- Hệ thống thể chế, chính sách của nhà nước liên quan đến BHXH và quản lý thu BHXH
Nhóm yếu tố này là điều kiện liên quan trực tiếp đến việc ban hành thực hiện các chế độ chính sách và sự quản lý của Nhà nước đối với loại hình BHXH bắt buộc. Đồng thời, nó cũng liên quan trực tiếp đến tâm lý và nguyện vọng của NLĐ và người SDLĐ. Nếu chính sách đề ra có căn cứ pháp lý đảm bảo phù hợp với quyền lợi chính đáng và khả năng kinh tế của NLĐ cũng như người SDLĐ một cách nhất quán và lâu dài thì họ sẽ tự nguyện tham gia BHXH một cách phấn khởi, hồ hởi và ngược lại, sẽ né tránh và tìm mọi cách để lách luật hoặc có tham gia nhưng trong tâm tư vẫn hoài nghi, lo lắng, gượng ép và không thoải mái.
Vai trò quản lý của Nhà nước về BHXH là rất quan trọng, thể hiện ở chỗ Nhà nước “tạo ra” khung chính sách, pháp luật về BHXH đồng thời, Nhà nước cũng là người bảo trợ, người tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hệ thống sự nghiệp BHXH ra đời và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao nhằm thực hiện tốt các chế độ chính sách BHXH cho mọi người thuộc đối tượng tham gia. Muốn vậy các chế độ BHXH bắt buộc chẳng những cần được thể chế hoá thành luật BHXH mà cần được thể chế hoá trong các luật có liên quan với Luật BHXH như Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự...nhằm tạo thành khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia trong việc thực hiện chính sách BHXH
- Mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến kết quả thu BHXH và quản lý thu BHXH. Thực tế cho thấy, những nơi có nguồn thu BHXH lớn là những địa phương có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao hơn so với nơi khác.
Tình hình phát triển kinh tế ở địa phương tốt sẽ có nhiều doanh nghiệp ra đời hoặc mở rộng quy mô sản xuất từ đó tăng số lượng NLĐ, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập của NLĐ tăng từ đó số tiền thu quỹ BHXH tăng và ngược lại.
cũng sẽ tự giác, có trách nhiệm với đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp, nên sẽ có ý thức nộp đúng, nộp đủ nghĩa vụ đóng góp BHXH của họ cho NLĐ, khắc phục được hiện trạng phổ biến hiện nay là cố tình trốn tránh tham gia BHXH và nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài
- Trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm của NLĐ
Tham gia BHXH là nghĩa vụ và quyền lợi của NLĐ do đó trình độ nhận thức và ý thức chấp hành việc nộp BHXH của NLĐ là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ quản lý thu BHXH. Hiện nay thực tế cho thấy, số người tham gia BHXH chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng số lao động xã hội.
Hiện nay phần lớn các lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên mức độ nhận thức và tiếp cận những thông tin chưa được sâu rộng, thêm vào đó với tâm lý sợ mất việc làm nên không giám đấu tranh đòi quyền lợi cho bản thân khi các chủ SDLĐ không đóng BHXH cho họ. Do vậy, cần phải có một cơ chế quản lý tốt đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, điều này phụ thuộc vào việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để nâng cao trình độ nhận thức của NLĐ về cơ chế, chính sách BHXH
- Trình độ nhận thức và ý thức trách nhiệm của người SDLĐ
Công tác quản lý thu BHXH chịu ảnh hưởng lớn từ ý thức trách nhiệm của người SDLĐ. Thời gian vừa qua, hiện tượng trốn tránh đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ trở thành hiện tượng phổ biến ở nhiều nơi, số tiền nợ đọng của các chủ doanh nghiệp lên tới con số nhiều tỷ đồng đã gây không ít khó khăn cho ngành bảo hiểm. Nếu chủ doanh nghiệp nhận thức và thực hiện đúng trách nhiệm của mình thì hiệu quả quản lý thu BHXH sẽ đạt kết quả cao và ngược lại nếu chủ doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm của mình sẽ dẫn đến khó khăn cho quản lý thu BHXH