a. Tỷ lệ nợ đóng BHXH bắt buộc
Tình trạng nợ, trốn đóng BHXH của các doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của NLĐ, dẫn đến không giải quyết được chế độ cho NLĐ
Việc doanh nghiệp không trích nộp đầy đủ, kịp thời, đúng quy định BHXH, BHYT gây ra tình trạng nợ đọng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ cho người lao động. Chẳng hạn như người lao động nghỉ ốm đau, thai sản không được hưởng chế độ theo quy định; nhiều người bị mất việc làm không được hưởng trợ cấp thất nghiệp; người đến tuổi nghỉ hưu không được xác nhận sổ… Mặc dù nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho người lao động như giải quyết cho đóng trước BHXH đối với đối tượng nghỉ hưu, hoặc thôi việc để người lao động chốt sổ; nếu không đóng đủ BHXH thì sẽ xác nhận cho người lao động đến thời điểm đã đóng để họ có thể tìm việc ở cơ quan mới, khi thu hồi được nợ sẽ xác nhận bổ sung. Song đây chỉ là giải pháp tình thế tạm thời, còn nếu liên tục kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động.
Bảng 2.4. Tình hình nợ BHXH bắt buộc từ năm 2015-2018 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Số phải thu Số nợ Tỷ lệ nợ 2015 1.172.542 70.349 5,9% 2016 1.298.911 74.971 5,7% 2017 1.387.333 85.237 6,1% 2018 1.474.443 94.457 6,4% (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk)
Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ BHXH bắt buộc từ năm 2015-2018
(Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk) b. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc
Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 thì hàng tháng đơn vị có trách nhiệm trích tiền đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công của NLĐ theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản của cơ quan BHXH.
Trong những năm qua một số đơn vị SDLĐ trên địa bàn đã thực hiện việc đóng BHXH đầy đủ cho cơ quan BHXH đặc biệt là các đơn vị hành chính sự nghiệp, đơn vị doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó vẫn còn tình trạng một số đơn vị nợ và trốn đóng BHXH, được thể hiện như sau:
2015-2018
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Kế hoạch giao Kết quả thực hiện Số nợ đọng Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 2015 1.172.542 1.102.193 70.349 94,00 2016 1.298.911 1.223.940 74.971 94,23 2017 1.387.333 1.302.096 85.237 93,86 2018 1.474.443 1.379.986 94.457 93,59 (Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk)
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
(Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk)
Qua Bảng 2.4 cho thấy số tiền nợ có xu hướng tăng từ năm 2015 là 70.349 tỷ đồng đến năm 2018 là 94.457 tỷ đồng. Nguyên nhân do giá cả của sản phẩm nông sản không ổn định. bấp bênh làm cho các doanh nghiệp nông nghiệp gặp rất nhiều khó
tăng lên đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, cầu đường do việc giải ngân vốn chậm dẫn đến số nợ khối này ngày càng tăng.
Thêm vào đó. các chế tài xử phạt theo quy định của Luật BHXH và Nghị định 135/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ mạnh, biện pháp khấu trừ vào tài khoản tiền gửi của các đơn vị ở các ngân hàng thương mại không có tác dụng bởi một đơn vị có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau và thực tế cơ quan BHXH cũng không nhận được sự phối hợp tích cực từ phía các ngân hàng.
Mặt khác việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ tại một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Việc chậm nộp và nợ BHXH của các DN đã gây không ít khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc giải quyết các chế độ như: ốm đau, thai sản, trợ cấp thất nghiệp….NLĐ không dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho chính mình vì sợ mất việc làm…Một số đơn vị sau khi đăng ký tham gia BHXH (để được đấu thầu công việc) không thực hiện việc chuyển tiền đóng BHXH hoặc chỉ đóng trong một thời gian ngắn sau đó không tiếp tục thực hiện dẫn đến số tiền nợ tăng cao. thời gian nợ kéo dài. khả năng thu hồi khó, cơ quan BHXH phải tiến hành các thủ tục để khởi kiện ra Tòa án hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an. Mặt khác số đơn vị ngừng hoạt động, phá sản, giải thể do khó khăn trong sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.