Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG tác THANH NIÊN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 43 - 48)

Đặc điểm tự nhiên

Huyện Triệu Phong nằm phía Đông - Nam Quảng Trị, có toạ độ địa lý 16,48 – 16,54 độ vĩ Bắc; 107,12-108,18 độ kinh Đông, là địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A; Tỉnh lộ 580 nối từ Quốc lộ 1A đến Cảng Cửa Việt; Quốc Lộ 49C nối từ QL1A qua Thị xã Quảng Trị đi qua hai xã phía nam Huyện, đến huyện Hải Lăng và đến giáp Thừa Thiên Huế. Diện tích tự nhiên 353,04 km2, bao gồm 18 xã và một thị trấn. Dân số 96.000 người, chiếm khoảng 16,8% dân số của cả tỉnh Quảng Trị. Thị trấn Ái Tử là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của huyện, cách Thành phố Đông Hà 7 km về phía Nam, Thị xã Quảng Trị 6 km về phía Bắc.

Huyện Triệu Phong có vị trí địa lý :

- Phía Bắc giáp với Thành phố Đông Hà và huyện Gio Linh - Phía Nam giáp với huyện Hải Lăng và Thị xã Quảng Trị - Phía Tây giáp với huyện Đakrông và huyện Cam Lộ

- Phía Đông giáp với Biển Đông, với chiều dài bờ biển 18 km.

Ở vị trí nói trên, Triệu Phong có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh thông qua tuyến đường hành lang kinh tế Đông Tây.

Sau khi Tỉnh Quảng Trị sát nhập với Quảng Bình và Thừa Thiên thành tỉnh Bình Trị Thiên, huyện Triệu Phong cũng sáp nhập với huyện Hải Lăng, thị xã Quảng Trị thành huyện Triệu Hải. Đến ngày 01/5/1990 huyện Triệu Phong được tái lập, trở lại với tên gọi của chính mình.

Tình hình kinh tế-chính trị-xã hội

Về kinh tế

Nền kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 2012-2017 là 10,4%,

Quy hoạch sản xuất nông nghiệp được thực hiện gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Sản xuất công nghiệp - TTCN có nhiều chuyển biến tích cựcThương mại - dịch vụ tiếp tục có bước phát triển, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng được chú trọng, chất lượng quy hoạch được nâng lên. Xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo mạnh mẽ, đạt được kết quả bước đầu. Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân được chú trọng. Phong trào huy động nội lực, hiến đất, hiến công, đóng góp tiền của xây dựng cơ sở hạ tầng được các địa phương hưởng ứng tích cực. Công tác quản lý tài chính, thu chi ngân sách được thực hiện đúng luật. Thu ngân sách trên địa bàn đạt và vượt kế hoạch đề ra, tăng bình quân hàng năm 16,2%.

Về văn hóa - xã hội

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thông tin, truyền thông tập trung hướng về cơ sở, đẩy mạnh công tác xã hội hóa; tạo được động lực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thiết chế văn hóa cơ sở được quy hoạch, xây dựng; các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội dân gian, di tích lịch sử từng bước được quản lý, phục dựng, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Thể dục, thể thao có bước phát triển; một số môn thể thao thế mạnh có quan tâm đầu tư, duy trì được thành tích cao trong các giải thi đấu cấp tỉnh và quốc gia. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trọng tâm là xây dựng đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa đạt được kết quả tốt, ngày càng đi vào chiều sâu, có tác dụng tích cực trong đời sống xã hội. Công tác thông tin, truyền thông được đẩy mạnh, đa dạng về hình thức, loại

hình, nội dung. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được chú trọng đầu tư phát triển. Hệ thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông khá hoàn chỉnh, quy mô phù hợp. Sự nghiệp y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình có nhiều cố gắng. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình có tiến bộ. Quy mô dân số ổn định, chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Công tác truyền thông đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai có hiệu quả. Chính sách đối với người có công với cách mạng, an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững được các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm chăm lo. Năng lực, chất lượng đào tạo nghề có bước chuyển biến. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề được đầu tư; ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng và phong phú. Chương trình giảm nghèo bền vững tiếp tục được triển khai tích cực, đạt được kết quả quan trọng.

