một số nước trên thế giới, một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Đak Pơ, tỉnh gia lai
1.4.1. Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước nghèo sau chiến tranh, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, không đủ lương thực và phần lớn người dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đến năm 1970 vẫn còn 70% dân số sống ở nông thôn, trong số đó 80% sống trong điều kiện khó khăn. Quá trình xây dựng NTM Hàn Quốc đã phát động phong trào “Saemaulundong” (Phong trào đổi mới nông thôn) vào ngày 22/4/1970. Phong trào đã làm cho nông thôn Hàn Quốc từ trì trệ, đói nghèo, tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ và nhanh chóng đạt được những kết quả khả quan. Đến năm 1980, bộ mặt nông thôn có thể nói đã hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa… Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc; Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập; Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn; Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn; Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác, thiết lập các HTX kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn; Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân.
1.4.2. Thái Lan
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước, khá tương đồng với Việt Nam. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với nhiều hình thức.
Tập trung vào công nghiệp phục vụ nông nghiệp, phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Đặc biệt là các chính sách phát triển nông nghiệp; Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Mở cửa thị trường khi thích hợp.
Chìa khoá thành công của Chương trình Phát triển vùng nông thôn trong hơn một thập kỷ gần đây là Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (One
Tambon One Product) gọi tắt là OTOP. Mục tiêu tổng thể của OTOP là: Xây dựng xã, cộng đồng vững mạnh, phát triển tự lực của nhân dân và xây dựng gia đình hạnh phúc có chất lượng. Để có sự thành công của Chương trình OTOP, ngoài vai trò chính về chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhất quán, xuyên suốt của Chính phủ là sự vào cuộc tích cực với tư duy sản xuất hàng hoá hướng đến xuất khẩu, sự chịu khó học hỏi, tiếp cận kinh tế thị trường, hợp tác sản xuất của người dân, của chủ doanh nghiệp, HTX. Chương trình OTOP đã và đang có vai trò quan trọng, là mấu chốt trong phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn và đóng góp tích cực cho phát triển ngành dịch vụ, du lịch của Thái Lan hiện nay.
Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của các nước nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình CNH - HĐH đất nước.
1.4.3. Huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
Xuân Lộc đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trao bằng công nhận huyện NTM năm 2014. Sau ngày đất nước thống nhất, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, toàn Đảng, toàn dân Xuân Lộc tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng trong đấu tranh để khắc phục hậu quả chiến tranh, đầu tư phát triển sản xuất. Qua 5 năm phấn đấu bằng nhiều cách làm đầy sáng tạo, quyết liệt, Xuân Lộc lại dẫn đầu trong xây dựng NTM, trở thành huyện NTM đầu tiên của cả nước. Sau khi đạt các tiêu chí NTM, Xuân Lộc đã xây dựng ngay bộ tiêu chí NTM nâng cao. Bài học kinh nghiệm QLNN về xây dựng NTM rút ra từ huyện nông thôn mới Xuân Lộc:
được kiện toàn với sự tham gia của các cơ quan, cán bộ, công chức có liên quan; có sự phối hợp chặt chẽ, có sự phân công và làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân tham gia để vận hành được xuyên suốt, giải quyết nhanh, gọn, có hiệu quả những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong quá trình thực hiện các tiêu chí NTM.
Quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ và chính sách cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã trẻ, có trình độ, năng lực, năng động trong công tác, tạo bước chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Việc ban hành các văn bản pháp luật, các quy định QLNN về xây dựng NTM phải đồng bộ, kịp thời nhất là công tác quy hoạch phải đi trước một bước, dựa vào lợi thế cạnh tranh của mỗi xã để kết nối với quy hoạch huyện và tỉnh; lấy công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng NTM. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xây dựng NTM. Kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng NTM. Phải có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích ngay tại các thôn, cụm dân cư...
Xây dựng NTM phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại địa phương, cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ đạo trong thực hiện, giám sát, hưởng thụ, huy động nguồn lực trong nhân dân phải gắn liền với bồi dưỡng sức dân; thông qua các đề án hợp lòng dân được nhân dân đồng tâm hiệp lực, chung sức xây dựng NTM.
