Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 114 - 133)

3.3.1. Đối với Trung ương

- Nâng mức phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (nguồn vốn sự nghiệp) để hỗ trợ đầu tư cho các mô hình sản xuất nhằm tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.

- Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động QLNN về xây dựng NTM, có chính sách đào tạo, đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác QLNN về xây dựng NTM, ban hành các quy định tạo khung pháp lý cho công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động QLNN về xây dựng NTM. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính khả thi của tiêu chí Ban chỉ đạo NTM Trung ương cần giao cho các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện khái niệm, nội dung, phạm vi, cách tính các chỉ tiêu định lượng liên quan theo những phương pháp khoa học đồng thời sát với thực tế. Ngoài ra, đối với từng tiêu chí cần phải cụ thể hóa thành các chỉ tiêu chi tiết và chuẩn hóa để áp dụng thống nhất chung, có như vậy mới thuận lợi cho công tác rà soát, kiểm tra và đánh giá kết quả của chương trình xây dựng NTM. Trên nền hệ thống chỉ tiêu cụ thể hóa của 19 tiêu chí xây dựng NTM, chỉ đạo ngành Thống kê phải lồng ghép nội dung vào các cuộc điều tra hằng năm, các cuộc tổng điều tra hoặc phải tổ chức điều tra riêng về nội dung xây dựng NTM để có nguồn thông tin phục vụ đánh giá chương trình theo định kỳ theo từng năm, 2 năm và 5 năm.

cạnh đánh giá việc hoàn thành các tiêu chí theo tiêu chuẩn, cần chú trọng ý kiến đánh giá, góp ý của nhân dân, xem đây là yếu tố quan trọng, quyết định tính bền vững trong xây dựng NTM. Qua đánh giá trên thể hiện phát huy và nâng cao vai trò của nhân dân trong xây dựng - quản lý - giám sát quá trình xây dựng NTM.

- Các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài cũng góp phần quan trọng. Chúng ta cần xây dựng cơ chế để đưa các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài vào tham gia nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo cán bộ, đầu tư theo định hướng của các địa phương, Trung ương trong xây dựng NTM. Vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trung ương nên sớm thống nhất việc xây dựng mô hình chính quyền huyện, xã và bộ máy QLNN các cấp địa phương để khắc phục những chồng chéo, không rõ về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và phương thức hoạt động phù hợp đối với chính quyền địa phương các cấp bảo đảm hoạt động có hiệu lực hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay.

3.3.2.Đối với Địa phương

- Ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư cho các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới để đảm bảo kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hợp tác với nông dân đầu tư sản xuất, kinh doanh, bao tiêu sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động và thu nhập cho nông dân.

KẾT LUẬN

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 là chương trình trọng điểm mục tiêu quốc gia nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, ngành nghề dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Sau 7 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đak Pơ đã đạt được những kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn nhìn chung có nhiều đổi mới, đời sống dân cư nông thôn từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng nông thôn không ngừng được cải thiện; sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư; năng suất, giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng hơn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, toàn huyện có 4/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới đã được UBND tỉnh công nhận.

Tuy nhiên, trên cơ sở những kết quả đạt được, vẫn tồn tại không ít khó khăn khi thực hiện chương trình. Đó là: Phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa theo quy hoạch; sử dụng đất đai chưa hợp lý; cơ cấu kinh tế nông nghiệp và ngành nghề nông thôn chuyển dịch chậm; sản xuất còn manh mún, tự phát, thiếu ổn định; công nghiệp chế biến nông sản, nhất là công nghệ thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển. Kết cấu hạ tầng nông thôn còn thiếu thốn, chưa đảm bảo được yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục khu vực nông thôn; tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, đời sống của cư dân nông thôn chỉ đảm bảo ở mức trung bình. Trình độ sản xuất không đồng đều, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn thấp; sản xuất gắn kết với bao tiêu nông sản còn hạn chế, chưa xây dựng được thương hiệu

cho sản phẩm hàng hóa. Sự phát triển và hoạt động của các loại hình tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp còn hạn chế. Thu nhập của người lao động khu vực nông nghiệp nhìn chung còn thấp và chịu nhiều rủi ro lớn, thua thiệt nhiều so với lao động ở các khu vực kinh tế khác, chưa đạt yêu cầu so với mức bình quân chung của huyện và yêu cầu đạt chuẩn nông thôn mới…

