hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, các chủ thể quản lý nhà nước theo dõi, nắm được kết quả tiến độ thực hiện, hiệu quả việc thực hiện, kịp thời phát hiện các khó khăn hạn chế để khắc phục, điều chỉnh, nhân rộng, rút kinh nghiệm…. đồng thời phát hiện được các sai phạm để uốn nắn, xử lý.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nông thôn mới
1.3.1. Chủ trương của Đảng, Chính sách pháp luật của Nhà nước
Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện mọi mặt đời sống xã hội, Đảng lãnh đạo Nhà nước điều hành quản lý xã hội bằng chủ trương, đường lối, thông qua chỉ thị, nghị quyết.
Đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Đảng ta rất quan tâm lãnh đạo nhằm xây dựng nông thôn phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân. Chủ trương quan trọng nhất được thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Hội nghị đã thống nhất ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là chủ trương lớn của Đảng với các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung nhằm phát triển khu vực nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân. Nghị quyết ra đời đánh dấu một bước ngoặc lớn trong sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, tinh thần Nghị quyết đã lãnh đạo toàn diện, đồng bộ và với ý nghĩa mục tiêu quan trọng, to lớn, được các tổ chức trong và ngoài Nhà nước và toàn thể nhân dân hưởng ứng tích cực.
Triển khai thực hiện Nghị Quyết 26-NQ/TW, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm cụ thể hóa mục tiêu của Nghị quyết. Bao gồm các Nghị quyết của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình xây dựng nông thôn mới, Quyết định của Thủ tướng chính phủ về ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, tổ chức bộ máy quản lý điều hành việc thực hiện Chương trình… , huy động nguồn lực, cơ cấu vốn, các cơ chế, chính sách hỗ trợ… trên cơ sở đó, các Bộ ngành Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện.
Cùng với đó, chính quyền địa phương các cấp cũng xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của cấp trên và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
Với việc ban hành các văn bản thống nhất, đồng bộ, tạo hành lang pháp ý cho quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM tại các địa phương.
1.3.2. Tổ chức bộ máy thực hiện QLNN về xây dựng NTM
ngũ con người tương ứng. Tổ chức ở góc độ này, là sự thiết lập các cơ cấu với nhiệm vụ xác định và quy định mối quan hệ giữa các bộ phận trong các cơ cấu ấy để sự hoạt động của toàn thể cơ cấu đạt mục tiêu đã định với hiệu quả cao nhất. Cụ thể, đó là việc thiết lập các bộ phận, đơn vị quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, bộ phận và cá nhân trong bộ phận đó, quy định mối quan hệ dọc, ngang giữa các bộ phận nhằm hoàn thành nhiệm của tổ chức. Vì vậy, có thể nói quản lý mà không có tổ chức thì không thể quản lý được.
QLNN về NTM cũng vậy, để thực hiện Chương trình xây dựng NTM thì cần phải xác định cơ cấu tổ chức và nhân lực thực hiện QLNN về xây dựng NTM.
Để thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương, văn phòng điều phối trung ương, các quyết định chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo và văn phòng điều phối tại các địa phương, chỉ đạo bố trí công chức cấp xã trực tiếp tham mưu theo dõi, báo cáo việc thực hiện tại các xã.
1.3.3. Năng lực của công chức thực hiện Chương trình
Yếu tố con người có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động quản lý nói chung và QLNN trên các lĩnh vực nói riêng, quyết định sự thành bại của tổ chức, việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Xác định được tầm quan trọng của yếu tố con người trong tổ chức, sức mạnh của tổ chức phụ thuộc vào con người, con người chính là nguồn gốc của các nguồn lực khác và là cơ sở cho mọi thành công hay thất bại của tổ chức, thực chất của quản lý là quản lý con người trong tổ chức, thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức. Do đó, ngoài việc thành lập các tổ chức thực hiện chương trình, đòi hỏi đội ngủ công chức - những người trực tiếp thực hiện chương trình xây dựng NTM phải có đủ trình
độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Hoạt động QLNN về xây dựng NTM liên quan nhiều lĩnh vực, liên quan các yếu tố đặc thù văn hóa vùng miền, văn hóa truyền thông các dân tộc nên đòi hỏi công chức thực hiện chương trình không chỉ có trình độ chuyên môn vững mà còn phải có năng lực tốt, khả năng thích ứng, linh hoạt trong triển khai thực hiện và trong việc thông tin, báo cáo để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất trong hoạt động QLNN về xây dựng NTM tại các địa phương.
