dựng nông thôn mới ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai
3.2.1. Giải pháp về chỉ đạo, điều hành, ban hành cơ chế, chính sách
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương trình trọng điểm, được triển khai rộng khắp trên cả nước, thời gian thực hiện xuyên suốt và lâu dài. Vì vậy phải xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao, xem nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là công việc trọng tâm, thường xuyên; công tác lãnh chỉ đạo phải sâu sát và dứt khoát. Đối với huyện Đak Pơ, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nhiệp, nhân dân phần lớn sinh sống, sản xuất tại khu vực nông thôn vì vậy việc chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là một niệm vụ chính trị vô cùng quan trọng và nặng nề, gắn với tất cả các nhiệm vụ chính trị khác của địa phương. Do đó, khi thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác phải gắn liền với việc thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn.
chức, doanh nghiệp và nhân dân tham gia xây dựng NTM, UBND huyên, xã và các cơ quan chuyên môn cần ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Các văn bản quản lý phải bám sát quy định của cấp trên, phù hợp với đặc thù huyện đồng thời phải mang tính cụ thể, khả thi cao; tránh tình trạng chung chung, thiếu đồng bộ. Thường xuyên nắm bắt, cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, trên cơ sở các văn bản triển khai thực hiện Chương trình của chính phủ, các bộ ngành Trung ương và UBND tỉnh, UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn, Ban chỉ đạo huyện chủ động tham mưu điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện cần thường xuyên rà soát và bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể từng tiêu chí do ngành quản lý, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của các xã và thường xuyên thực hiện công tác thông tin, báo cáo.
3.2.2. Giải pháp về xây dựng bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực
Bộ máy tổ chức và đội ngủ cán bộ công chức thực hiện chương trình được thành lập, phân công nhiệm vụ theo các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Thủ tương Chính phủ, UBND tỉnh như trình bày ở nội dung QLNN chương 1 và thực trạng QLNN ở chương 2. Tuy nhiên, do đặc thù của địa phương là huyện miền núi, đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ cao, kinh tế - xã hội kém phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải củng cố, kiện toàn, đổi mới hoạt động của tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện và các xã. Đồng thời làm tốt công tác tuyển dụng, điều động luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực đội ngủ thực hiện QLNN về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện và các xã.
củng cố kiện toàn thì ban hành quy chế làm việc chặt chẽ và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng và quán triệt phải thực hiện theo đúng quy chế, phân công; cần quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể và cá nhân, nhất là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu có như vậy mới nêu cao vai trò trách nhiệm cá nhân, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, duy ý chí của người đứng đầu. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục rườm rà. Cải tiến lề lối làm việc theo hướng giảm bớt hội họp, tăng cường xuống địa bàn các xã. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý và điều hành công tác xây dựng NTM. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, định kỳ tổ chức giao ban với các xã và các đơn vị có liên quan để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện ở cơ sở. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các phòng, ban, văn phòng điều phối của huyện với nhau và với các xã xây dựng NTM.
- Để nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức QLNN về xây dựng NTM cần có kế hoạch xây dựng, phát triển, tuyển dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu đề ra; trước mắt cần bố trí, phân công cán bộ một cách hợp lý, theo đúng khả năng, trình độ, vị trí công tác. Chú trong công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ để triển khai thực hiện chương trình nhất là cấp thôn, làng, xã theo hướng chuyên nghiệp và chuyên trách. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch. Vì thông qua đội ngũ này sẽ cho ra những sản phẩm quy hoạch, đề án xây dựng NTM phù hợp hay không phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện QLNN về xây dựng NTM phải thường xuyên cập nhật kiến thức, nhạy bén trước sự thay đổi về kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và đất nước để kịp thời có những tham mưu điều chỉnh việc tổ chức thực hiện cho phù hợp với tình hình mới, tránh tình trạng bị động, lỗi thời trong quy hoạch phát triển
chung của huyện.
