Quản lý nhà nước về thực hiện chính sách đặc thù cho thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG tác THANH NIÊN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 66 - 75)

2.3.3.1. Chính sách vay vốn đào tạo nguồn nhân lực

Chính sách hỗ trợ vay vốn đối với học sinh, sinh viên thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, với những đối tượng học sinh, sinh viên thuộc diện khó khăn, qua đó cũng cho thấy vai trò của nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội

Đề thay đổi cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng ngày 27 tháng 9 năm 2007 chính phủ ra quyết định số: 157/2007/QĐ-TTg mới thay thế cho nghị định 107/2007/QĐ-TTg trong đó đã có nhiều điều hoản rõ ràng, cụ thể và hợp lý hơn trước. Ví dụ như tăng số tiền vay từ 300.000 lên 800.000 đồng / tháng và lãi suất 0.5%/tháng. Ngoài ra quy định rõ thời gian trả nợ là 9 năm( với sinh viên học hệ 4 năm). Bên cạnh đó chính phủ cũng có những văn bản quy định hướng dẫn cụ thể việc thực hiện quá trình cho vay và giải ngân vốn tại địa phương thông qua ngân hàng chính sách. Các thủ tục vay vốn rất đơn giản, không cần thế chấp. Tiếp đó mức vay được điều chỉnh lên lên 1.250.000 đồng / tháng, rồi đến 1.500.000 đồng/tháng kể từ ngày 15/6/2017.

Trong thời gian qua công tác QLNN về thực hiện chính sách vay vốn đào tạo nguồn nhân lực được các cơ quan, đơn vị tại Triệu Phong được thực hiện tốt theo quy định. Chính sách cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong việc giải quyết vấn đề bỏ học và những khó khăn xoay quanh vấn đề vật chất phục vụ học tập của học sinh, sinh viên. có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng

dân, tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, cả cộng đồng. Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội.

Tuy vậy sự phối hợp giữa các cấp ủy chính quyền và Ngân hàng Chính sách còn thiếu chặt chẽ ở một số địa phương. Vì vậy, một số địa phương còn chưa chú trọng đến việc quản lý, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và đặc biệt là về trách nhiệm trả nợ tiền vay khi đến hạn

Ngoài ra, tình trạng ỷ lại vào tín dụng chính sách của một bộ phận người dân ở một số địa phương có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ra việc thực hiện các giải pháp đồng bộ, nhằm nâng cao ý thức của người dân, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm-vay vốn, phát huy hơn nữa vai trò của các hội, đoàn thể và sự tham gia cụ thể, hiệu quả, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành liên quan. Hiện nay, quy định không buộc học sinh sinh viên phải báo cáo kết quả vay vốn cho nhà trường, công tác phối hợp giữa các ngân hàng chính sách xã hội với các trường chưa đồng bộ nên trường chưa có đầy đủ thông tin hai chiều về việc triển khai chương trình. Bộ phận quản lý gặp khó khăn trong việc theo dõi và nắm bắt số liệu chính xác để tổng hợp, báo cáo hàng năm.

Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên đối với Chính sách vay vốn đào tạo nguồn nhân lực tại Triệu Phong

Phân tích kết quả cho thấy:

Có 154/200 ý kiến, chiếm tỷ lệ 77% hài lòng với việc thực hiện chính sách về vay vốn đào tạo nguồn nhân lực trong thanh niên hiện nay. Qua đó thấy được rằng sự quan tâmcủa Chính phủđãđưa lại cơ hội học tập, nâng cao trí tuệ cho các bạn trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.

2.3.3.2. Chính sách vay vốn giải quyết việc làm và khởi nghiệp

Tính đến cuối năm 2017, số thanh niên trong độ tuổi lao động của huyện Triệu Phong là 26,3 ngàn người, chiếm hơn 44% lực lượng lao động. Tuy nhiên, chất lượng lao động thấp (chỉ có 20,7% thanh niên nông thôn đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ), việc làm thiếu bền vững (43,2% thanh niên nông thôn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; 51,1% thanh niên nông thôn là lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương), hơn 2/3 số người thất nghiệp là thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung. Mức độ thất nghiệp của thanh niên có xu hướng tăng dần theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Trước những khó khăn, hạn chế trên, các ngành liên quan đã kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm bền vững cho thanh niên. Bên cạnh đó, cần giải pháp gỡ bỏ các rào cản thủ tục hành chính về vốn vay đối với thanh niên, thúc đẩy việc thực hiện chương trình thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2016-2021; kết nối giữa thanh niên khởi nghiệp, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước; hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến khởi nghiệp, việc làm, đặc biệt là chính sách cho vay tín dụng... Cần xây dựng kế hoạch, định hướng trong việc thúc đẩy phát triển mạng lưới các đơn vị cố vấn, tư vấn, cung cấp các dịch vụ quản trị cho các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp.

