Thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình quản lý thu BHXH bắt buộc. Thực tế những năm gần đây, trong bối cảnh chung tình hình kinh tế suy giảm, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn trong tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh cầm chừng hạn chế thua lỗ, lao động thiếu việc làm ngày càng tăng, thậm chí một bộ phận doanh nghiệp chờ giải thể, sát nhập dẫn đến nợ đọng BHXH kéo dài. Do đó, người lao động đến tuổi nghỉ hưu, nghỉ hưởng các chế độ gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng lợi dụng kẻ hở của pháp luật, trốn tránh trách nhiệm
cán bộ làm công tác văn phòng, cán bộ chủ chốt ở đơn vị.
Xác định những trở ngại khó khăn đó, BHXH tỉnh luôn tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, tổ chức tuyên truyền sâu rộng các văn bản hướng dẫn thi hành luật BHXH qua nhiều kênh và trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, người lao động cũng như chủ sử dụng lao động nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách mới và thực tế từ sau khi có Nghị quyết 21/NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH giai đoạn 2012-2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động và kế hoạch triển khai thực hiện. Đây được coi là một văn bản hết sức quan trọng, phát huy sức mạnh của các hệ thống chính trị đối với công tác BHXH, BHYT trong giai đoạn hiện nay.
Hàng năm BHXH Đắk Lắk luôn bám sát các văn bản pháp quy của Nhà nước và các quy định chức năng, nhiệm vụ của công tác kiểm tra theo định kỳ trên các lĩnh vực công tác. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH của các đơn vị đóng trên địa bàn. Nội dung chủ yếu tập trung vào: Kiểm tra đăng ký trích thu, nộp BHXH bắt buộc của các đơn vị tham gia BHXH, quản lý đối tượng tham gia, hưởng BHXH, kiểm tra công tác quản lý tài chính, chi hoạt động của các đơn vị BHXH huyện, TP theo chương trình kế hoạch đã xây dựng từ đầu năm.
BHXH tỉnh Đắk Lắk liên tục phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BHXH tại các DN và đơn vị HCSN trên địa bàn. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện những sai phạm về BHXH như: người SDLĐ không thực hiện việc tham gia đầy đủ cho số LĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hiện có tại đơn vị, đóng tiền BHXH không đúng thời gian quy định,…Tỷ lệ đơn vị được thanh tra, kiểm tra còn thấp mặc dù những năm gần đây
Đối với những đơn vị không chấp hành quyết định cố tình chây ỳ không khắc phục những vi phạm pháp luật về BHXH, cơ quan BHXH tỉnh Đắk Lắk đã ra Quyết định cưỡng chế,
Năm Tổng số đơn vị đang tham gia BHXH bắt buộc Tổng số đơn vị đƣợc thanh tra, kiểm tra Tỷ lệ đơn vị đƣợc thanh tra, kiểm tra
2015 3652 211 5,7%
2016 3786 210 5,5%
2017 4463 239 5,4%
2018 4716 179 3,8%
(Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk)
Biểu đồ 2.5. T nh h nh đơn vị đƣợc thanh tra, kiểm tra từ 2015-2018
(Nguồn: BHXH tỉnh Đắk Lắk)
Hiện nay cơ quan BHXH chỉ có một biện pháp duy nhất là thanh tra, xử phạt còn các biện pháp khác như khởi kiện dù đã có quy định trong Luật nhưng vẫn không thực hiện được. Trên thực tế cơ quan BHXH chỉ có nhiệm vụ cung cấp hồ sơ còn vấn đề khởi kiện đươc giao cho tổ chức công đoàn.
Năm 2018, BHXH tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT; thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp. Đặc biệt là tăng cường thanh tra đột xuất đối với doanh nghiệp nợ đọng kéo dài, có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN... BHXH tỉnh đã tiến hành thanh tra chuyên ngành tại 86 đơn vị, kiểm tra 93 đơn vị. Kết quả, phát hiện 210 lao động thuộc đối tượng
định (số tiền truy đóng 1,536 tỉ đồng); giảm đóng 2 lao động do đã nghỉ việc (số tiền giảm đóng 35 triệu đồng). Do vậy tình hình nợ BHXH, BHYT đã được kiểm soát, số nợ phải tính lãi chiếm 6.41% trên tổng số thu theo kế hoạch BHXH Việt Nam giao năm 2018.
Bên cạnh đó, những hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động ít chú ý đến như: Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Đoàn thanh tra); sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích, tức là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động nhưng không nộp vào Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, sử dụng vào mục đích khác...
