1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Trước hết ta tìm hiểu khái niệm Quản lý nhà nước về nông thôn: “là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực Nhà nước thông qua một bộ máy quản lý tác động lên các quá trình, các hoạt động kinh - tế xã hội ở nông thôn nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đã đề ra” [7, tr.15].
Từ khái niệm QLNN về nông thôn vừa trình bày trên và các khái niệm QLNN, khái niệm về nông thôn mới trình bày ở tiểu mục 1.1.2 và 1.1.4, có thể khái niệm QLNN về xây dựng NTM là việc cơ quan QLNN sử dụng công cụ (luật pháp), bộ máy của mình để tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, quá trình triển khai, thực hiện mục tiêu, nội dung của Chương trình xây dựng NTM nhằm làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
1.2.2.1.Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
Ngay sau Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, để cụ thể hóa Nghị quyết Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều hành và quản lý hoạt động xây dựng NTM một cách thống nhất. Một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện hiện hành, cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Theo chức năng nhiệm vụ QLNN theo ngành, lĩnh vực, các Bộ ngành Trung ương Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện và chính quyền địa phương các cấp cũng xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, như Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới các giai đoạn đến năm 2020 thực hiện trên địa bàn các tỉnh; Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp tỉnh, huyện, xã…. Các văn bản được ban hành thống nhất, đồng bộ, tạo hành lang pháp ý cho quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM
1.2.2.2. Xây dựng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
Trong hoạt động QLNN ở bất cứ lĩnh vực nào, một yếu tố quan trọng là tổ chức bộ máy và nhân lực thực hiện quản lý nhà nước, trong QLNN về xây dựng NTM cũng vậy, nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy QLNN xây dựng NTM và nhân lực thực hiện QLNN về xây dựng NTM. Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự thành công của tổ chức, giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra, Nguồn nhân lực trong khu vực công là những người sử dụng quyền lực nhà nước để hoạch định thực thị chính sách, đưa pháp luật vào đời sống xã hội.
Để hoạt động QLNN về xây hoạt NTM hiệu quả, chương trình xây dựng NTM sớm đạt được mục tiêu, Thủ tướng chính phủ đã ban hành các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương, văn phòng điều phối xây dựng
NTM các cấp trong từng giai đoạn, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Chỉ đạo Trung ương và Văn phòng Điều phối các cấp, các quyết định hiện hành trong giai đoạn 2016 – 2020 như sau:
Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 quy định cơ quan quản lý điều hành Chương trình, theo đó:
- Thành lập hệ thống bộ máy chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở:
+ Ở Trung ương: Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia cấp Trung ương do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp 02 Chương trình; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.
+ Ở địa phương: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng hợp 02 Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; Cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc và các sở, ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo.
- Cơ quan tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp: Thực hiện theo quy chế quản lý, điều hành và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai
đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ quy định đảm bảo tính chuyên nghiệp, đồng bộ và thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Quyết định Số: 1920/QĐ-TTg, ngày 5 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và
biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp, theo đó:
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia và trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý, tổ chức thực hiện và điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
- Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh:
+ Chánh Văn phòng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm, Phó Chánh Văn phòng không quá 02 người, 01 Phó Chánh văn phòng do Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn kiêm nhiệm. Tùy điều kiện thực tế, bố trí 01 Phó Chánh Văn phòng làm việc chuyên trách. Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm;
+ Một số công chức thuộc Chi cục Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan làm việc chuyên trách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí trong tổng biên chế được giao; số lượng căn cứ vào đặc điểm của địa phương;
+ Các công chức cấp phòng của các sở, ngành liên quan cử đến, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện:
+ Chánh Văn phòng và 01 Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kiêm nhiệm, Phó Chánh Văn phòng do Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) kiêm nhiệm;
+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) bố trí một số công chức chuyên trách trong tổng biên chế được giao;
+ Các công chức cấp phòng của các phòng, ban liên quan cử đến, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Đối với cấp xã, bố trí 01 công chức cấp xã chuyên trách về xây dựng nông thôn mới: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí 01 công chức cấp xã chuyên trách về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo quy định (Khoản 4, Điều 18 của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã).
1.2.2.3. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
Theo Quyết định số: 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, chương trình gồm 11 nội dung thành phần trong đó nội dung quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhằm đạt yêu cầu tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Đến năm 2018, có 100% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch, đồng thời quyết định đã đề cập rõ 3 nội dung về quy hoạch xây dựng NTM như sau:
- Quy hoạch xây dựng vùng nhằm đáp ứng tiêu chí của Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp cấp huyện, cấp vùng và cấp tỉnh; bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt từng vùng, miền.
- Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đảm bảo hài hòa giữa phát triển nông thôn với phát triển đô thị; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
Để hướng dẫn thực hiện về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư Số: 02/2017/TT-BXD, ngày 01 tháng 3 năm 2017 về hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn, Thông tư với 3 chương, 25 Điều. Ở chương 2 Quy định cụ thể từ Điều 5 đến Điều 22 đã quy định rất cụ thể, chi tiết quy định về quy hoạch xây dựng nông thôn mới với 3 Mục chính như sau:
- Quy hoạch chung xây dựng xã với các quy định về định hướng quy hoạch không gian tổng thể xã; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn: quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã; quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư.
- Quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn: tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn; điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn
Để có mô hình NTM mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng CNH-HĐH thì công tác quy hoạch được đặt lên hàng đầu. Nếu
quy hoạch không có chất lượng, tính tổng thể và tầm nhìn, thì lộ trình đến đích NTM của các địa phương là vô cùng gian khó.
1.2.2.4. Quản lý quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí
Để thực hiện nội dung này, trước hết phải nắm rõ nội dung xây dựng
NTM (như đã trình bày ở mục 1.1.5.2), các văn bản quy định về bộ tiêu, bao
gồm các văn bản:
- Quyết định số: 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Theo
đó 19 tiêu chí đánh giá về xây dựng NTM bao gồm: 1 Quy hoạch; 2 Giao thông; 3 Thuỷ lợi; 4 Điện; 5 Trường học; 6 Cơ sở vật chất văn hoá; 7 Cở sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8 Thông tin và truyền thông; 9 Nhà ở dân cư; 10 Thu nhập; 11 Hộ nghèo; 12 Lao động có việc làm; 13 Tổ chức sản xuất; 14 Giáo dục và đào tạo; 15 Y tế; 16 Văn Hoá; 17 Môi trường; 18 Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19 Quốc phòng và An ninh.
- Quyết định số 558/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành
phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Với 9
tiêu chí như Bảng 2.1.
- Quyết định số: 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, chương trình gồm 11 nội dung thành phần như sau: 1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; 2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; 3 Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; 4 Giảm nghèo và an sinh xã hội; 5 Phát triển giáo dục ở nông thôn; 6 Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn; 7 Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn; 8 Vệ sinh
môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề; 9 Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân; 10 Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn; 11 Nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; truyền thông về xây dựng nông thôn mới . [21]
Trên cơ sở nắm được các nội dung xây dựng NTM, để quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM phải tiến hành đánh giá, nhận định thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả công việc; so sánh với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập. Đó là một quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có kết quả.
1.2.2.5. Huy động nguồn lực và quản lý các nguồn vốn
Giai đoạn 2010 – 2016 nguồn lực huy động để thực hiện Chương