Nếu đội ngũ công chức có trình độ quản lý, có sự linh hoạt, sáng tạo tùy vào điều kiện, tình hình từng địa phương thì khi triển khai thực hiện sẽ mang lại kết quả cao hơn. Ngược lại, sẽ không phát huy được hết lợi thế của từng địa phương. Lý do chính được đúc kết lại là ngoài trình độ chuyên môn phải có sự nhanh nhạy trong tư duy nhận thức nắm bắt vấn đề của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới nói riêng thì sẽ có những kết quả khác biệt.
1.3.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, thời tiết, địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, tài nguyên thiên nhiên… ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các tiêu chí NTM và hoạt động QLNN về xây dựng NTM, ở nước ta, địa hình trải dài, đặc điểm tự nhiên đa dạng và khác nhau ở các vùng miền, địa phương vì vậy khi triển khai xây dựng nông thôn mới sẽ có những thuận lợi, khó khăn khác nhau, do đó, phải phân tích, đánh giá để khắc phục những khó khăn, phát huy lợi thế và đề ra giải pháp hữu hiệu nhất.
Về kinh tế - xã hội, mỗi địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, biểu hiện ở thu ngân sách của địa phương, thu nhập của nhân dân, kinh tế doanh nghiệp, hợp tác xã có phát triển không, tiềm năng phát triển các ngành kinh tế, chất lượng giáo dục, y tế, dân trí và tình hình an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội… qua đó, có thể thấy đây là yếu tố vô cùng quan
trọng, ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM. Những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển sẽ rất thuận lợi cho việc triển khai chương trình, huy động các nguồn lực, nhất là việc thực hiện các tiêu chí khó như thu nhập, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn… và địa phương đó sẽ sớm đạt mục đích, không những đạt chuẩn các tiêu chí mà còn mang tính bền vững. Và ngược lại, với điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, kinh tế nghèo nàn, ngân sách hạn hẹp, doanh nghiệp không phát triển, thu nhập người dân thấp, không ổn định,… việc thu hút nguồn lực và hoàn thành các tiêu chí là rất khó khăn.
1.3.5. Văn hóa truyền thống các dân tộc
Nước ta có 54 anh em dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc có một truyền thống văn hoá riêng, do đó việc triển khai thực hiện xây dựng NTM và QLNN về xây dựng NTM phải phù hợp với truyền thống văn hóa đặc biệt là phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, loại bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
Văn hóa truyền thống các dân tộc biểu hiện qua phong tục, tập quán sinh hoạt, canh tác, sản xuất, mỗi dân tộc sẽ có những điểm khác nhau vì vậy khi triển khai thực hiện xây dựng NTM đòi hỏi trong QLNN về xây dựng NTM phải tùy vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng vùng mà có kế hoạch, lộ trình và giải pháp hợp lý.
Có thể nói, yếu tố con người và văn hóa, phong tục tập quán cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào kết quả quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, vì chủ thể trong xây dựng nông thôn mới ở đây chính là người nông dân.
1.3.6. Hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay, các quốc gia nếu muốn phát triển đều không thể nằm ngoài các mối quan hệ quốc tế. Sự ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia chấp nhận tham gia thì cấu trúc quốc tế có ảnh
hưởng to lớn đến thể chế của quốc gia đó, bắt buộc quốc gia có chính sách mở cửa phải thay đổi thể chế của mình để phù hợp “sân chơi chung”.
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Đó là thời cơ thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế, trao đổi, học hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp song cũng không ít thách thức, rủi ro, đó là phải làm quen dần và thích ứng với sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, nhất là với sản phẩm nông nghiệp, nếu không tăng được năng suất trong nông nghiệp, không quy hoạch hợp lý cây trồng vật nuôi, thì sẽ bị rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá và được giá, mất mùa”. Với những thách thức mới đối với nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN trong xây dựng NTM.