Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 98 - 107)

3.2.3.1. Nhóm giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Đây là mục quan trọng của BHXH tỉnh Đắk Lắk, mục đích của BHXH là bảo đảm đời sống cho người lao động nói riêng nhưng mục đích lớn nhất là giải quyết tốt các vấn đề mà xã hội đặt ra, nếu tiến hành phát triển BHXH ở tất cả lao động làm việc trong các đơn vị thì số lượng lao động tham gia BHXH là vô cùng lớn, theo số liệu điều tra thì hiện nay số lao động đang đóng BHXH chỉ chiếm 57.81%

để mở rộng đối tượng, cụ thể:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đối thoại chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng hình thức tuyền truyền thông qua Báo, đài và internet (theo số liệu điều tra thì phương thúc tuyên truyền đem lại hiệu quả nhất là báo, đài, internet chiếm 48,34%) nhằm nâng cao nhận thức của các chủ sử dụng lao động. người lao động và mỗi người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của việc chấp hành chủ trương, đường lối của đảng. chính sách, pháp luật của nhà nước về chính sách BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH cho người lao động.

Hai là, tăng cường công tác tham mưu cho tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ thực hiện các chính sách BHXH trên địa bàn đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chỉ tiêu Nghị quyết 102/NQ-CP ngày 03/8/2018.

Ba là, triển khai ra soát, đối chiếu, xác định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo dữ liệu của cơ quan thuế và sở kế hoạch đầu tư cung cấp, thực hiện quy trình khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH theo quy định của BHXH Việt Nam; phân công cán bộ, viên chức trực tiếp xuống làm việc, đôn đốc, hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH cho người lao động tại các đơn vị doanh nghiệp chưa tham gia, nhằm tăng tối đa số lượng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể...

Tiếp tục củng cố và mở rộng đại lý thu bảo BHXH đảm bảo cho đại lý hoạt động có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia; thực hiện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH hằng năm cho các huyện, thị xã, thành phố, giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho từng cán bộ viên chức cơ quan BHXH.

Bốn là, tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc rà soát phát triển lực lượng tham gia BHXH của các đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra chú trọng kiểm tra đột suất các đơn vị có dấu hiệu vi phạm rõ ràng. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nghiêm minh đối với những đơn vị trốn đóng

vị trốn đóng BHXH cho NLĐ.

Năm là, cải cách TTHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT (theo số liệu điều tra để cải cách TTHC và nâng cao chất lượng phục vụ thì việc ứng dụng CNTT là rất cần thiếu và quan trọng, số người được điều tra cho rằng nên ứng dụng CNTT để cải cách TTHC chiếm 38,81% và để nâng cao chất lượng phục vụ thì nên ứng dụng CNTT chiếm 55,51%) trong đó tập trung triển khai giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH.

Sáu là, thường xuyên chấn chỉnh các tác phong làm việc, thái độ phục vụ của CB, CCVC, người lao động trong đơn vị tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng sự hài lòng cho tổ chức, cá nhân khi giao dịch với cơ quan BHXH. Theo số liệu điều tra thì sự không nhiệt tình của cán bộ BHXH chiếm 0,26%, bình thường chiếm 15,23%, nhiệt tình chiếm 84,50%.

3.2.3.2. Nhóm giảm thiểu số tiền nợ và trốn trích nộp BHXH bắt buộc

Cơ quan BHXH tỉnh thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp giảm thiểu nợ đọng BHXH. Trong đó, tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, đôn đốc thu nợ đóng BHXH giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan BHXH, cơ quan thuế, liên đoàn lao động... Không để tình trạng các đơn vị nợ đóng tiền BHXH kéo dài xảy ra trên địa bàn tỉnh. Định kỳ báo cáo, tham mưu tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện được BHXH theo quy định của pháp luật. Hàng tháng, cán bộ BHXH tích cực đôn đốc đơn vị nộp tiền BHXH theo quy trình tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH.

Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng phục vụ, chi trả kịp thời, nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi của người tham gia; hạn chế sai sót khi cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; chủ động giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ BHXH cho đối tượng thụ hưởng thường xuyên hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong doanh nghiệp và người lao động về BHXH.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lao động, BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các đơn vị. doanh nghiệp, hộ

tượng thuộc diện phải tham gia bắt buộc theo quy định, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ tiền BHXH và các hành vi tiêu cực gian lận, trục lợi quý BHXH. Thực hiện công tác công khai danh sách các đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài trên các phương tiện thông tin đại chúng vào website của BHXH tỉnh để người lao động được biết.

3.2.3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với cơ quan BHXH

Tích cực, chủ động phối hợp với các Sở LĐTB&XH, Y tế, Tài chính, Sở kế hoạch và Đầu tư, Liên Đoàn lao động và các Sở, Ban ngành liên quan để nắm bắt tình hình lao động, việc làm và thu nhập của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp có hiệu quả với cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, đoàn thể mở chiến dịch truyền thông nhằm chuyển biến nhận thức và hành động của các ngành, các cấp và người dân tích cực tham gia BHXH.

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành có liên quan với cơ quan BHXH trong việc phối hợp, quản lý đơn vị mới thành lập, người lao động trong đơn vị phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định. Cấp uỷ chính quyền các cấp cần chỉ đạo các cơ quan phối hợp đồng bộ với cơ quan BHXH tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH bắt buộc.

3.2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các đơn vị BHXH huyện và các đơn vị sử dụng lao động

Tăng cường phân cấp hợp lý, phân quyền cụ thể rõ ràng chức năng, nhiệm vụ đối với BHXH các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị nhằm nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, quản lý. BHXH tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho BHXH cấp dưới để kịp thời giải quyết những vướng mắc và xử lý những vi phạm trong công tác BHXH. BHXH các cấp cử cán bộ bám sát, kiểm tra đôn đốc kịp thời các đơn vị tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ.

biệt là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để có biện pháp xử lý nghiêm túc đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng BHXH.

Để tránh bị xử phạt trong vi phạm hành chính về BHXH, BHTN, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, phải thường xuyên tự kiểm tra, tăng cường sự giám sát của tổ chức Công đoàn... Trong trường hợp có xảy ra vi phạm hành chính về BHXH, BHTN, các đơn vị cần khắc phục trước hoặc trong quá trình thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN để không phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Về phía người lao động cần nâng cao nhận thức, trình độ, kiến thức cần thiết về BHXH bắt buộc để tự bảo vệ mình nếu chủ sử dụng lao động không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cũng như cần chủ động theo dõi quá trình đóng, hưởng BHXH bắt buộc của mình để nắm bắt thông tin và quyền lợi BHXH kịp thời. Người lao động có thể yêu cầu tổ chức công đoàn làm đại diện bảo vệ quyền lợi hoặc yêu cầu Phòng Lao động Thương binh và xã hội quận/huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở đứng ra giải quyết tranh chấp

3.2.3.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lĩnh vực BHXH bắt buộc

Để chính sách BHXH bắt buộc ngày càng được mở rộng cả phạm vi lẫn đối tượng tham gia thì việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH bắt buộc là thực sự cần thiết. Công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH bắt buộc trong những năm qua đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ chung của toàn ngành nói chung, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH bắt buộc tại các đơn vị còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục để làm tốt được công tác thông tin tuyên truyền, cần chú ý những điểm sau:

+ Trước hết, đó là việc phải xác định rõ nội dung tuyên truyền. Phải tuyên truyền, giải thích về bản chất, nội dung của chính sách BHXH bắt buộc. Từ đó, người lao động hiểu được bản chất nhân văn, nhân đạo của BHXH, họ có thể phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa BHXH bắt buộc và các loại hình bảo hiểm thương mại khác.

đáp hướng dẫn thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành. Cần đặc biệt quan tâm đến nội dung mà lâu nay ít được đề cập đến đó là tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo, nhân văn của BHXH. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh nội dung "tham gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người lao động". Nếu chúng ta làm được điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm lý nặng nề của họ hiện nay là bắt buộc đóng BHXH. Từ đó hình thành thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm nộp BHXH. Ngoài ra việc giải đáp những vướng mắc của người lao động trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH, việc phản ánh tâm tư, nguyện vọng, các kiến nghị bổ sung sửa đổi những bất hợp lý về chế độ BHXH cũng hết sức cần thiết và bổ ích.