Ngoài ra, trong xây dựng NTM, nông dân là chủ thể, người trực tiếp thực hiện vì vậy cần chứ trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
3.2.3. Giải pháp về phát triển kinh tế, tăng thu nhập người dân
Đối với huyện Đak Pơ, triển khai thực hiện xây dựng NTM, một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất đó là tiêu chí về thu nhập và tổ chức sản xuất. Nguyên nhân là do đặc thù về điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, sản xuất nông nghiệp cong nhỏ lẻ, tập quán canh tác lạc hậu, chất lượng nông sản, năng suất cây trồng thấp, đời sống nông dân vô cùng khó khăn, nhất là vùng đòng bào DTTS. Vì vậy, để nâng thu nhập cho nông dân, cần thiết phải có giải pháp phát triên kinh tế nông nghiệp, tăng năng suất và giá trị nông sản. Một số giải pháp:
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, nhất là chú trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh về nông sản đầu tư, hoạt động hiệu quả trên địa bàn, đó là những doanh nghiệp giao tiến bộ kỹ thuật, cung cấp vật tư nông nghiệp - nguồn nguyên liệu đầu vào, lại cũng là đơn vị bao tiêu sản phẩm nông sản của nông dân, xây dựng chuỗi liên kết chặc chẽ giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà máy, nhà khoa học và tiến tới chuỗi liên kết “6 nhà” như định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (bổ sung thêm nhà băng và nhà phân phối).
- Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với hộ, nhóm hộ nông dân trong thực hiện sản xuất theo hình thức cánh đồng lớn; chú trọng xây dựng các mô hình khảo nghiệm về cơ cấu cây, con, giống mới để nhân rộng theo
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. tiếp tục triển khai xây dựng cánh đồng lớn; tăng cường hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
- Triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp đã cho năng suất, chất lượng cao góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Chăn nuôi phải chuyển từ chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, rải rác phát triển thành trang trại với quy mô lớn. Tập trung phát triển đàn bò theo hướng nuôi bò thịt chất lượng cao thông qua chương trình lai cải tạo đàn bò.
3.2.4. Giải pháp huy động nguồn lực và quản lý các nguồn vốn
Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện đồng thời huy động tối đa các nguồn lực của địa phương, huy động các nguồn lực xã hội hóa. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn phân bổ từ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Chủ động, tập trung lồng ghép có hiệu quả vốn của các chương trình, dự án khác với xây dựng nông thôn mới. Việc huy động nguồn lực trong nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới được thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
- Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước:
Lập và triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng NTM, kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch sử dụng từng loại nguồn lực của địa phương là yếu tố hàng đầu để chủ động triển khai việc lập dự án và tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tích cực tạo nguồn thu ngân sách, chủ động bố trí vốn đối ứng để tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách cấp trên vào địa bàn. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài chính ngân sách, về đầu tư xây dựng cơ bản. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước; giám sát của cộng đồng, đảm bảo công khai minh bạch với tất cả các khoản đầu tư.
- Đối với vốn của doanh nghiệp, hợp tác xã:
Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò của doanh nghiệp, HTX đối với phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong việc tạo môi trường thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, HTX. Tổ chức thực hiện tốt các chính sách đối với doanh nghiệp, HTX được quy định tại các văn bản.
- Đối với vốn tín dụng:
Nâng cao nhận thức người dân về vị trí, vai trò của vốn tín dụng; các quy định của Nhà nước, các tổ chức tín dụng đối với việc sử dụng các nguồn tín dụng nhằm giúp người dân chủ động chuẩn bị đầy đủ các yếu tố để tiếp cận nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Phát huy vai trò hội nông dân, các tổ chức chính trị xã hội trong việc tín chấp vay vốn và thực hiện toàn bộ hoặc một số khâu trong nghiệp vụ tín dụng sau khi đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng cho vay. Theo dõi, giám sát và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân được bảo lãnh trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và trả nợ các tổ chức tín dụng đúng hạn.
