1.2.3.1. Thực hiện chính sách, pháp luật về thu BHXH bắt buộc
Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trong thời gian qua ở Đắk Lắk luôn tuân thủ theo các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành như luật, nghị định, thông tư, quyết định; văn bản của BHXH Việt Nam về lĩnh vực Thu BHXH bắt buộc; Văn bản của BHXH tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở các văn bản quy định về thu BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH Đắk Lắk triển khai thực hiện các vấn đề về thu BHXH bắt buộc:
* Văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành
Ngày 23/6/1994 Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội thông qua, trong đó dành Chương XII để quy định về BHXH và có quy định "Loại hình tham gia BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên, ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng BHXH theo quy định ...";
Ngày 26/01/1995, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 12/CP, trong đó quy định: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng phải áp dụng các chế độ BHXH theo quy định. Với tỷ lệ thu BHXH là 20%, trong đó người sử dụng lao động 15% tổng quỹ tiền lương, người lao động 5% tiền lương tháng.
Ngày 09/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP qui định đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc được mở rộng đến các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các ngành sự nghiệp khác; các tổ chức khác có sử dụng lao động.
hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Bảo hiểm Xã hội. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản và hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh về quản lý thu, nộp BHXH trong hoạt động BHXH Việt Nam.
* Văn bản do BHXH Việt Nam ban hành
Trên cơ sở các văn bản nêu trên, ngay sau khi được thành lập và bước vào hoạt động, với thẩm quyền của mình BHXH Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện quản lý, theo dõi quá trình thu nộp BHXH, cụ thể như: Công văn số 211/BHXH ngày 26/9/1995 quy định tạm thời về quản lý thu - chi BHXH; Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 quy định về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam; Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, phương pháp, quy trình và quản lý tài chính thu BHXH. Ngoài ra, để phù hợp với việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam và công tác quản lý thực hiện thu BHXH, BHYT, BHXH Việt Nam có công văn hướng dẫn số 251/BHXH-QLT quy định chi tiết về công tác quản lý thu BHXH, BHYT. Mặt khác, để phù hợp với đối tượng của Nghị định số 01/2003/NĐ-CP nêu trên và khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý thu BHXH thời gian trước, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 về việc quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. Sau khi có Luật BHXH năm 2006 BHXH Việt Nam đã kịp thời ban hành Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 quy định về quản lý thu BHXH;
Đối với người lao động, BHXH Việt Nam có các văn bản quy định về việc cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH như Quyết định số 113/BHXH -QĐ ngày 22/6/1996 ban hành quy định về cấp và ghi sổ BHXH; Quyết định số 2352/1999/QĐ-BHXH ngày 28/9/1999 về việc ban hành quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH. Quyết định 3636/QĐ-BHXH ngày 16/6/2008 quy định về cấp và quản lý sổ BHXH; Quyết định 555/QĐ-BHXH ngày 13/5/2009 quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, Quyết định này thay thế quyết định 3636/QĐ- BHXH; Quyết định 1111/QĐ- BHXH ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2011 quy
định về quản lý thu BHXH; Quyết định 888/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm quyết định số 595/QĐ_BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
Như vậy, kể từ khi BHXH Việt Nam được hình thành hệ thống văn bản pháp quy làm hành lang cho công tác quản lý thu BHXH luôn được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý.
1.2.3.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý thu BHXH bắt buộc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm có:
- Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh) trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
1.2.3.3. Quản lý đối tượng thu, quỹ tiền lương và tiền thu BHXH bắt buộc a. Quản lý đối tượng thu
Theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định:
a. NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người SDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; - CB, CCVC;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
b. NLĐ là công nhân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
c. Người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, SDLĐ theo HĐLĐ.
Đối tượng tham gia BHXH bao gồm người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Vào mỗi thời kỳ khác nhau thì Nhà nước quy định cụ thể các đối tượng tham gia BHXH là khác nhau để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Khi các đối tượng đăng ký và tham gia BHXH, cơ quan BHXH phải có trách nhiệm:
- Quản lý tình hình đăng ký tham gia BHXH: Điều tra, lập danh sách các đơn vị sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn; thông báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ số lao động, đúng tiền lương, tiền công đóng BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật. Định kỳ báo cáo UBND cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hành pháp luật về BHXH của các đơn vị trên địa bàn; Các đơn vị nào không đăng ký tham gia hoặc đăng ký đóng không đủ số lao động, không đúng tiền lương, tiền công đóng BHXH, không đúng thời hạn theo quy định thì cơ quan BHXH lập biên bản và xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật.
