chức làm công tác thanh niên
2.3.2.1.Xây dựng tổ chức bộ máy QLNN về công tác thanh niên
Thực hiện các quy định của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định về bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Sở Nội vụ, đã ban hành Quyết định về thành lập phòng công tác thanh niên trực thuộc Sở Nội vụ để tham mưu UBND tỉnh QLNN về CTTN.
Ngoài ra để việc triển khai thực hiện Thông tư 04/2011/TT-BNV ngày 16/02/2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn, tổ chức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện về công tác thanh niên. Phòng Nội vụ đã bố trí 01 biên chế chuyên trách để thực hiện nhiêm vụ QLNN về thanh niên.
Đối với cấp xã: Thực hiện Thông tư số 06/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức cấp xã. UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về giao số lượng chức danh cán bộ công chức cấp xã và bổ sung chức năng QLNN về thanh niên trên địa bàn cho UBND cấp xã.
Chất lượng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện tính đến ngày 31/12/2017 được đánh giá trên các số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện (Phụ lục 4) tổng số công chức hiện có là 94 người. Trong đó số công chức có trình độ Đại học, Thạc sĩ là 88 người chiếm tỷ lệ 93,5%. Qua nghiên cứu trình độ chuyên môn đội ngũ công chức năm 2017, cho ta thấy, phần lớn đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Triệu Phong đã chuẩn hóa về mặt trình độ chuyên môn, còn lại 5,6% có trình độ trung cấp chủ yếu do tuổi đời lớn gần nghĩ hưu do đó không có nhu cầu để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
Với trình độ chuyên môn của nhóm này, trong quá trình giải quyết công việc, năng lực chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ trong lúc thực thi công vụ sẽ còn hạn chế nên việc nắm bắt các văn bản, những quy định của Pháp luật liên quan
đến công việc còn thiếu kịp thời, đôi lúc lung túng trong khi áp dụng pháp luật vào một số trường hợp cụ thể và vẫn còn tình trạng công chức có trình độ đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm.
Việc chuẩn hóa ngạch chuyên viên, chuyên viên chính cho cán bộ công chức, viên chức sao cho phù hợp với vị trí việc làm là điều rất quan trọng. Các khóa bồi dưỡng QLNN nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công vụ góp phần triển khai các văn bản QLNN một cách hiệu quả, để bổ sung những năng lực cần thiết cho công chức, giúp học có khả năng hoàn thành tốt chức trách của mình. Qua (Phụ lục 4) số liệu thống kê cho thấy số lượng công chức đã qua bồi dưỡng QLNN từ chuyên viên trở lên có đến 71,3% cán bộ, công chức, nhưng vẫn còn gần 30% cán bộ, công chức chưa được bồi dững trình độ QLNN. Điều này có ảnh hưỡng không nhỏ trong hoạt động điều hành công việc của CBCC.
Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã liên quan đến QLNN về công tác thanh niên tính đến ngày 31/12/2017 dựa trên các số liệu thống kê của Phòng Nội vụ huyện gồm 18 xã và 01 thị trấn. Tổng số công chức cấp xã của huyện là 205 người, bao gồm các chức danh: Trưởng Công an, Trưởng Quân sự, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế hoạch, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội.
Qua (Phụ lục 5) cho thấy trong tổng số 205 công chức cấp xã, trong đó có trình độ đại học là 149 người chiếm tỷ lệ 72,7% công chức có trình độ trung cấp, sơ cấp và chưa qua đào tạo là 43 người chiếm tỷ lệ 21%. Qua phân tích số liệu cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức xã ở trình độ đại học chiếm tỷ trọng lớn. Số lượng công chức xã có trình độ đại học ngày càng tăng và ở trình độ trung cấp ngày càng giảm dần. Tóm lại, so với yêu cầu công tác vẫn còn một khoảng cách nhất định, do phần lớn công chức cấp xã có trình độ đào tạo với loại hình đào tạo từ xa, phần lớn chuyên ngành Luật, chuyên ngành về Hành chính còn rất ít. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của công chức cấp xã đối với công tác QLNN về công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Để củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên, theo Thông tư số 15/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh; Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp huyện. Ngay sau khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị về nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên, UBND huyện tiếp tục bố trí 01 công chức phụ trách công tác thanh niên tại Phòng Nội vụ. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện và các ban ngành cũng đã phân công 01 lãnh đạo và 01 công chức phụ trách công tác thanh niên tại đơn vị mình. Tại các xã, thị trấn đã phân công 01 lãnh đạo và 01 công chức VP-TK phụ trách công tác quản lý nhà nước về thanh niên.