1.4.4. Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương là 1 trong 8 xã được tỉnh Thái Bình lựa chọn xây dựng xã điểm NTM. Sau thời gian 4 năm, bằng sự nỗ lực, chung sức của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân đã giúp Thanh Tân cán đích xã NTM
vào tháng 7/2013, sớm trước 2 năm so với dự định. Với những sáng tạo độc đáo từ hướng đi, cách làm, Thanh Tân trở thành xã điểm kiểu mẫu về xây dựng NTM của tỉnh Thái Bình. Từ thực tiễn xây dựng NTM của xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương rút ra một số kinh nghiệm sau:
Cấp ủy và chính quyền xã đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, cụ thể hoá những nội dung, mục tiêu quan trọng về xây dựng NTM ở địa phương bằng việc ra các Nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo, điều hành như: Nghị quyết về dồn điển đổi thửa, Nghị quyết về xây dựng đường làng ngõ xóm “xanh, sạch, đẹp”. Thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy BCĐ và Ban Quản lý xã cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Tăng cường công tác tuyên truyền xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của mọi cấp, mọi ngành và của mọi người dân. Hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, thường xuyên và liên tục.
Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, nhất là công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch được cấp ủy và chính quyền vào cuộc, sâu sát, cho ý kiến cụ thể ngay từ khi bắt đầu xây dựng để công ty tư vấn xây dựng đề án, đồ án quy hoạch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng được cấp ủy, chính quyền xã rất coi trọng. Công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời điều chỉnh những sai sót, khắc phục những hạn chế để thực hiện quản lý một cách hiệu quả. Thành lập đoàn cán bộ của xã đi kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí tại các thôn trên cơ sở đó xã bình xét hỗ trợ kinh phí; thôn nào làm tốt hơn, nhân dân đóng góp nhanh hơn sẽ được hỗ trợ trước, tạo nên không khí thi đua, kích thích các thôn, xóm phấn đấu quyết liệt hơn với nhau.
1.4.5. Những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể vận dụng cho huyện Đak Pơ,tỉnh Gia Lai
Từ những kinh nghiệm thực tế quá trình xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho huyện Đak Pơ như sau:
Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo của chính quyền và vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội ở nông thôn. Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, tăng cường kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo quyết liệt để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình QLNN về thực hiện xây dựng NTM.
Chú trọng công tác xây dựng quy hoạch, đề án vì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng là cơ sở hình thành tổng thể bộ mặt cảnh quan NTM. Việc làm này đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quy hoạch có chất lượng tốt, có tầm nhìn rộng và am hiểu thực tế đặc thù của từng địa phương. Mặt khác khi xây dựng đề án quy hoạch và phương án thực hiện cấn phải lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH ở khu vực nông thôn chính là khâu đột phá trong quá trình xây dựng NTM. Muốn làm được như vậy trước hết phải ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ sản xuất nông thôn như: giao thông, thủy lợi, các công trình phúc lợi xã hội…
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức những người làm việc vận hành tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM, nhất là ở cấp xã cần thường xuyên quan tâm bố trí đầy đủ, đào tạo bồi dưỡng và có chế độ đãi ngộ thích đáng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về xây dựng NTM, chất lượng đội ngũ này có năng lực hay kém hiệu quả sẽ được phản ánh qua sự phát triển của từng vùng nông thôn, đặc biệt là trình độ quy hoạch trong xây dựng NTM.
Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, trang bị cho lực lượng lao động nông thôn những kiến thức cần thiết trong lao động sản xuất thời kỳ mới, đặc biệt là nguồn lao động trẻ ở nông thôn.
Huy động sức mạnh tố đa của tất cả mọi nguồn lực, mọi chủ thể tham gia xây dựng NTM. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia QLNN về xây dựng NTM. Chỉ khi nào phát huy được sức mạnh tập thể của tất cả các nguồn lực này, thì việc thực hiện xây dựng NTM sẽ được tiến hành nhanh, kết quả đạt được mới bền vững, công tác QLNN về xây dựng NTM mới đạt hiệu lực, hiệu quả cao nhất.
Chương 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐAK PƠ, TỈNH GIA LAI