một số nƣớc nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan…tạo nhiều cơ hội việc làm cho thanh niên. Đồng thời tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên có cơ hội tiếp xúc, giao lƣu với bạn bè quốc tế nhƣ lựa chọn, giới thiệu cán bộ, đoàn viên thanh niên tham gia các đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam học tập, giao lƣu với thanh niên các nƣớc Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Liên bang Nga. Để nâng cao năng lực cán bộ, ĐVTN trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cần có chủ trƣơng đƣa nội dung giáo dục về tình hình quốc tế, các vấn đề quốc tế quan trọng vào nội dung giáo dục việc làm. Các hội nghị, hội thảo, văn hoá, thông tin đối ngoại, tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc… cần đƣợc triển khai sâu rộng, đem lại nhiều kết quả thiết thực. Các hội nghị đƣợc tổ chức đều đặn, cung cấp thông tin đối ngoại cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Các phong trào học ngoại ngữ trong cán bộ, ĐVTN cần đƣợc triển khai tích cực và nhân rộng hơn nữa. Các CLB sinh hoạt định kỳ 1 lần/quý, tạo sân chơi giúp các bạn ĐTVN có cơ hội giao lƣu, trao đổi kiến thức về chuyên môn cũng nhƣ cuộc sống. Đầu tƣ tổ chức các chƣơng trình phát triển kỹ năng lãnh đạo cho thanh niên, tích cực xây dựng và triển khai các hoạt động quốc tế thanh niên trên địa bàn tỉnh, tập huấn kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động giao lƣu quốc tế cho cán bộ Đoàn cấp tỉnh.

Trong thời gian tới, công tác quốc tế thanh niên cần tiếp tục đƣợc đổi mới, tăng cƣờng đa dạng hóa đối tác, loại hình, quy mô các hoạt động chính trị đối ngoại và giao lƣu hữu nghị ở cả cấp tỉnh và địa phƣơng; chú trọng đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng các hoạt động chính trị đối ngoại, giao lƣu hữu nghị, hợp tác với các nƣớc láng giềng, bạn bè truyền thống, các tổ chức thanh niên trên thế giới, các nƣớc trong khu vực ASEAN, tiếp tục bám sát chủ trƣơng, đƣờng lối đối ngoại của Đảng, nghiên cứu đẩy mạnh các chƣơng trình giao lƣu, hợp

tác trong từng đối tƣợng thanh niên, phát huy vai trò xung kích của các đối tƣợng thanh niên có ƣu thế trong hợp tác quốc tế; quan tâm, tạo điều kiện triển khai các chƣơng trình giao lƣu, hợp tác hƣớng tới những đối tƣợng thanh niên ít có điều kiện tham gia hội nhập quốc tế nhƣ: Thanh niên nông thôn, thanh niên trong lực lƣợng vũ trang, thanh niên thiệt thòi về cơ hội phát triển. Công tác thông tin đối ngoại đƣợc triển khai thƣờng xuyên, kết hợp chặt chẽ với các hoạt động chính trị đối ngoại, giao lƣu hữu nghị, hợp tác quốc tế; chủ động tham gia các diễn đàn, hội thảo quốc tế của thanh niên để giới thiệu, quảng bá về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam, góp phần giúp thanh niên thế giới hiểu đúng và đầy đủ hơn về nƣớc ta, cũng nhƣ phản bác những luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch. Chú trọng đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp, vận động thanh niên ngoài nƣớc hƣớng về Tổ quốc, phát huy vai trò của thanh niên ngoài nƣớc trong việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa thanh niên Việt Nam và thanh niên các nƣớc.

Các chƣơng trình hành động cụ thể cần xây dựng và triển khai nhằm nâng cao nhận thức của các cấp bộ Đoàn, ĐVTN về tình hình thế giới và yêu cầu khách quan của hội nhập quốc tế; trang bị cho thanh niên kiến thức về văn hóa, lịch sử của dân tộc, kỹ năng giao lƣu quốc tế, khả năng tin học, ngoại ngữ; đƣa những nội dung liên quan đến hội nhập quốc tế vào sinh hoạt đoàn, từ đó, giúp thanh niên nâng cao bản lĩnh hội nhập, rèn luyện khả năng tự nghiên cứu, học tập và chủ động tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, đồng thời loại bỏ những cái xấu, khắc phục những mặt trái của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Thực hiện đƣờng lối đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá của Đảng và Nhà nƣớc, thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Thái Nguyên nói riêng có nhiều cơ hội tiếp cận với thế giới, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ, tinh hoa văn hoá của nhân loại... Để phát huy

những lợi thế đó, các tổ chức Đoàn cần tăng cƣờng hơn nữa việc giao lƣu, hợp tác với các nƣớc, đẩy mạnh thực hiện các hoạt động quốc tế thanh niên.

Cùng với quá trình phát triển đất nƣớc, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và toàn diện với khu vực và quốc tế, trong đó có lĩnh vực lao động và xã hội. Đây là quá trình Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế, thực hiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của ngƣời lao động, đảm bảo an sinh xã hội, công bằng xã hội và tuân thủ các luật chơi chung, trong đó có các công ƣớc quốc tế của Liên hợp quốc, các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Chiến lƣợc hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành năm 2016 đã tập trung vào việc hoàn thiện thể chế; thúc đẩy việc làm; tăng cƣờng đào tạo nghề chất lƣợng cao; thúc đẩy an sinh xã hội và hội nhập ASEAN.