Qua bảng số liệu ở (Phụ lục 6) cho thấy về vấn đề vay đối với hộ thanh niên được quan tâm hổ trợ bằng cách cha mẹ người đại diện cho thanh niên trong gia đình đứng ra vay vốn giúp thanh niên phát triển kinh tế, tạo công ăn việc

làm. Bên cạnh đó việc thanh niên trực tiếp vay vốn đang còn nhiều hạn chế về số lượng, vay vốn cho thanh niên khởi nghiệp chưa được triển khai thực hiện.

Biểu đồ 2.9. Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên đối với Chính sách vay vốn giải quyết việc làm, khởi nghiệp tại Triệu Phong

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2018) Phân tích kết quả cho thấy:

Có 150/200 ý kiến, chiếm tỷ lệ 75% không hài lòng với việc thực hiện chính sách về vay vốn giải quyết việc làm, khởi nghiệp thanh niên hiện nay. Điều đó cho thấy chính sách tín dụng giành cho đối tượng là thanh niên chưa được tiếp cạnh, một số thủ tục, điều kiện, hồ sơ vay vốn khá rờm rà làm cho thanh niên ngại tiếp cận để vay vốn… Cần tăng cường tuyên truyền, trợ giúp của các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời thay đổi một số quy định, để thanh niên dễ tiếp cận được nguồn vốn.

2.3.3.3. Chính sách hướng nghiệp và đào tạo nghề cho thanh niên

Hướng nghiệp và đào tạo nghề là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị để bảo đảm yêu cầu nguồn nhân lực trong thời gian tới. ngành GDĐT thực hiện phân luồng học sinh với dự kiến sau tốt nghiệp THCS, 70,0% học sinh vào học lớp 10 THPT, 30,0% còn lại vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề. Việc phân luồng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT, đồng thời

những học sinh có sức học hạn chế tìm cho mình hình thức học nghề. Công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh, trong thời gian qua đã được các nhà trường quan tâm, tuy nhiên kết quả đạt được chưa được như kỳ vọng. Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông cũng được các trường học quan tâm, song còn mang tính hình thức. Tâm lý của nhiều học sinh và phụ huynh chọn một con đường là thi vào đại học và chọn ngành có lương cao hoặc các ngành thi dễ đỗ. Thống kê số lượng tuyển sinh năm 2017, mặc dù có giảm 10,0% so với năm 2016, nhưng vẫn có gần 39,0% thí sinh đăng ký dự thi các ngành quản lý kinh tế, tài chính, ngân hàng. Trong khi đó, những ngành như: Sư phạm, y, dược, nông lâm ngư nghiệp, kỹ thuật rất cần lao động, nhưng lại ít thí sinh dự thi. Có thể nói, hướng nghiệp cho học sinh hiện nay chưa gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn cho thấy việc học sinh tự lựa chọn nghề nghiệp một cách cảm tính, tự phát thường không phù hợp với xu thế phát triển sản xuất và ngành nghề lao động mà xã hội đặt ra vậy, giáo dục phải có những tác động trong quá trình hướng nghiệp, phải hướng học sinh lựa chọn nghề nghiệp theo được nhu cầu của thị trường lao động và định hướng phát triển kinh tế hiện nay.

Thực tế tại Triệu Phong đang phải đối mặt với sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo sau phổ thông hiện nay. Trong số những người từ 15 tuổi trở lên đang theo học các trường chuyên nghiệp trên toàn quốc, có tới hơn 53,0% hiện đang theo học các trường đại học và trên đại học. Nếu gộp cả số người đang học cao đẳng với nhóm đang học ở trình độ đại học và trên đại học thì đội ngũ này sẽ chiếm gần 80,0%. Sự mất cân bằng trong cơ cấu đào tạo sau phổ thông dẫn đến hệ quả tất yếu là định hướng đào tạo cho thanh niên không theo sát nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Có hai lý do cho sự mất cân bằng này là: Áp lực “vào đại học” luôn là tâm lý đè nặng trong xã hội ta hiện nay; Các trường trung cấp chuyên nghiệp chưa hấp dẫn được đối với người theo học.

Biểu đồ 2.10. Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên đối với Chính sách hướng nghiệp, đào tạo nghề tại Triệu Phong

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2018) Phân tích kết quả cho thấy:

Có 106/200 ý kiến, chiếm tỷ lệ 53% không hài lòng với việc thực hiện chính sách hướng nghiệp, đào tạo nghề thanh niên hiện nay. Qua đó chứng tỏ rằng trong thời gian qua công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề được các cơ quan ban ngành ở huyện quan tâm triển khi thực hiện, song thực tế công tác hướng nghiệp chưa đi vào chiều sâu, còn mang nặng hình thức, công tác đào tạo nghề khả năng, đa phần chỉ dừng lại ở sơ cấp nghề do trung tâm GDNN-GDTX thực hiện theo hình thức ngắn hạn. Điều đó chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của thanh niên tại địa phương.

