Mục tiêu, phương hướng xây dựng nông thôn mới của huyện Đak Pơ,tỉnh Gia Lai gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 93 - 103)

huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018 -2020

3.1.1. Mục tiêu

3.1.1.1. Mục tiêu chung

Xây dựng Nông thôn mới huyện Đak Pơ có kết cấu hạ tầng hiện đại; tái cơ cấu nông nghiệp địa phương; phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn ngày càng dân chủ, hiện đại, văn minh; bảo vệ môi trường nông thôn xanh – sạch – đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Đến năm 2020 phấn đấu đạt huyện nông thôn mới.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể - Về hạ tầng kinh tế - xã hội:

+ Giao thông nông thôn: Tỷ lệ đường trục xã được cứng hóa, đạt chuẩn 100%; Duy trì tỷ lệ đường trục thôn được cứng hóa, đạt chuẩn 100%, tăng tỷ lệ bê tông hóa đạt trên 70%; Đường ngõ xóm có tỷ lệ cứng hóa đạt 100%. Đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa, đạt chuẩn và coi như đạt chuẩn trên 70%.

+ Thủy lợi: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên; Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.

+ Điện: Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ngành điện; Tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 100%.

+ Trường học: Tỷ lệ trường học các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia 85%.

+ Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn đạt 100%.

+ Chợ xã đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.

+ 100% xã đạt các nội dung về thông tin và truyền thông. + Không còn nhà tạm, nhà dột nát.

- Tổ chức sản xuất:

Thu nhập bình quân đầu người/năm của khu vực nông thôn đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định; Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn còn < 7%; Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp dưới 50%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo hơn 30%. Mỗi xã có ít nhất 1 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả thực tế theo Luật Hợp tác xã 2012 và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

- Văn hóa – Xã hội – Môi trường:

Y tế xã đạt chuẩn; Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT đạt từ 85% trở lên; Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt từ 99% trở lên; Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; tổ chức và duy trì tốt các hoạt động phát triển, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch, phải cắm mốc đất nghĩa trang của xã; Chất thải và nước thải phải được thu gom, xử lý theo quy định; các hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm.

- Hệ thống chính trị:

+ 100% xã có trình độ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn.

+ 100% xã có Đảng bộ, chính quyền đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.

lên.

+ 100% xã đạt chuẩn về quốc phòng và an ninh.

- Về mục tiêu cụ thể đối với các xã xây dựng nông thôn mới:

+ Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (Tân An, Cư An, Hà Tam và Phú An): Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt chuẩn, đồng thời thực hiện tốt kế hoạch đạt chuẩn các tiêu chí tái không đạt so với Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2016-2020.

+ Đối với các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới: An Thành, Yang Bắc và Ya Hội: Phấn đấu mỗi năm đạt bình quân: 02 tiêu chí/xã; đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020. [24], [25]

3.1.2. Phương hướng

3.1.2.1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Mục tiêu: nhằm đáp ứng Tiêu chí số 1 về Quy hoạch, sử dụng quy hoạch làm cơ sở để triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới.

- Nhiệm vụ:

+ Các xã tổ chức rà soát hiện trạng quy hoạch đã thực hiện, xác định các nội dung quy hoạch cần điều chỉnh, bổ sung; thực hiện cắm mốc quy hoạch. Lập dự trù kinh phí cho công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và cắm mốc quy hoạch nông thôn mới.

+ Các ngành chức năng của huyện tập trung hỗ trợ các xã thực hiện tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chú trọng đến quy hoạch hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: đường giao thông nội đồng, điện phục vụ sản xuất, đập thủy lợi, kênh mương; triển khai giải pháp tổ chức lại sản xuất nông nghiệp cho người nông dân.

3.1.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn

- Mục tiêu: xác định thời gian, xây dựng lộ trình cụ thể hoàn thành các tiêu chí từ số 02 đến số 9.

- Nhiệm vụ:

+ Giao thông:

Đường trục xã: xây mới, sửa chữa 15,6871km. Đường trục thôn: xây mới, sửa chữa 17,2274km Đường ngõ xóm: xây mới, sửa chữa 17,276km.