3.2.7. Giám sát, đánh giá về tổ chức hoạt động quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn

Chức năng giám sát, đánh giá đóng vai trò đánh giá định hình (đánh giá tình hình trƣớc hoặc trong khi triển khai một chính sách/chƣơng trình về việc làm) vì nó cung cấp các thông tin thực trạng phục vụ cho việc hoạch định một chính sách, thúc đẩy một hoạt động/chƣơng trình hay để sửa đổi/điều chỉnh trong quá trình thực hiện. Kết quả giám sát, đánh giá luôn là căn cứ quan trọng để thực hiện các hoạt động sửa đổi tiếp theo hoặc cải thiện tình hình. Qui trình đánh giá - cho ý kiến phản hồi - hành động chính là cơ chế của một quá trình khuyến khích các hành động thiết thực, hiệu quả. Học tập những bài học kinh nghiệm từ đánh giá, đặc biệt từ các hoạt động không thành công có một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hay thiết kế lại các chƣơng trình/hoạt động về việc làm cho thanh niên.

Công tác kiểm tra, giám sát trong lao động nói chung, trong quản lý nhà nƣớc về việc làm cho thanh niên nông thôn nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng nhằm góp phần thực thi các chính sách của nhà nƣớc vào thực tiễn.

Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào quản lý, sử dụng sử dụng ngân sách cho các hoạt động hỗ trợ thanh niên nông thôn.

Cần kịp thời tổ chức triển khai thực hiện, phát hiện những khó khăn, vƣớng mắc, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho thanh niên. Thúc đẩy xã hội hóa nguồn lực thực hiện để tranh thủ sự quan tâm đầu tƣ, hỗ trợ của các ngành, các cấp và toàn xã hội cho công tác này. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí và các nguồn lực khác của các tổ chức quốc tế trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách thanh niên.

3.3. Một số Kiến nghị

3.3.1. Đối với nhà nước

- Xây dựng và điều chỉnh hợp lý với thực tiễn chính sách thanh niên, đây là công cụ cơ bản để giải quyết vấn đề thanh niên, một bộ phận của chính sách Nhà nƣớc đối với toàn xã hội do vậy chính sách thanh niên phải đảm bảo tính khách quan công bằng xã hội. Chính sách thanh niên phát huy tiềm năng sáng tạo của tuổi trẻ vì vậy thực chất là cụ thể hoá hơn nữa chính sách thanh niên trong thời kỳ mới. Việc thực hiện chính sách thanh niên phải bằng con đƣờng phối hợp đồng bộ với các ban ngành, tổ chức xã hội khác.

Mặc dù Nhà nƣớc đã có những chính sách đối với thanh niên nhƣng phần đa còn ở góc độ chung chung, chƣa thực sự phù hợp với thực tiễn, đáp ứng đƣợc nhu cầu nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Vì vậy trong thời gian tới Nhà nƣớc cần tăng cƣờng và cụ thể hoá các chính sách thể hiện trách nhiệm của Nhà nƣớc với thanh niên trong từng lĩnh vực cụ thể: Trong học tập và hoạt động khoa học công nghệ, trong lao động; trong bảo vệ tổ quốc, trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, vui chơi, giải trí; trong bảo vệ sức khoẻ và hoạt động thể dục thể thao, trong hôn nhân và gia đình; trong tham gia quản lý Nhà nƣớc và xã hội, cần quan tâm đặc biệt và có chính sách ƣu đãi đối với thanh niên dân tộc thiếu số, thanh niên vùng sâu vùng xa và chính sách đối với thanh niên xung phong sao cho phù hợp với thực tế đời sống học tập, rèn luyện, phấn đấu và cống hiến của thanh niên.

- Để phát huy lực lƣợng và tiềm năng của thanh niên: Cần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên, đây là một ƣu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc, cần đầu tƣ ngân sách thích đáng cho các chƣơng trình giải quyết việc làm. Mở rộng việc cho các gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh. Sửa đổi bổ sung những quy định về quản lý lao động và cƣ trú để thanh niên dễ dàng tìm việc làm. mạnh xuất khâu lao động, mở rộng mạng lƣới dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên. Đáp ứng thiết thực các yêu cầu chính đáng cho thanh niên, bồi dƣỡng tài năng trẻ, giao việc cho thanh niên; sử dụng và đề bạt cán bộ trẻ vào các vị trí xứng đáng với đức - tài của họ; nâng cao tỷ lệ cán bộ trẻ trong cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành.

- Tổ chức tốt việc dạy nghề, dạy văn hoá, bố trí việc làm thích hợp cho thanh niên nông thôn.

- Xây dựng các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án dành riêng cho thanh niên nhằm giúp thanh niên có vốn, khoa học kỹ thuật, để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và nâng cao mức sống cho họ.

Tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng: y tế, giáo dục, điện, nƣớc sạch, để thanh niên nhận đƣợc những lợi ích từ cộng đồng, từ đó nâng cao sức khoẻ, dân trí, mức sống cho họ.

Xây dựng hệ thống chính sách và những biện pháp thiết thực để xoá bỏ những quan điểm, định kiến lạc hậu.

3.3.2. Đối với các cơ quan chính quyền và đoàn thể địa phương

Triển khai thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và có cơ chế riêng về công tác thanh niên ở địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên tham gia vào bộ máy lãnh đạo của đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể; thực hiện các chƣơng trình, dự án trọng điểm của điạ phƣơng.

Chính quyền địa phƣơng tranh thủ đầu tƣ của Nhà nƣớc và kêu gọi sự đóng góp của nhân dân để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đổi mới, nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)