+ Mặt khác, cũng phải chú ý vào hình thức tuyên truyền và giới thiệu về BHXH bắt buộc. Cần tận dụng triệt để các hình thức tuyên truyền đã có như tạp chí BHXH Việt Nam. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng (Đài truyền hình, truyền thanh, báo chí ) để tuyên truyền sâu rộng hơn về BHXH bắt buộc. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người. Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp trong đó có các đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về BHXH bắt buộc giúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của BHXH, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời qua đó thu thập tổng hợp các ý kiến thắc mắc, đóng góp của người lao động, chủ sử dụng người lao động để đưa ra các biện pháp phù hợp với nguyện vọng của họ.

+ Nâng cao vai trò của công đoàn trong việc thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình. Đẩy mạnh công tác phổ biến, nâng cao hiểu biết của NLĐ trong công ty, nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, tác phong công nghiệp và khả năng tự bảo vệ về quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ. Tuyên truyền vận động NLĐ và NSDLĐ tích cực tham ra phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tổ chức tốt các phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, phong trào thể thao, không ngừng nâng cao văn hoá tinh thần ở cơ sở, ngăn chặn phòng ngừa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và nâng cao nhận thức của họ cả lĩnh vực BHXH.

đảm bảo quyền lợi cho NLĐ mà cũng tạo điều kiện tiền đề tốt cho doanh nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh cũng như tạo thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Cần đẩy mạnh tuyên truyền, để thay đổi nhận thức của người dân về chính sách BHXH, BHYT. Chỉ khi nào người dân thấy đây là sát sườn, trở thành văn hóa an sinh, thì khi đó họ sẽ tự giác tham gia.

Để thực hiện được phương thức này cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với việc đầu tư kinh phí thỏa đáng và sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện để mọi người dân có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT đầy đủ, toàn diện. Có như vậy thì các quy định của pháp luật BHXH, BHYT mới có điều kiện thực thi trong thực tiễn cuộc sống

3.2.3.6. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ BHXH

Hiện nay, nhiều cán bộ công chức của BHXH tỉnh Đắk Lắk chưa đáp ứng được yêu cầu công việc nhất là đối với đội ngũ cán bộ tại BHXH các huyện ở xa trung tâm thành phố. Trình độ năng lực có hạn, ngành nghề đào tạo không đúng chuyên ngành, trách nhiệm với công việc chưa cao. Vì vậy cơ quan BHXH tỉnh Đắk Lắk cần:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ BHXH giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có trách nhiệm với công việc, có khả năng giao tiếp khi tiếp xúc với người lao động, người sử dụng lao động và đối tượng thụ hưởng BHXH, am hiểu về công nghệ thông tin.

- Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về các mặt trong đó hướng trọng tâm vào các kiến thức chuyên ngành BHXH. Trong quá trình đào tạo, cần chú ý không chỉ đào tạo về kiến thức, nghiệp

khác nhau để họ có thể thấy được bản thân cũng liên quan đến công việc chung của toàn ngành và có thể thay thế các nhân viên ở những bộ phận khác khi cần thiết.

- Đối với viên chức làm công tác quản lý bên cạnh bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thì phải nâng cao trình độ lý luận chính trị, kỹ năng quản lý nhà nước theo hình thức đào tạo tập trung ở các cơ sở đào tạo chính quy

- Thường xuyên phổ biến các kiến thức mới về chính sách pháp luật về BHXH, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn ngành BHXH. Tập huấn phổ biến ứng dụng CNTT cho cán bộ BHXH để ứng dụng giải quyết hồ sơ giao dịch điện tử trong giải quyết hồ sơ của đơn vị giảm thiểu tối đa thời gian đi lại của đơn vị

- BHXH tỉnh cần định kỳ tổ chức các khoá đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức về khả năng thực hiện, thích ứng công việc với công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân, đơn vị, sự nhanh nhẹn, mạnh dạn trong việc khai thác các đơn vị, lao động mới tham gia đồng thời lập kế hoạch cử cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực BHXH. Bổ sung kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, giao tiếp nhằm nâng cao năng lực thực tế cho cán bộ công chức. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại cán bộ công chức mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH…

Có chính sách tuyển dụng thu hút cán bộ trẻ, có trình độ. Để thu hút được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)