Đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 50 - 65)

huyện Đak Pơ tác động đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và cơ cấu hành chính

2.1.1.1. Vị trí địa lý, cơ cấu hành chính

Huyện Đak Pơ được thành lập theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9-12-2003 của Chính phủ, trên cơ sở chia tách từ diện tích và dân số phía tây huyện An Khê.

Huyện Đak Pơ cách trung tâm văn hóa, kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai là thành phố Pleiku theo Quốc lộ 19 khoảng 100km về hướng đông. Diện tích tự nhiên 50.253,23 ha. Huyện có 01 thị trấn và 07 xã với 73 thôn, làng (trong đó

có 34 làng đồng bào DTTS sinh sống tại 6 xã, thị trấn); 24 tổ chức hành chính

trực thuộc (trong đó: quản lý Nhà nước 13, đơn vị sự nghiệp 11)

Huyện Đak Pơ có tuyến Quốc lộ 19 chạy theo hướng Đông - Tây, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế giữa đồng bằng duyên hải Trung bộ mà trọng điểm là thành phố Quy Nhơn và các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt Vương Quốc Campuchia qua cửa khẩu Lệ Thanh; đồng thời có đường Đông Trường Sơn đi theo hướng Bắc - Nam, có điểm khởi đầu ở tỉnh Quảng Nam đi qua các tỉnh Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và điểm cuối là tỉnh Lâm Đồng, thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế toàn diện theo hướng mở.

2.1.1.2. Đặc diểm địa hình

Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Địa hình được chia thành 3 dạng, phân thành 3 tiểu vùng khá rõ rệt: địa hình núi thấp trung bình; địa hình núi cao; địa hình trũng thấp.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Với vị trí địa lý có tính chất chuyển tiếp giữa vùng duyên hải với Tây Nguyên và vùng trũng Đak Pơ cùng với độ cao địa hình trung bình 400 – 500m nên khí hậu của Đak Pơ mang sắc thái riêng, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng đồng thời của 2 vùng khí hậu Tây Nguyên và duyên hải, nên nhiệt độ điều hòa hơn.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình 22 - 250, cao nhất 350C (tháng 6), thấp nhất 190C (tháng 1), đặc biệt có năm xuống 150C. Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa từ 6- 70C, giữa ngày và đêm khoảng 12-150C.

- Chế độ mưa và bốc hơi:

Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.900 – 2.200mm, phân bố không đồng đều giữa 2 phía Đông và Tây của huyện.

Mùa mưa từ tháng 8 đến thàng 12, lượng mưa lớn (1.700 – 1.900mm) với 120 – 160 ngày mưa, chiếm 80 – 90% lượng mưa cả năm.

Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 năm sau và mức độ khô hạn không gay gắt như cao nguyên Pleiku.

- Độ ẩm không khí:

Độ ẩm tương đối trung bình năm 83%, độ ẩm tương đối cao nhất 88%, độ ẩm tương đối thấp nhất 77%. Số giờ nắng trung bình cả năm là 2.200 – 2.600 giờ.

2.1.1.4. Tài nguyên

- Đất đai:

phù hợp với phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đặc biệt thuận lợi cho phát triển các loại cây hàng năm như mía, mỳ, ngô, rau màu…

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của huyện năm 2017

TT Loại Đất Diện tích

(ha) Tỷ lệ ( %)

Tổng diện tích tự nhiên 50.253,23 100,00

1 Đất nông nghiệp 42.284,49 84,14

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 24.067,32 47,89

1.2 Đất lâm nghiệp có rừng 18.017,16 35,85

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 196 0,39

1.4 Đất nông nghiệp khác 4,01 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 5.385,7 10,72

2.1 Đất ở 380,08 0,76

2.2 Đất chuyên dùng 3.799,42 7,56

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 6,7 0,01

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.154,22 2,3

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 45,26 0,09

3 Đất chưa sử dụng 2.583,04 5,14

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đak Pơ năm 2017) - Rừng:

Tổng diện tích có rừng: 22.791,97 ha, chiếm 45,25% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: rừng phòng hộ: 9.053,41 ha, rừng sản xuất: 13.738,56 ha.

- Mặt nước:

+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Đak Pơ có trữ lượng khá phong phú, dồi dào với hệ thống sông suối phân bố tương đối đồng đều như: sông Ba chảy từ hướng Bắc về hướng Nam và hệ thống các suối như Đak Xà Woòng, Đak Ra, Cà Tung, Đak H’way… Bên cạnh đó, nhờ thảm

thực vật rừng có mật độ che phủ cộng với lượng mưa phân bố khá đều trong năm và lớp thổ nhưỡng giữ nước khá tốt nên lượng dòng chảy của các con sông, suối được điều hòa, cung cấp một lượng nước mặt ổn định, thường xuyên cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, nguồn nước mặt của huyện hiện vẫn chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Nguyên nhân chính là do mặt bằng cần tưới có độ dốc cao trong khi các công trình thủy lợi vẫn chưa có điều kiện để làm đầy đủ.