Cứng hóa đường trục chính nội đồng: làm mới, nâng cấp, sửa chữa 91,325 km.

+ Thủy lợi: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn các xã. Hàng năm, thực hiện đánh giá hiện trạng các công trình, đề xuất danh mục công trình cần duy tu bảo dưỡng để đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Dự kiến làm mới 13 đập tràn và hồ chứa thủy lợi; cải tạo 15 công trình; kiên cố hóa 6,364 km kênh mương trên địa các xã.

+ Trường học:

Đầu tư xây dựng các trường học chưa đạt chuẩn về cơ sở vật chất, đảm bảo tỷ lệ trường đạt chuẩn nông thôn mới theo yêu cầu tiêu chí đến năm 2020. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trên địa bàn.

+ Cơ sở vật chất văn hóa: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn nông thôn.

Đầu tư cải tạo, mở rộng nhà văn hóa và khu thể thao các xã: 06 công trình.

Đầu tư sửa chữa, nâng cấp 34 nhà văn hóa thôn, làng.

+ Nhà ở dân cư: Tập trung đầu tư, lồng ghép từ các nguồn để xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn 03 xã An Thành, Yang Bắc, Ya Hội đến năm 2020.

3.1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Mục tiêu:

+ Tiêu chí số 12 về lao động có việc làm: Đã hoàn thành, cần xây dựng kế hoạch gia tăng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành nông – lâm nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Nhiệm vụ:

+ Xác định mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển sản xuất hàng hóa trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản:

Tiếp tục đầu tư tập trung vào các loại cây trồng chủ lực của huyện như mía, mỳ, rau các loại. Tập trung phát triển đàn bò thịt chất lượng cao...

Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất: xây dựng vùng rau chuyên canh sản xuất theo hướng hữu cơ; tăng cường công tác ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, khoa học công nghệ mới vào sản xuất; phát triển mô hình cánh đồng mía lớn.

Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo về thị trường, thời tiết để giảm thiểu thiệt hại cho nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất.

+ Phát triển ngành nghề nông thôn và dịch vụ:

Xác định các ngành nghề nông thôn, dịch vụ có khả năng phát triển ở các thôn, làng trên địa bàn xã và định hướng phát triển gắn với thị trường.

+ Đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn:

Xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn cụ thể hàng năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

+ Khái quát nhu cầu vốn hỗ trợ cho các hoạt động phát triển sản xuất: 13.126,63 triệu đồng.

- Tổ chức thực hiện: UBND các xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện các nội dung như sau:

+ Khảo sát, đăng ký nhu cầu đào tạo nghề.

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất; nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông – lâm.

+ Khuyến cáo người nông dân sản xuất theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn, không phá vỡ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

+ Thực hiện tốt công tác triển khai thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng nông thôn mới theo quy định của pháp luật.

3.1.2.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội - Mục tiêu:

Hoàn thành Tiêu chí số 11 về giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm 2020 (theo tiêu chí mới) còn < 7%.

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng nội dung, kế hoạch và giải pháp để thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các xã đặc biệt khó khăn; lưu ý các giải pháp để giúp đỡ, hỗ trợ các đối tượng là hộ nghèo và hộ có nguy cơ tái nghèo, nguy cơ phát sinh nghèo.

+ Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, vốn vay ưu đãi, khuyến khích hộ nghèo tập trung đầu tư sản xuất theo mô hình chuyên canh, có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng; thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo.

+ Tổng nhu cầu vốn thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020: 1.900 tỷ đồng vốn tín dụng.

3.1.2.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

- Mục tiêu:

Hoàn thành Tiêu chí số 13 trong năm 2020: thành lập mới hợp tác xã, hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 tại các xã Yang Bắc, Hà Tam, Phú An, Ya Hội và An Thành; thúc đẩy các hình thức kinh tế hợp tác, khuyến khích các xã thực hiện mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực

đảm bảo bền vững.