Về quốc phòng - an ninh

Quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định. Các cấp, các ngành đã thường xuyên tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, xác định rõ trách nhiệm, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, làm thất bại âm mưu chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, những quan điểm lệch lạc, sai trái.

Các lực lượng vũ trang huyện duy trì tốt việc nắm chắc tình hình và chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực sẵn sàng chiến đấu; thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống bão lụt - tìm kiếm cứu nạn; tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa và đẩy lùi tệ nạn xã hội; bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các hoạt động lễ hội trong các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước.

Thế trận an ninh nhân dân được củng cố vững chắc. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm tiếp tục đẩy mạnh. Tình hình an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo đảm bảo; an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, văn hóa tư tưởng ổn định. Các loại tội phạm được phát hiện kịp thời và đấu tranh có hiệu quả; các biện pháp bảo đảm an toàn trật tự, an toàn giao thông được triển khai đồng bộ, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.

Công tác xây dựng chính quyền

Chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã có sự chuyển biến tích cực. Tổ chức các kỳ họp, tiếp xúc với cử tri có sự đổi mới; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Việc thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương được chú trọng. Chức năng giám sát được tăng cường; mối quan hệ giữa đại biểu HĐND với cử tri được duy trì khá tốt.

Bộ máy chính quyền các cấp được quan tâm xây dựng vững mạnh; công tác quản lý, điều hành có sự chuyển biến tiến bộ. Đã tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đạt được kết quả rõ nét. Đội ngũ cán bộ các phòng, ban được kiện toàn. Phong cách, lề lối làm việc có sự thay đổi theo hướng tăng cường trách nhiệm cá nhân, nâng cao đạo đức công chức, công vụ. Cải cách hành chính gắn với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 được đẩy mạnh. Thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả qua "một cửa liên thông" khá nhanh chóng, hiệu quả, từng bước cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính và dịch vụ công.

Cải cách tư pháp được quan tâm, hoạt động của các cơ quan tư pháp tiếp tục có sự chuyển biến khá rõ nét, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đạt nhiều kết quả tốt. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở được được duy trì thường xuyên. Công tác tiếp công dân, thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí được tăng cường; một số vụ việc tồn đọng kéo dài được xử

lý dứt điểm.

Công tác xây dựng Đảng

Công tác chính trị tư tưởng được chú trọng. Các cấp ủy đảng đã quan tâm chăm lo bồi dưỡng, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời quán triệt, phổ biến rộng rải các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy đến các cấp, các ngành, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân; phương pháp triển khai có sự đổi mới, tỷ lệ tham gia, chất lượng học tập có nâng lên. Công tác thông tin tuyên truyền về tình hình thời sự, chính trị, xã hội được tiến hành với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần định hướng tư tưởng, củng cố niềm tin, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được quan tâm kiện toàn, củng cố, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong tình hình hiện nay.

Công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên có bước tiến bộ rõ nét. Các tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Công tác cán bộ được triển khai đồng bộ, đạt được kết quả quan trọng. Đội ngũ cán bộ được xây dựng ổn định về số lượng, nâng cao về chất lượng. Hầu hết, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ được tiến hành thường xuyên; tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ được nâng lên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với bố trí, sử dụng cán bộ được quan tâm chăm lo, đảm bảo dân chủ, đúng quy trình, tạo sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ.

Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được tăng cường, có sự chuyển biến tích cực. Các tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở được

củng cố, sắp xếp phù hợp với đặc điểm địa phương.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được tập trung chỉ đạo, phục vụ tốt công tác xây dựng Đảng. Việc quản lý hồ sơ, xây dựng cơ sở dữ liệu đảng viên được duy trì nền nếp. Các chế độ chính sách đối với cán bộ, đảng viên được thực hiện kịp thời, đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG tác THANH NIÊN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)