Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đak Pơ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 78 - 87)

2.4.1. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện

Triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện là rất quan trọng, là cơ sở pháp lý để chỉ đạo các cơ quan, ban ngành và các xã triển khai thực hiện.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương (như đã trình bày ở chương 1); các văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Nghị quyết của Đảng bộ huyện:

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19 tháng 7 năm 2011 của Tỉnh ủy Gia Lai tại Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020;

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 16/10/2015 của Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Gia Lai;

- Quyết định số 544/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2017-2020 thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

- Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 10/4/2012 của Huyện ủy Đak Pơ về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đak Pơ đến năm 2020;

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đak Pơ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020;

- Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2016-2020;

phòng điều phối, tổ giúp việc, tổ khảo sát… cấp huyện, xã. UBND huyện, xã và các phòng chuyên môn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn. Một số văn bản chỉ đạo quan trọng và xuyên suốt của UBND huyện: Kế hoạch số 38/KH-BCĐXDNTM ngày 29 tháng 12 năm 2011 về xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020 huyện Đak Pơ; Quyết định số 335/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2012 về kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Đak Pơ chung sức xây dựng nông thôn mới”; Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2016 về phê duyệt Đề án xây dựng huyện Đak Pơ giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1523/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2017 về phê duyệt Đề án điều chỉnh bổ sung xây dựng nông thôn mới huyện Đak Pơ giai đoạn 2016 – 2020;…

Ngoài ra, trong quá trình theo dõi, điều hành và hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình, UBND huyện, xã và các phòng chuyên môn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể đối với từng lĩnh vực, từng địa phương và từng thời điểm thích hợp.

Nhìn chung hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đảm bảo theo quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và phù hợp với điều kiện của địa phương; các văn bản mang tính thống nhất, đồng bộ và sát điều kiện thực tế nên thuận lợi cho việc triển khai thực hiện.

2.4.2. Xây dựng bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực

Căn cứ Quyết định Số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020, Quyết định Số: 1920/QĐ-TTg, ngày 5

tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp, UBND huyện đã thành lập các Ban Chỉ đạo, các tổ giúp việc trực tiếp chỉ đạo, thực hiện Chương trình, thành lập Văn phòng Điều phối

huyện, chỉ đạo thành lập văn phòng điều phối ở các xã, cụ thể:

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ở địa phương gồm 29 thành viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban, cơ quan thường trực là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành có liên quan là thành viên Ban Chỉ đạo;

- Thành lập tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo gồm 07 thành viên; tổ rà soát Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM có nhiệm vụ rà soát, đánh giá, hướng dẫn triển khai các giải pháp triển khai thực hiện tại các xã.

- Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện gồm 06 thành viên, 01 chuyên trách, 05 kiêm nhiệm để tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình, bao gồm:

+ Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện kiêm nhiệm, Phó Chánh Văn phòng do Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm;

+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí một số công chức chuyên trách trong tổng biên chế được giao;

+ Các công chức cấp phòng của các phòng, ban liên quan cử đến, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

- Đối với cấp xã, thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý, Ban Giám sát (07/07 xã với 147 thành viên); thành lập tổ khảo sát xã, thôn, làng và Ban phát triển thôn, làng ở các xã với 45 thành viên; Ban Quản lý các Chương trình MTQG cấp xã. Đồng thời chỉ đạo 7/7 xã phân công công chức chuyên môn Địa chính – Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường kiêm phụ trách công tác xây dựng NTM để triển thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng NTM trên địa bàn xã.

Đội ngũ cán bộ, công chức được bố trí vào bộ máy tổ chức thực hiện QLNN về xây dựng NTM từ huyện đến xã đều có trình độ, năng lực công tác, đáp ứng cơ bản được yêu cầu nhiệm vụ, trong bộ máy tổ chức nói trên đều có cán bộ có chuyên môn về nông nghiệp, nông thôn và các cán bộ tại các ngành có liên quan đến các nội dung về xây dựng NTM. Các bộ máy tổ chức thực hiện QLNN về xây dựng nông thôn mới nói trên thường xuyên được củng cố, kiện toàn đồng thời đội ngủ cán bộ, công chức thực hiện Chương trình thường xuyên được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để nắm bắt, cập nhật thông tin, văn bản mới nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

2.4.3. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Công tác quy hoạch được tập trung triển khai thực hiện đầu tiên ngay khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Việc quy hoạch được nghiên cứu, tiến hành kỹ lưỡng theo đúng quy định và yêu cầu của các văn bản cấp trên như: Quyết định số: 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện đảm bảo các nội dung chỉ đạo của Quyết định như sau:

- Quy hoạch huyện NTM theo các tiêu chí của Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch sản xuất trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp của huyện, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, của từng xã và tập quán sinh hoạt từng dân tộc trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường nông thôn trong đồ án quy hoạch xã nông thôn mới; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

- Hiện nay, việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn; hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Thông tư Số: 02/2017/TT-BXD, ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn về quy hoạch xây dựng

nông thôn, với các nội dung sau: Quy hoạch chung xây dựng xã với các quy

định về định hướng quy hoạch không gian tổng thể xã; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật; Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn: quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng hoặc xây dựng mới Trung tâm xã; quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng thôn, bản hoặc xây dựng các khu dân cư mới và khu tái định cư; Quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn: tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn; điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn

Đến nay, 07/7 xã hoàn thành và được phê duyệt và công khai đúng thời hạn Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cấp xã; 07/7 xã ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch tuy nhiên chưa thực hiện được việc cắm mốc chỉ giới theo quy hoạch.