Kết quả khảo sát chất lượng nước ao, nguồn nước cấp cho ao và hồ chứa ở một số xã có tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản ở huyện Đak Pơ năm 2011 cho thấy, chất lượng nước là khá tốt. Nồng độ của hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và bảo tồn động thực vật thủy sinh, tưới tiêu thủy lợi (QCVN 08-2008/BTNMT). Hàm lượng các chất hữu cơ (thể hiện qua thông số BOD, COD) và chất dinh dưỡng (thể hiện qua các thông số NO2-N, NO3-N, PO43-) có trong mẫu nước là thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Nước cũng chưa bị ô nhiễm bởi kim loại như Silic và sắt. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm vi khuẩn là khá cao vượt gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Nguồn nước ngầm: Gần như toàn bộ quỹ đất của huyện được hình thành trên nền đá mẹ Granít và đá Bazan, là nơi tích trữ nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm của huyện nằm ở độ sâu trung bình từ 4 – 5 m. Đây là tầng nước dễ khai thác, sử dụng.

- Khoáng sản: Huyện Đak Pơ chỉ có tài nguyên khoáng sản phi kim loại như cát, sét... phân bố đều trên địa bàn huyện và đá Granít phân bố chủ yếu tại 2 xã Tân An và Cư An. Hiện nay tài nguyên khoáng sản đang được nhân dân địa phương khai thác sản xuất nguyên vật liệu xây dựng làm tiền đề cho xây dựng và phát triển nông thôn.

2.1.1.5. Đánh giá điều kiện tự nhiên và cơ cấu hành chính tác động đến xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

- Thuận lợi:

+ Huyện Đak Pơ nằm trên tuyến Quốc lộ 19 chạy theo hướng Đông - Tây và đường Đông Trường Sơn đi theo hướng Bắc - Nam thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế toàn diện theo hướng mở. Đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo sự phát triển cho kinh tế - xã hội của huyện.

+ Vị trí địa lý chuyển tiếp giữa các vùng, với hệ thống giao thông liên vùng đã hình thành, các danh thắng phân bố tập trung gần đường giao thông. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở lưu trú, tham quan, nghiên cứu, học tập, nghỉ dưỡng, vui chơi; có điều kiện kết nối với các tuyến du lịch trong vùng.

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản thuận lợi cho việc giao lưu, thương mại giữa các xã, thị trấn trong huyện và các vùng lân cận.

- Khó khăn:

+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa và số ngày mưa tương đối thấp, lại phân bố theo mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có bão nên lượng mưa, gió lớn gây thiệt hại cho cây cối, hoa màu.

+ Nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng do số lượng công trình thủy lợi còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, khó khăn chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

+ Địa hình vùng núi của huyện dốc, chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối nhỏ. Giao lưu đi lại giữa các xã vùng núi cao với các vùng khác trong huyện khó khăn. Hàng năm thường bị mưa, lũ quét tàn phá, thiệt hại hại nặng nề. Việc xây dựng và phát triển giao thông đường bộ, công trình công cộng trong xây

dựng NTM ở khu vực này đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhiều tiền của.

+ Mật độ dân cư huyện Đak Pơ thấp lại phân bố không đồng đều, diện tích tự nhiên của huyện rộng, địa hình dốc núi, đồng bào DTTS phân bố rải rác, nên công tác điều hành, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong QLNN về phát triển KT-XH, xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội huyện Đak Pơ giai đoạn 2012 - 2017

2.1.2.1. Các kết quả đạt được - Lĩnh vực kinh tế:

Tốc độ tăng giá trị sản xuất theo giá so sánh 2010 bình quân giai đoạn 2012-2017 của huyện là 8,74%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,42%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,61%; khu vực dịch vụ tăng 11,07%.

Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012-2017 chuyển dịch theo đúng định hướng: giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ. Năm 2017 cơ cấu kinh tế (tính theo giá hiện hành): khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 50,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,29%; khu vực dịch vụ chiếm 16,43%.

+ Sản xuất nông nghiệp:

Đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư khảo nghiệm nhiều mô hình mới, chú trọng phát triển cánh đồng mía lớn, sử dụng giống mới, chất lượng, năng suất cao; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước cơ giới hóa, chủ động phòng chống dịch bệnh cho cây trồng; đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng đạt 22.117 ha, tăng 3.636 ha so với năm 2012; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 23.665 tấn, tăng 2.595 tấn so với năm 2011, trong đó, sản lượng lúa đạt

8.333 tấn, tăng 1.271 tấn; sản lượng ngô đạt 15.333 tấn, tăng 1.325 tấn; sản lượng mía đạt 492.460 tấn, tăng 51.142 tấn.