Từ quá trình phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn kết quả xây dựng NTM ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai qua các chương đã nêu trong đề tài. Chúng ta thấy, để xây dựng được NTM thành công thì vai trò của QLNN về xây dựng NTM là đặc biệt quan trọng.

Chúng ta thực hiện Chương trình xây dựng NTM hiện nay trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, tình hình suy thoái kinh tế trên diện rộng, nợ công cao, quá trình toàn cầu hoá diển ra mạnh mẽ, nguồn lực ngày càng khan hiếm, biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc. Một số bộ phận không nhỏ cán bộ thực thi nhiệm vụ tại các cơ quan, chính quyền các cấp có biểu hiện quan liêu, suy thoái đạo đức… Chính những yếu tố, những khó khăn trên đòi hỏi chúng ta phải tăng cường vai trò của QLNN về xây dựng NTM để điều hành, điều chỉnh, lựa chọn các giải pháp tốt, mang tính khả thi nhằm xây dựng NTM thành công, bền vững.

Tuy vậy, công tác QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện vẫn còn một số hạn chế: Việc ban hành các văn bản liên quan QLNN về xây dựng NTM có lúc chưa đồng bộ; chưa kịp thời điều chỉnh; chưa có chính sách đặc thù nhất là đối với vùng đồng bào DTTS. Công tác chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng nông thôn mới có lúc chưa được thường xuyên, liên tục. Một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện chưa thực sự chủ động tham mưu, đề xuất. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn những hạn chế nhất định. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện QLNN về xây dựng NTM có lúc chưa kịp thời, chưa đáp ứng

được yêu cầu nhiệm vụ; công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chất lượng chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa sâu sát. Chưa có các cơ chế chính sách hưu hiệu trong việc thu hút, ưu đãi tổ chức cá nhân và doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng nông thôn; việc thu hút các nguồn lực đạt kết quả thấp. Việc nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả chưa được triển khai hiệu quả, chưa có chính sách khuyến khích, người dân tự nhân rộng

Từ những tồn tại hạn chế được rút ra trong quá trình thực hiện QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Đak Pơ. Có thể rút ra một số các giải pháp cần tập trung thực hiện để hoàn thiện hoạt động QLNN về xây dựng NTM trong những giai đoạn tiếp theo như: Giải pháp về chỉ đạo, điều hành, ban hành cơ chế, chính sách; giải pháp về xây dựng bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực; giải pháp về phát triển kinh tế, tăng thu nhập người dân; giải pháp huy động nguồn lực và quản lý các nguồn vốn; giải pháp về tuyên truyền, vận động; giải pháp đầu tư, xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí; giải pháp kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện xây dựng nông thôn mới

Đak Pơ là huyện thuần nông, mới thành lập được gần 15 năm, xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao, dân trí thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, do đó việc triển khai thực hiện chương trình gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với việc Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về xây dựng NTM trong thời gian tới, Chính quyền và nhân dân huyện Đak Pơ sẽ tận dụng mọi cơ hội, phát huy nội lực trong Nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành Chương trình MTQG về xây dựng NTM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26

– NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau

hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT- BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Hoa Cúc (2011), QLNN trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời

kỳ đổi mới, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

6. Phạm Đi (2016), Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay,

nghiên cứu vùng duyên hải Nam Trung bộ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Phạm Kim Giao (2009), Giáo trình quản lý nhà nước về nông thôn

Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Trần Văn Giao (2016), Giáo trình quản lý tài chính công, Học viện HCQG, Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Hải (2012), Giáo trình Hành chính Nhà nước, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10.Nguyễn Thị Hồng Hải (2015), Quản lý nguồn nhân lực khu vực công lý luận và kinh nghiệm một số nước, Nxb.Chính trị Quốc gia - sự thật, Hà Nội.

