Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đak Pơ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 87 - 93)

thôn mới ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai

2.5.1. Những kết quả đạt được

- Xây dựng, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn QLNN về xây dựng NTM, hệ thống văn bản đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, phù hợp với điều kiện của địa phương; hệ thống văn bản nhìn chung đồng bộ, thống nhất và sát thực tế.

- Xây dựng bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện QLNN về xây dựng nông thôn mới đảm bảo đầy đủ, kịp thời đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ; bộ máy thường xuyên được củng cố, kiện toàn, đội ngủ cán bộ thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng.

- Công tác quy hoạch được triển khai theo đúng quy định và yêu cầu của các văn bản cấp trên, phù hơp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng xã và tập quán từng dân tộc. Đến nay 7/7 xã đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới.

- Ban hành các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập nông dân; hỗ trợ triển khai nhiều mô hình kinh tế hiệu

quả; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất; quan tâm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm.

- Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình xây dựng NTM; việc huy động nguồn lực xây dựng NTM được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch. Việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng quy định và có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ.

2.5.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai

- Việc ban hành các văn bản liên quan QLNN về xây dựng NTM có lúc chưa đồng bộ, chưa kịp thời điều chỉnh theo các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn của cơ quan QLNN cấp trên. QLNN về xây dựng NTM phải bám sát tình hình, thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện và từng xã, tuy nhiên, chưa có chính sách đặc thù nhất là đối với vùng đồng bào DTTS với đặc thù văn hóa truyền thống, tập quán canh tác sản xuất, trình độ dân trí… dẫn đến hiệu quả QLNN về xây dựng nông thôn mới tại 03 xã vùng đồng bào DTTS chưa cao. Qua 7 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, cả 03 xã đồng bào DTTS bào gồm Yang Bắc, Ya Hội, Phú An đều đạt kết quả rất thấp: xã An Thành đạt 11/19 tiêu chí; xã Yang Bắc đạt 10/19 tiêu chí và xã Ya Hội đạt 09/19 tiêu chí.[25]

- Công tác chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng nông thôn mới có lúc chưa được thường xuyên, liên tục nhất là chính quyền một số xã, một số cơ quan chuyên môn chưa dành sự quan tâm đúng mức, việc theo dõi, chỉ đạo chưa sâu sát, quyết liệt.

- Một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện chưa thực sự chủ động tham mưu, đề xuất lĩnh vực chuyên môn của đơn vị liên quan đến QLNN về xây dựng NTM, chưa chủ động đề xuất hoặc không tìm ra giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn, giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng

NTM và giải pháp giữ vững, nâng cao các tiêu chí đã đạt chuẩn.

- Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện còn những hạn chế nhất định như: chất lượng lập quy hoạch chưa cao; việc lập quy hoạch, đề án chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của từng xã cũng như tổng thể chung của cả huyện; đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp xây dựng quy hoạch còn hạn chế về trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn.

- Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện QLNN về xây dựng NTM có lúc chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nhất là đội ngũ thực hiện công tác lập quy hoạch, xây dựng đề án còn hạn chế về trình độ năng lực chuyên môn; công tác phối hợp và phân công làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân tham gia vận hành có lúc không nhịp nhàng, xuyên suốt dẫn đến không giải quyết nhanh, gọn, hiệu quả những vấn đề phát sinh trong quá trình QLNN thực hiện các tiêu chí về NTM trên địa bàn huyện. Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức tuy được quan tâm nhưng chất lượng chưa cao, nhất là bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ trực tiếp thực hiện QLNN về xây dựng NTM chưa được thường xuyên, liên tục.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa sâu dẫn đến chưa kịp thời phát hiện các hạn chế, sai phạm để khắc phục, uốn nắn; chưa có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời, tương xứng.

- Chưa có các cơ chế chính sách hưu hiệu trong việc thu hút, ưu đãi tổ chức cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng nông thôn; việc thu hút các nguồn lực đạt kết quả thấp, nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình trong 7 năm qua chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Trung ương và địa phương (46,807 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 13,23% tổng nguồn vốn) và vốn lồng ghép từ các chương trình khác

(202,436 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 57,22% tổng nguồn vốn), còn việc huy động doanh nghiệp đầu tư và nhân dân đóng góp rất ít (vốn doanh nghiệp đầu tư 801 triệu đồng, đạt tỷ lệ 0,226%; vốn nhân dân đóng góp 19,574 triệu đồng, đạt tỷ lệ 0,0055 % tổng nguồn vốn).