Nhìn chung, chất lượng đồ án quy hoạch các xã của huyện cơ bản đảm bảo yêu cầu; Công tác quy hoạch NTM của huyện được thực hiện nghiêm túc theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương và của Tỉnh; công tác lập Đề án được BCĐ huyện chỉ đạo rất quyết liệt, các phòng chức năng của huyện tích cực đôn đốc BCĐ, UBND các xã khẩn trương xây dựng Đề án để trình UBND huyện. Các Đề án được phê duyệt đảm bảo các yêu cầu theo hướng dẫn và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các xã đã chủ động, tích cực trong việc thực hiện xây dựng Đề án, đã bám theo Đề cương và các văn bản hướng dẫn của tỉnh, huyện và phù hợp với thực tế của từng địa phương.

tăng thu nhập nông dân

Huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập nông dân, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn nân dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, nhất là chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (trong thời gian qua các cơ quan chuyên môn và các địa phương đã chủ động phối hợp với Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất nhập khẩu Đồng Giao tổ chức đối thoại, phổ biến về kế hoạch chuyển đổi cây trồng cho nhân dân trên địa bàn huyện

đăng ký tham gia). Huyện đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với hộ,

nhóm hộ nông dân trong thực hiện sản xuất theo hình thức cánh đồng lớn; chú trọng xây dựng các mô hình khảo nghiệm về cơ cấu cây, con, giống mới để nhân rộng theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Việc triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đã cho năng suất, chất lượng cao góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng đạt 22.117 ha, tăng 12,79% so với năm 2012; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 23.665 tấn, tăng 6,8% so với năm 2012. Toàn huyện triển khai được 40 cánh đồng mía lớn, diện tích 500 ha với 523 hộ tham gia.

Chăn nuôi luôn được quan tâm chỉ đạo, từ chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, rải rác đã từng bước phát triển thành trang trại với quy mô ngày càng lớn. Tập trung phát triển đàn bò theo hướng nuôi bò thịt chất lượng cao thông qua chương trình lai cải tạo đàn bò, hiện nay, tổng đàn bò toàn huyện hiện có 15.710 con, đạt 94,64% so với Nghị quyết (trong đó tỷ lệ bò lai chiếm 87,4% tổng đàn).

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm luôn được quan tâm. Từ năm 2012- 2017, toàn huyện đã có 1.024 lao động nông thôn được đào tạo nghề, trong đó 869 lao động được đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 84,86%; giải quyết việc làm cho 8.312 lao động. Việc tập trung đẩy mạnh triển phát sản xuất và thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã có nhiều tác động tích cực đến khu vực nông thôn, đời sống của người dân nông thôn được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 8,906 triệu đồng năm 2012 lên 28,308 triệu đồng năm 2017; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết năm 2017 là 10,16% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020). Đến nay, đã có 4/7 xã đạt tiêu chí thu nhập và hộ nghèo, đạt 57,1% tổng số xã xây dựng nông thôn mới.

2.4.5. Huy động nguồn lực và quản lý các nguồn vốn

Việc huy động nguồn lực thực hiện Chương trình được UBND huyện chỉ đạo thực hiện theo các nội dung quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 (thực hiện trong giai đoạn

2010 – 2016) và từ nữa cuối năm 2016 đến nay thực hiện theo Quyết định số:

1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2016-2020. Qua đó UBND huyện đã thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn

huy động để thực hiện Chương trình, bao gồm: thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; huy động tối đa nguồn lực của huyện và các xã để tổ chức triển khai Chương trình. Từ năm 2017, các xã sử dụng tiền trích lại cho xã thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung

xây dựng nông thôn mới; huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước… và các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án.

Việc cơ cấu nguồn vốn thực hiện chương trình cũng được UBND huyện chỉ đạo triển khai đúng theo quy định của Quyết định 1600/QĐ-TTg như sau:

- Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương), bao gồm:

+ Vốn trực tiếp để thực hiện các nội dung của Chương trình: khoảng 24%.

+ Vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu; các dự án vốn ODA thực hiện trên địa bàn: khoảng 6%.

- Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng ưu đãi và tín dụng thương mại): khoảng 45%.

- Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng 15%.

- Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%.

Cùng với đó, UBND huyện chỉ đạo thực hiện đúng quy định việc phân bổ, giám sát và theo dõi các nguồn vốn thực hiện Chương trình và cơ chế hỗ trợ ở một số lĩnh vực nội dung trong xây dựng nông thôn mới như quy định của Quyết định 1600/QĐ-TTg.

Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn được UBND huyện triển khai đảm bảo đúng quy định và có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ; ngoài việc đảm bảo quy định có thứ tự ưu tiên, đảm bảo sử dụng hợp lý, hiệu quả để sớm đạt được mục đích chung là hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới tại các xã và xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)