- Quản lý sổ BHXH: Tất cả các đơn vị sử dụng lao động cũng như người lao động tham gia BHXH lần đầu đều phải cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý và lưu trữ hồ sơ tại cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH có trách nhiệm cung cấp mã số quản lý (mã đơn vị) cho từng đơn vị, mỗi đơn vị có một mã số quản lý duy nhất để cơ quan BHXH quản lý thống nhất. Đối với người lao động thì cơ quan BHXH quản lý thông qua việc cấp sổ BHXH để ghi nhận quá trình tham gia BHXH. Nội dung ghi trong sổ BHXH phải đầy đủ theo từng giai đoạn tương ứng với mức đóng và điều kiện làm việc của người tham gia BHXH. Các đơn vị có trách nhiệm bảo quản sổ BHXH cho người lao động đang làm việc tại đơn vị. Đây là căn cứ để cơ quan BHXH quản lý đối tượng tham gia BHXH.
b.Quản lý mức lương làm căn cứ đóng BHXH + Căn cứ thu BHXH
trong danh sách lao động phải kèm theo mức đóng BHXH. Khi có bất kỳ phát sinh điều chỉnh nào liên quan đến tiền lương thì đều phải báo với cơ quan BHXH cùng với các quyết định liên quan đến việc thay đổi mức đóng. Từ đó cơ quan BHXH sẽ quản lý và kiểm soát được mức tiền lương, tiền công thu BHXH theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được chia thành 2 loại đối tượng: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Cụ thể là:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
- Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động.
- Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung hoặc mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
+ Phương thức và mức thu BHXH
Tất cả các đơn vị sử dụng lao động khi tham gia BHXH đều đăng ký phương thức đóng BHXH với cơ quan BHXH: Phương thức đóng BHXH là hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần, hoặc phương thức khác tương ứng với từng đối tượng theo quy định cụ thể.
Chậm nhất đến ngày cuối cùng kỳ đóng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Người sử dụng lao động đóng BHXH theo
tỷ lệ % mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động. Tỷ lệ % này ở mỗi thời kỳ Nhà nước quy định ở mỗi mức khác nhau.
Cơ quan, đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi đăng ký giấy phép kinh doanh cho chi nhánh
c. Quản lý tiền thu BHXHbắt buộc
Quỹ BHXH được hình thành và quản lý tập trung, thống nhất tại BHXH Việt Nam. Quản lý tiền thu BHXH nhằm bảo đảm cho quỹ được an toàn và đảm bảo thu đúng, thu đủ đối tượng tham gia BHXH, hạn chế tối đa sự thất thoát quỹ BHXH.
Theo Khoản 1, Điều 43 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định về Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN;
* Có 02 hình thức đóng tiền BHXH:
+ Chuyển khoản: Chuyển tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
+ Tiền mặt:
Trường hợp thu bằng tiền mặt thì trước 16 giờ trong ngày cơ quan BHXH phải nộp tiền vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước.
* Khi nhận được tiền đóng của đơn vị có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, cơ quan BHXH thực hiện như sau:
Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, kể cả tiền lãi chậm đóng đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động theo quy định của pháp luật (nếu có);
Số tiền còn lại hạch toán thu theo thứ tự sau đây:
a. Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHYT và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHYT (nếu có);
b. Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHTN và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHTN (nếu có);
c. Thu đủ số tiền phải đóng vào quỹ BHTNLĐ, BNN và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHTNLĐ, BNN (nếu có);
d. Thu tiền đóng vào quỹ BHXH và tiền lãi phạt chậm đóng, trốn đóng BHYT (nếu có)
* Hoàn trả
Các trường hợp hoàn trả :
a. Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
b. Các trường hợp hoàn trả BHXH tự nguyện, BHYT
c. Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu không thuộc trách nhiệm