11.Lê Thị Hiền (2015) “Nhìn lại quá trình dồn điền, đổi thửa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”, tạp chí lý luận chính

trị - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (số 6).

12.Nguyễn Thị Ánh Hồng (2017) “Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, HVHC quốc gia, Hà Nội.

13.Nguyễn Xuân Huy (2011), QLNN về quy hoạch xây dựng NTM phù hợp với tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh

Phúc – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ hành chính công, Học viện

hành chính quốc gia, Hà Nội.

14.Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15.Đinh Văn Mậu, (2011), Quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

16.Vũ Văn Phúc (2012) Xây dựng NTM, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội.

17.Lê Đình Thắng (1998), Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau

Nghị quyết X của Bộ Chính trị, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18.Lê Thị Thu Thảo (2015), Quản lý nhà nước về xây dựng nông

thôn mới trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc

sĩ Quản lý công, HVHC quốc gia, Hà Nội.

19.Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, Hà Nội.

20.Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2010 – 2020, Hà Nội.

21.Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 342/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

22.Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 1996/QĐ-TTg về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối giúp Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới các cấp, Hà Nội.

23.Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1600/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2016 – 2020, Hà Nội.

24.Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

25.Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 558/QĐ-TTg về việc ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Hà Nội.

26.Lê Thị Bính Thuận (2014), Quản lý nhà nước về xây dựng nông

thôn mới tại huyện Hoà Vang, thành Phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản lý

công, HVHC Quốc gia, Hà Nội.

27.Ủy ban nhân dân huyện Đak Pơ (2014), Kế hoạch số 62/KH-

UBND về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020.

28.Ủy ban nhân dân huyện Đak Pơ (2016), Quyết định số 353/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh, bổ sung xây dựng nông thôn mới

huyện Đak Pơ giai đoạn 2016-2020.

29.Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (2017), Quyết định số 250/QĐ- UBND ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

PHỤ LỤC SỐ LIỆU

Phụ lục 01

THỰC TRẠNG 19 TIÊU CHÍ CÁC XÃ

Ghi chú: Tiêu chí đạt đánh dấu x

S T T Nhóm tiêu chí Quy

hoạch Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Kinh tế tổ chức sản xuất

Văn hóa - Xã hội - Môi trường Hệ thống chính trị Tổng số tiêu chí đạt 1. Quy hoạch 2. Giao thông 3. Thuỷ lợi 4. Điện 5. Trường học 6. Cơ sở vật chất văn hóa 7. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn 8. Thông tin và truyền thông 9. Nhà ở dân cư 10. Thu nhập 11. Hộ nghèo 12. Lao động có việc làm 13. Tổ chức sản xuất 14. Giáo dục và Đào tạo 15. Y tế 16. Văn hóa 17. Môi trường và An toàn thực phẩm 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật 19. Quốc phòng và An ninh 1 Hà Tam × × × × × × × × × × × × × 13 2 An Thành × × × × × × × 7 3 Tân An × × × × × × × × × × × × × × × 15 4 Cư An × × × × × × × × × × × × × × × 15 5 Phú An × × × × × × × × × × × × × × × 15 6 Yang Bắc × × × × × × × × 8 7 Ya Hội × × × × × × × × × 9 Tổng 7 6 4 7 4 2 7 3 4 4 4 7 2 6 0 6 0 2 7 82

Phụ lục 2

TỔNG HỢP VỐN (CƠ CẤU)

TT Cơ cấu vốn đầu tư Tổng vốn

Vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Lồng ghép từ các

chương trình, dự án

khác

Ngân sách Doanh nghiệp Dân góp Tín dụng Khác

Tổng vốn 408,864.10 211,313.20 0.00 31,572.17 5,180.00 0.00 160,798.73

I

Lập đồ án quy hoạch, Đề án xây dựng NTM, đào tạo, tuyên truyền về nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 114 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)