Đối với người lao động, việc thỏa thuận với người sử dụng lao động để không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi vi phạm hành chính buộc phải xử phạt vi phạm hành chính với hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm đã phát hiện trong quá trình thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, người được ủy quyền phải là thanh tra viên và người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh (hoặc người được ủy quyền)
quan, đơn vị, doanh nghiệp...).
Thực tế trong thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, nhiều doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp với số tiền rất lớn, việc xử phạt vi phạm hành chính vượt ngoài thẩm quyền của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, do đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Qua công tác thanh tra chuyên ngành có thể thấy được một thực trạng các đơn vị sử dụng lao động không tuân thủ các quy định về thời hạn lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động; không cung cấp tài liệu, thông tin về BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của Đoàn thanh tra; sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích, tức là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thu tiền đóng BHXH, BHTN của người lao động nhưng không nộp vào Quỹ BHXH, BHTN mà sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, sử dụng vào mục đích khác... Người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN. Người sử dụng lao động chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN; đóng không đúng mức quy định; đóng không đủ số người thuộc diện tham gia.
Mục tiêu chính trong công tác thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN là thông qua các bước xử lý nghiệp vụ để uốn nắn, hướng dẫn, tư vấn, tuyên truyền pháp luật để các đơn vị sử dụng lao động và người lao động thực hiện đúng quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cho doanh nghiệp, đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm ngăn chặn, chấm dứt cũng như kiến nghị truy thu, truy hồi về quỹ BHXH, BHYT, BHTN bảo vệ hữu hiệu hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đồng thời thông qua công tác thanh tra cũng là bước quan trọng để tiến tới đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự các đơn vị, cá nhân vi phạm.
2.2.7.1. Tìm hiểu của người lao động về các quy định về thu BHXH bắt buộc
Các quy định của pháp luật về chính sách BHXH bắt buộc để NLĐ và chủ SDLĐ tự giác chấp hành việc đóng và giải quyết chế độ kịp thời cho NLĐ thì công tác tuyên truyền đóng một vai trò hết sức quan trọng vì hiện nay người lao động tại các đơn vị có những khó khăn nhất định, sự nắm bắt và tìm hiểu thông tin của từng cá nhân NLĐ có sự hạn chế.
Mặt khác một số đơn vị cố tình trốn đóng, chậm đóng hoặc chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của NLĐ nên công tác tuyên truyền và phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết các chế độ cho NLĐ cũng còn nhiều hạn chế sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chính NLĐ.
Bảng 2.7: Kết quả điều tra ý kiến của ngƣời lao động về tìm hiểu thông tin các quy định thu BHXH Loại hình quản lý Số ngƣời điều tra
Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) DNNN 75 35 46,67 38 50,67 2 2,67 DN có vốn ĐTNN 20 4 20,00 15 75,00 1 5,00 DNNQD 200 46 23,00 129 64,50 25 12,50 HCSN. Đảng. đoàn thể 100 33 33,00 63 63,00 4 4,00 Ngoài công lập 130 36 27,69 83 63,85 11 8,46 Hợp tác xã 90 36 38,89 53 58,89 2 2,22 Xã. phường. TT 100 39 39,00 56 56,00 5 5,00 Hộ sản xuất KD 40 5 12,50 30 75,00 5 12,50 Tổng 755 233 30,86 467 61,85 55 7,28
định thu BHXH chiếm 30,86%, số người thỉnh thoảng là 61,85% và số người không bao giờ là 7,28%.
Có thể thấy rằng, NLĐ tìm hiểu thông tin về thu BHXH mới chỉ đang ở mức độ thỉnh thoảng chưa thường xuyên và tỷ lệ không tìm hiểu vẫn còn cao. NLĐ cần ý thức được việc đóng BHXH chính là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, các chủ SDLĐ cần phải thực hiện và thể hiện trách nhiệm xã hội, tuân thủ pháp luật, nhất là vấn đề BHXH đối với NLĐ, bởi khi thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách về BHXH, NLĐ sẽ yên tâm làm việc và gắn bó với đơn vị.
2.2.7.2. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu BHXH
Thời gian qua, công tác cải cách hành chính ngành BHXH đã đạt nhiều bước tiến quan trọng. Công tác cải cách hành chính nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đội ngũ CB, CCVC trong Ngành; sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp có hiệu quả của các bộ, ngành ở Trung ương và các sở, ban, ngành tại địa phương.