Phát huy vai trò các cấp chính quyền xã trong việc tích cực cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng quan hệ thân thiên với nhà đầu tư để thu hút đầu tư, qua đó dẫn vốn tín dụng vào địa bàn, nhất là nguồn tín dụng đầu tư phát triển.
Nâng cao trách nhiệm chính quyền trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân có điều kiện thực hiện thủ tục vay có tài sản thế chấp; xác nhận giấy đề nghị vay vốn tín chấp.
Các cấp, các ngành chỉ đạo, hỗ trợ DN, HTX và hộ sản xuất kinh doanh tháo gỡ các khó khăn về đất đai, thủ tục hành chính…để có đủ các thủ tục pháp lý trong vay vốn, trong thế chấp tài sản.
- Đối với vốn đóng góp từ dân cư:
gia từ đầu và trong cả quá trình lập đề án, quy hoạch NTM, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; phát huy vai trò của người dân trong việc lựa chọn dự án đầu tư, quyết định mức độ đóng góp, phương án thực hiện và tổ chức giám sát của cộng đồng theo quy định, trên cơ sở đó động viên các gia đình đóng góp tiền, của và sức lao động để chính trang khu dân cư…, xây dựng nhà cửa, cơ sở sản xuất…, xây dựng kết cấu hạ tầng của thôn, xã theo phương châm “làm từ nhà làm ra”. Phát huy tối đa vai trò chủ thể xây dựng NTM của người dân.
Phát động nhân dân trước hết là cán bộ đảng viên nêu cao tinh thần vì cộng đồng hiến đất, tự giác giải phóng mặt bằng, tích cực ủng hộ, tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Xây dựng bầu không khí đồng thuận trong nhân dân, tạo sự thân thiện hợp tác và sẵn sàng chia sẻ khó khăn với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp để thu hút kêu gọi đầu tư vào địa bàn phát triển sản xuất.
3.2.5 Giải pháp về tuyên truyền, vận động
Để các cơ quan, tổ chức và nhân dân nhất là nông dân hiểu rõ về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, việc triển khai trên địa bàn và tích cực hưởng ứng tham gia thì công tác tuyên truyền, vận động có vai trò vô cùng quan trọng. Để công tác tuyên truyền vận động hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:
-Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng địa phương, với từng đối tượng có trình độ khác nhau, dễ hiểu, dễ áp dụng. Chính quyền các cấp, các ngành và các đoàn thể phải xây dựng kế hoạch và có sự phối hợp trong tổ chức tuyên truyền vận động hội viên, nông dân bằng niều hình thức, tạo sự lan tỏa và trở thành công việc thường ngày tại các cộng đồng dân cư.
- Các phòng, ban, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách, hướng dẫn thực hiện các đề án, quy hoạch, xây dựng mô hình... thuộc lĩnh vực phụ trách, nâng
cao ý thức người dân và cộng đồng trong tổ chức thực hiện Chương trình. Tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới theo phương châm, tiêu chí nào dễ, không cần vốn hoặc cần ít vốn thì triển khai thực hiện trước, tiêu chí nào khó, cần nhiều vốn thì thực hiện sau theo lộ trình cụ thể.
- Trong công tác tuyên truvền, các cấp, các ngành cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng nội dung, có biện pháp phù hợp, thiết thực, phân công rõ trách nhiệm từng cấp, từng đơn vị; phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện. Toàn bộ hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ động lựa chọn những nội dung thiết thực, phối hợp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các thành viên tích cực triển khai xây dựng NTM, khích lệ, động viên các cá nhân, tổ chức cùng đồng lòng, chung sức xây dựng NTM.
- Phát huy vai trò của Mặt trận và đoàn thể hai cấp gắn với công tác tuyên truyền vận động người dân trong xây dựng xã NTM, thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động phải là giải pháp quan trọng hàng đầu, làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công xây dựng NTM.
Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài với một khối lượng rất lớn các công việc, chúng ta cần phải tích cực, khẩn trương nhưng tránh nôn nóng,