2.3.3.4. Chính sách thực hiện nghĩa vụ Quân sự

Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp … Những công dân đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự cần thực hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mỗi gia đình cần động viên, giáo dục, khuyến

khích con em mình nhận thức đúng về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với đất nước, tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định. Mỗi đoàn viên thanh niên huyện Triệu Phong luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, từng bước hiện thực khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng để phục vụ Tổ quốc và Nhân dân.

Mức hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự từ ngày 12/02/2017 được thực hiện theo quy định tại Thông tư 43/2016/TT- BLĐTBXH hướng dẫn chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành dự án phát triển kinh tế - xã hội bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, các đối tượng nêu trên có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng điều kiện và được cấp thẻ đào tạo nghề được cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận, tổ chức đào tạo và chi hỗ trợ như sau: Chi hỗ trợ đào tạo theo Điều 10 Thông tư 152/2016/TT-BTC; Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học; Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

Qua bảng số liệu ở (Phụ lục 7) cho thấy số lượng thanh niên chỉ có 30,4 % tham gia đào tạo nghề; gần 40% thanh niên xuất ngũ chưa có việc làm ổn định; chỉ có 10,4% thanh niên sau khi xuất ngũ được bố trí vào các cơ quan, tổ chức. Điều đó cho chúng ta thấy được rằng quyền lợi của thanh niên xuất ngũ được hưởng chính sách trợ cấp về đào tạo nghề, tuy nhiên việc tranh thủ chính sách này của thanh niên còn quá thấp. Các cơ quan tổ chức thiếu quan tâm, bố trí thanh niên hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương.

Biểu đồ 2.11. Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên đối với Chính sách thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Triệu Phong

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2018) Phân tích kết quả cho thấy:

Có 106/200 ý kiến, chiếm tỷ lệ 53% không hài lòng đối với Chính sách thực hiện nghĩa vụ quân sự . Điều đó thể hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách giúp thanh niên hiểu được quyền và trách nhiệm của thanh niên khi tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa thấu đáo.

Trong thời gian tới muốn nâng cao ý thức chấp hành Luật NVQS, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là ở các xã khó khăn. Các cấp, ngành, địa phương quan tâm làm tốt chính sách hậu phương quân đội, như hỗ trợ gia đình quân nhân khó khăn; tổ chức dạy nghề và bố trí việc làm cho quân nhân sau khi xuất ngũ trở về địa phương... Cơ quan quân sự các cấp cần thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật, các chỉ thị, nghị quyết của cấp có thẩm quyền để kịp thời triển khai, áp dụng vào tình hình thực tế của địa phương; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật ở cơ sở.

2.3.3.5. Chính sách phòng chống tệ nạn xã hội

Hiện nay, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đang được toàn xã hội quan tâm và chú trọng thực hiện. Là lực lượng xung kích, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, xây dựng các mô hình và giải pháp

phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH) góp phần nâng cao nhận thức của ĐVTN về tác hại của ma túy, mại dâm, HIV/AIDS... Qua đó nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác quản lý, giáo dục ĐVTN, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm luôn được các cấp bộ đoàn trong toàn huyện xác định là nhiệm vụ trọng tâm, do đó đã có nhiều hoạt động nâng cao nhận thức của ĐVTN và nhân dân trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Chính quyền, Đoàn thanh niên các cấp đã tổ chức tuyên truyền thông qua các hội thi, chương trình giao lưu, tọa đàm; xây dựng mô hình can thiệp tại cộng đồng, xây dựng các CLB thanh niên tham gia công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS. Tuy vậy hiện nay tệ nạn ma túy trong thanh niên có xu thế ngày càng gia tăng.

Qua bảng số liệu ở (Phụ lục 8) cho thấy có 10/11 (chiếm tỷ lệ 91%) người tham gia cai nghiện tai nhà, có 11/11 (chiếm tỷ lệ 100%) người nghiện ma túy không được tham gia dạy nghề, tạo việc làm, vay vốn điều đó chứng tỏ rằng công tác thực hiện chính sách cho người bị nghiện ma túy chưa được chú trọng.

Biểu đồ 2.12 . Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên QLNN về chính sách phòng chống tệ nạn xã hội cho thanh niên tại Triệu Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về CÔNG tác THANH NIÊN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)