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng nội dung, kế hoạch và giải pháp phát triển kinh tế trang trại, Tổ hợp tác, Hợp tác xã; doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn các xã.

+ Tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ các loại nông sản hàng hóa giữa Trang trại -Tổ hợp tác - Hợp tác xã với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

+ Dự kiến kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ. + Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến cộng đồng, các tổ chức đoàn thể ở cấp cơ sở.

3.1.2.6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

- Mục tiêu: Hoàn thành Tiêu chí số 14 về Giáo dục và Đào tạo trong năm 2017.

- Nhiệm vụ:

+ Về giáo dục:

Xây dựng kế hoạch, các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì tốt kết quả đạt được trong công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phấn đấu đưa tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 86,2% vào năm 2020.

+ Về đào tạo:

Xây dựng kế hoạch đào tạo cho lao động trong độ tuổi được bồi dưỡng dạy nghề ngắn hạn hoặc đào tạo dài hạn để chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo nội dung đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, ổn định về đội ngũ.

Đào tạo kiến thức xây dựng và phát triển nông thôn cho cán bộ đảng, Hội đồng nhân dân, chính quyền, đoàn thể cấp xã, thôn.

Đào tạo, tập huấn kiến thức về kỹ thuật, tổ chức sản xuất, thị trường cho nông dân, chủ trang trại, cán bộ hợp tác xã, Tổ hợp tác, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo theo mục tiêu đề ra.

3.1.2.7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

- Mục tiêu: Hoàn thành Tiêu chí số 15 về Y tế trong năm 2020.

- Nhiệm vụ:

Xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện để nâng cao tỷ lệ người dân tham gia các bảo hiểm y tế, y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo mục tiêu đề ra.

3.1.2.8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn

- Mục tiêu: Hoàn thành Tiêu chí số 16 về Văn hóa trong năm 2018.

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch, biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu phấn đấu về thực hiện đời sống văn hóa ở các thôn, làng trên địa bàn các xã, gồm:

Bổ sung các quy ước về nếp sống văn hoá; số thôn, bản đạt tiêu chuẩn “làng văn hoá”.

Nâng cao tỷ lệ gia đình văn hoá, tỷ lệ người tham gia hoạt động thể thao, thể dục thường xuyên, tỷ lệ người tham gia hoạt động văn nghệ…

Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân.

+ Dự kiến kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ về văn hóa: 580 triệu đồng.

3.1.2.9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

phẩm trong năm 2020.

- Nhiệm vụ:

+ Kế hoạch, giải pháp:

Hỗ trợ vốn vay ưu đãi xây dựng công trình vệ sinh, giếng nước để góp phần gia tăng tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chăn nuôi hợp vệ sinh, di chuyển các cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư, các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường; Xây dựng cơ sở thu gom và xử lý rác, thành lập tổ vệ sinh thôn xóm; Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước trong thôn xóm; Quy hoạch và xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang; xây dựng và cải tạo ao hồ sinh thái; trồng cây phân tán dọc các tuyến đường giao thông và các công trình công cộng.

Tổ chức cho các hộ ký cam kết về tuân thủ quy định sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

3.1.2.10. Nâng cao chất lượng hệ thống chính trị các xã

- Mục tiêu: Hoàn thành Tiêu chí số 18 đến năm 2020.

- Nhiệm vụ:

+ Rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã theo nội dung đạt chuẩn; đăng ký nhu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn.

+ Kiện toàn hệ thống các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; xây dựng các biện pháp để bảo đảm xây dựng Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”, các tổ chức đoàn thể cấp xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.

- Tổ chức thực hiện:

+ Phòng Nội vụ hướng dẫn UBND các xã tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; đăng ký nhu cầu đào tạo cán bộ xã đạt chuẩn.

+ Đảng bộ, chính quyền xã xây dựng kế hoạch đảm bảo đảng bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh hàng năm.

3.1.2.11. Giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn

- Mục tiêu: Giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các xã theo tiêu chí số 19.

- Nhiệm vụ: Xây dựng nội dung, kế hoạch, giải pháp và kinh phí hỗ trợ

cho các hoạt động để bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)