Vì thế, 4 năm qua, số lượng thủ tục hành chính của BHXH đã giảm từ 115 xuống còn 28 thủ tục hành chính (giảm trên 75%). Chỉ tính riêng năm 2018 đã giảm từ 32 xuống còn 28 thủ tục hành chính; rút ngắn thời hạn cấp sổ BHXH từ 20 ngày, thẻ BHYT từ 7 ngày xuống còn 5 ngày... Số giờ thực hiện thủ tục hành chính từ 335 giờ hướng đến giảm 49 giờ. Với việc thực hiện giao dịch điện tử trong tất cả các khâu từ thu, nộp đến quản lý chi, trả, thì số lần thực hiện giao dịch điện tử giảm từ 12 lần/năm xuống còn 1 lần/năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện vẫn còn một số hạn chế mà ngành cần tập trung khắc phục, như: Tại BHXH cấp huyện, cá biệt vẫn để xảy ra việc hướng dẫn người tham gia đóng BHXH về thủ tục hồ sơ chưa đầy đủ, gây phiền hà, ảnh hưởng đến uy tín của ngành. Hạ tầng CNTT chưa thực sự đồng bộ, một số cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN chưa tập trung, liên thông trong phạm vi toàn quốc, phần mềm quản lý nghiệp vụ còn phải tiếp tục hoàn thiện, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giao dịch điện tử trong lĩnh vực thu BHXH.
công tác cải cách thủ tục hành chính Loại hình quản lý Số ngƣời điều tra Rút ngắn thời gian Thủ tục đơn giản Ứng dụng CNTT Không có ý kiến Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) DNNN 75 21 28,00 29 38,67 25 33,33 0 0,00 DN có vốn ĐTNN 20 3 15,00 7 35,00 10 50,00 0 0,00 DNNQD 200 46 23,00 77 38,50 75 37,50 2 1,00 HCSN, Đảng, đoàn thể 100 6 6,00 58 58,00 35 35,00 1 1,00 Ngoài công lập 130 34 26,15 35 26,92 61 46,92 0 0,00 Hợp tác xã 90 19 21,11 35 38,89 36 40,00 0 0,00 Xã. phường. TT 100 25 25,00 39 39,00 34 34,00 2 2,00 Hộ sản xuất KD 40 7 17,50 15 37,50 17 42,50 1 2,50 Tổng 755 161 21,32 295 39,07 293 38,81 6 0,79
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả trong năm 2019)
Qua bảng 2.8 cho thấy số lao động được điều tra cho rằng để làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính thì cần quan tâm tới việc đơn giản thủ tục hành chính (39,07%) và ứng dụng công nghệ thông tin (38,81%) còn việc rút ngắn thời gian giải quyết 21,32%.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, BHXH tỉnh Đắk Lắk đã triển khai ứng dụng CNTT hầu hết các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của ngành BHXH như: Giao dịch điện tử trong công tác thu BHXH, BHYT, BHTN và cấp sổ BHXH. thẻ BHYT; giải quyết chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; giám định điện tử chi phí khám chữa bệnh BHYT thông qua Hệ thống thông tin giám định BHYT; số hóa hồ sơ lưu trữ; các phần mềm phục vụ công tác tài chính - kế toán. quản lý văn bản và điều hành...
nhanh qua các năm, quyền lợi của người tham gia ngày càng được mở rộng và thực hiện tốt hơn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Đến nay, tỉnh Đắk Lắk có 99.741 người tham gia BHXH bắt buộc…
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, có hơn 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 90% số dân tham gia BHYT, BHXH rất cần sự vào cuộc nỗ lực và hiệu quả hơn nữa của các cơ quan truyền thông, báo chí, nhằm tạo bước chuyển biến hơn nữa trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhất là người SDLĐ, NLĐ và người dân về chính sách BHXH. BHYT.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH còn không ít hạn chế, khó khăn, vướng mắc khiến hiệu quả chưa cao. Công tác tuyên truyền chưa thật sự đồng bộ và toàn diện, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phong phú, hấp dẫn, chưa tác động mạnh đến nhận thức của nhân dân, đến NLĐ và lãnh đạo các đơn vi, các địa phương về nghĩa vụ và quyền lợi tham gia BHXH.
Để đạt được những mục tiêu đến năm 2020, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thử nghiệm hình thức tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN với các thông điệp qua tin nhắn SMS. Theo đó, các thông điệp về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHTN đã mang lại hiệu quả tuyên truyền cao. Song song đó, BHXH Việt Nam đã thực hiện chương trình phổ biến