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng được quan tâm, từ chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, rải rác đã từng bước phát triển thành trang trại chăn nuôi với quy mô ngày càng lớn. Đàn bò phát triển theo hướng nuôi bò thịt chất lượng cao thông qua chương trình lai cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, năm 2017, tổng đàn bò đạt 14.916 con.

+ Công tác lâm nghiệp:

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình về giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức thực hiện Đề án thí điểm hỗ trợ người dân canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy, qua đó làm thay đổi nhận thức người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. Năm 2017: tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt 42,43% tăng 4,33% so với năm 2012; diện tích khoán bảo vệ rừng là 3.342,5 ha, tăng 1.387,8 ha so với năm 2012.

+ Sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ:

Hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển ổn định dựa trên những lợi thế hiện có về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Năm 2017: giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tính theo giá so sánh 2010 thực hiện được 465,530 tỷ đồng, tăng 165,525 tỷ đồng so với năm 2012; tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng xã hội là 200,8 tỷ đồng.

+ Giao thông, thủy lợi:

Mạng lưới giao thông đường bộ từ trung tâm huyện đến các xã, thị trấn được xây dựng đồng bộ, thông suốt trong mùa mưa, đáp ứng nhu cầu đi

lại của nhân dân. Trong 5 năm, đã tổ chức sửa chữa 36,6 km đường các loại với kinh phí 6.778,96 triệu đồng; đầu tư nâng cấp, xây dựng mới 67km đường giao thông các loại (kết cấu mặt đường chủ yếu là đường bê tông xi măng) với tổng kinh phí xây dựng 115.335 triệu đồng (trong đó: ngân sách nhà nước 101.963 triệu đồng, nhân dân đóng góp 13.372 triệu đồng);

Hệ thống thủy lợi, kênh mương được chú trọng đầu tư. Trong 5 năm, đã đầu tư trên 4 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa Trạm bơm Tân Hội (Tân An), Trạm bơm An Quý (Phú An) và nhiều hạng mục công trình thuỷ lợi khác trên địa bàn; kiên cố hóa 2,78 km kênh mương. Nhìn chung, các công trình thủy lợi đã phát huy hết năng lực tưới, ít gây lãng phí nguồn nước, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

+ Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới:

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện cho 7/7 xã thuộc huyện. Nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình, Đảng bộ, chính quyền các cấp từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện quyết liệt; lãnh đạo UBND huyện thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại các xã nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở cũng như báo cáo những bất cập trong quá trình thực hiện chương trình để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Qua 05 năm thực hiện chương trình, huyện đã đầu tư 82.942,75 triệu đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã; xây dựng 37,52 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí 31.210,03 triệu đồng; đã sửa chữa, nâng cấp 14 công trình ao bàu đập, trạm bơm điện; kiên cố hóa 1,15km kênh mương (nâng tổng số kênh mương được kiên cố hóa 14,31 km) với tổng kinh phí 4.372,29 triệu đồng, trong đó vốn lồng ghép là 4.311,99 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp là 60,3 triệu đồng; đã đầu tư 69 hạng mục cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường học trên địa bàn huyện với tổng kinh phí

37.023,08 triệu đồng, trong đó vốn lồng ghép là 36.323,1 triệu đồng, vốn xổ số kiến thiết là 699,98 triệu đồng; ... qua đó đã đem lại những hiệu quả tích cực, làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến cuối năm 2017 huyện có 04 xã (Tân An, Hà Tam, Cư An, Phú An) được công nhận đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới, 03 xã còn lại đạt từ 10 tiêu chí trở lên.

+ Tài chính, tín dụng, kết quả thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế:

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (không tính thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2017 đạt 19,252 tỷ đồng tăng. Chi ngân sách đảm bảo phục vụ kịp thời cho các hoạt động của huyện với tổng chi đạt 197,191 tỷ đồng, trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 14,133 tỷ đồng, chi thường xuyên đạt 183,058 tỷ đồng.

Các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng trên địa bàn huyện đã làm tốt công tác huy động vốn, triển khai các dịch vụ cho vay phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.

Trong 5 năm qua, huyện đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế do Quốc hội, Chính phủ đề ra, qua đó đã gia hạn thuế Thu nhập doanh nghiệp với số tiền 257,64 triệu đồng; gia hạn thuế Giá trị gia tăng 1.027,26 triệu đồng; giảm Thuế thu nhập doanh nghiệp 121.210 triệu đồng; thực hiện cắt giảm 02 công trình thuộc nguồn vốn ngân sách huyện, với tổng số vốn 670 triệu đồng; các đơn vị dự toán cấp huyện, UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên, cắt giảm chi, thu hồi kinh phí chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)