- Mặc dù đã quan tâm chỉ đạo và có cơ chế hỗ trợ việc xây dựng, làm điểm các mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, tuy nhiên việc nhân rộng chưa được triển khai hiệu quả, chưa có chính sách khuyến khích, tuyên truyền, vận động người dân tự nhân rộng để nâng cao năng suất sản lượng cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả không cao, chưa gắn với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường.

- Việc ban hành, chỉ đạo thực hiện các cơ chế, chính sách trong QLNN về xây dựng NTM, một nhiệm vụ rất quan trọng đó là cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, tiêu chí số 10 về thu nhập là tiêu chí quan trọng nhất, khó thực hiện và ảnh hưởng đến việc thực hiện các tiêu chí khác như tiêu chí về hộ nghèo, y tế, văn hóa, giáo dục…. Khi người nông dân có thu nhập cao, ổn định, kinh tế gia đình phát triển sẽ quan tâm đến đời sống tinh thần, tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các hoạt động văn hóa của cộng đồng khu dân cư, tích cực hưởng ứng các hoạt động do địa phương phát động, đóng góp công sức và vật chất trong xây dựng hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, huyện chưa có cơ chế chính sách hữu hiệu để phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập người dân, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp, nhà máy thu mua chế biến nông sản, chưa xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất (nhà nước, nhà máy, nhà nông, nhà khoa học…) để ứng dụng khoa hoạc kỹ thuật cao trong sản xuất, bao tiêu nông sản sau thu hoạch đồng thời nâng cao giá trị nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá – được giá mất mùa”;

chưa có cơ chế chính sách hiệu quả trong hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản, nhất là các nông sản rất có tiềm năng của huyện như rau sạch, trái cây an toàn…

2.5.3. Nguyên nhân hạn chế

- Ảnh hưởng tình hình suy giảm kinh tế, sự thay đổi các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, sự biến động của giá cả hàng hóa, thị trường;

- Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp, tuy nhiên sản xuất còn nhỏ lẻ, thu nhập của nông dân thấp, thu nhập bình quân đầu người 28,308 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo cao 11,3%;

- Việc đánh giá thực trạng một số tiêu chí ở một số xã chưa thực chất, còn mang tính chạy theo thành tích nên các tiêu chí không bền vững, không đánh giá đúng thực trạng dẫn đến việc đề ra các giải pháp không sát thực tế, thiếu tính khả thi;

- Cán bộ, công chức viên chức ở một số cơ quan đơn vị chưa quan tâm đúng mức và dành nhiều thời gian trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM do bị chi phối bởi các nhiệm vụ chính trị khác hoặc nhận thức về vai trò, nhiệm vụ thực hiện Chương trình và QLNN về xây dựng NTM chưa thực sự đầy đủ.

- Trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, nhất là vùng đồng bào DTTS. Đồng bào DTTS chiếm 23% dân số toàn huyện, một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại chính sách trợ giúp của nhà nước không tự vươn lên thoát nghèo. Tập quán canh tác của đồng bào DTTS lạc hậu, nhỏ lẻ, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan như ma lai – thuốc thư, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, lễ cưới hỏi, ma chay kéo dài...;

- Việc huy động vốn, các nguồn lực trong xã hội rất hạn chế, do doanh nhiệp ít, hoạt động không hiệu quả, ngân sách huyện hạn hẹp, điều kiện

kinh tế nhân nhân rất khó khăn, dân cư ít (42.223 nghìn dân), phân bổ không đồng đều, đồng bào DTTS sống rải rác tại các làng; việc huy động vốn trong nhân dân tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn gặp nhiều khó khăn; các yếu tố trên ảnh hưởng lớn đến các chính sách chỉ đạo, điều hành của huyện trong xây dựng NTM;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận công chức chưa cao; năng lực quản lý điều hành của thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế, công tác tham mưu, giúp việc còn chậm, chưa theo kịp tình hình chung và sát với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện.

Chương 3

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Ở HUYỆN ĐAK PƠ, TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)