Công tác thanh niên là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, tuy nhiên cấp xã là cấp cơ sở, có vai trò hết sức quan trọng, là nơi tiếp nhận và truyền đạt, triển khai và tổ chức thực hiện đến từng đối tượng thanh niên về mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh niên, nắm bắt tình hình thực tế, tâm tư, nguyện vọng của thanh niên. Vì vậy chất lượng cán bộ công chức các cấp trong bộ máy hành chính nhà nước, đăc biệt là cán bộ có liên quan thực hiện QLNN về công tác thanh niên có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định thành công của chương trình. Trong điều kiện trình độ nhận thức của thanh niên ngày càng nâng cao, tính chất quản lý ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi việc QLNN cần phải khoa học, nên cán bộ phụ trách cần phải có trình độ, cập nhật kiến thức để giải quyết được hoặc ít ra cũng biết được thủ tục và cách giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trực tiếp phát sinh ở cơ sở để hướng dẫn cho thanh niên thực hiện, hạn chế sự lúng túng, thiếu sự phối hợp chặt chẽ của các cấp trong triển khai thực hiện Chương trình. Qua thống kê trình độ cán bộ công chức liên quan trực tiếp đến QLNN về công tác thanh niên ở (Bảng 2.3)cho thấy: Có 100% cán bộ công chức có trình độ đại học trở lên ở cấp huyện, trong khi đó đối với cấp xã chỉ có 53,3% còn lại là trình độ cao đẳng, trung cấp. Với trình độ bộ máy phụ trách tại huyện Triệu
Phong cơ bản đáp ứng yêu cầu của công việc quản lý điều hành. Tuy nhiên đội ngũ công chức cấp xã trực tiếp thực hiện các nội dung Chương trình một cách cụ thể khá yếu cần tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cụ thể. Cần đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 – 2020.
2.3.2.2. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên
Thực hiện Quyết định số 303/QĐ-BNV ngày 09/4/2012 của Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên các cấp, các ngành giai đoạn 2011- 2015. UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 405/QĐ-UBND ngày 03/4/2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Trị năm 2013 và Quyết định số 349/QĐ- UBND ngày 28/3/2013 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã năm 2013 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và giao Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng mềm cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, xã, trong đó tập trung chủ yếu cho đối tượng cán bộ, công chức trẻ. Đến nay, đã mở 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về thanh niên cho 340 công chức trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện và công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã và Bí thư, Phó Bí thư huyện Đoàn, Đoàn trực thuộc. Tại huyện, UBND huyện Triệu Phong đã phối hợp với Sở Nội vụ mở lớp tập huấn cho 105 công chức trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên của các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, Chủ tịch UBND xã, Phó Chủ tịch UBND xã và công chức Văn phòng - Thống kê cấp
xã, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức trực tiếp tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên. Bên cạnh đó, Huyện đoàn Triệu Phong cũng đã thường xuyên mở các lớp huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên cho đội ngủ ban chấp hành Đoàn các xã, thị trấn và Đoàn trực thuộc.
Qua hoạt động tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thanh niên, bước đầu đã góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác thanh niên cũng như hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Cán bộ công chức làm công tác thanh niên, đặc biệt là cán bộ Đoàn, Hội các cấp đã thể hiện vai trò thủ lĩnh trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên; tích cực vận động đoàn viên, thanh niên xung kích đi đầu, đảm nhận thực hiện những việc khó việc mới, đã có nhiều công trình, phần việc thanh niên được triển khai thực hiện có hiệu quả, mang lại lợi ích dân sinh thiết thực.
Kết quả khảo sát cán bộ, công chức về mức độ tự cập nhật các kiến thức, kinh nghiệm, văn bản liên quan đến công tác thanh niên cho thấy trong tổng số 100 người được khảo sát có 68 người (68%) thường xuyên cập nhật; 23 người (23%) ít cập nhật; 9 người (9%) không cập nhật.
Biểu đồ 2.3. Đánh giá mức độ cập nhật các văn bản hướng dẫn liên quan
đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên của cán bộ công chức
tại Triệu Phong
Về mức độ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực công tác thanh niên trong tổng số 100 người được khảo sát có 16 người (16%) cho rằng họ được tham gia tập huấn đào tạo, bồi dưỡng định kỳ hằng năm; 31 người (31%) chỉ được tham gia tập huấn đào tạo, bồi dưỡng khi có dự án tài trợ; 27 người (27%) chưa được tham gia tập huấn đào tạo, bồi dưỡng dưới mọi hình thức.
Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về công tác thanh niên của cán bộ công chức tại Triệu Phong
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2018) Khảo sát về mức độ hào hứng, gắn bó với nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên trong tổng số 100 người được khảo sát có 29 người (29%) rất hào hứng, rất yêu thích; 38 người (38%) yêu thích công việc này; 8 người (8%) không yêu thích công việc này
Biểu đồ 2.5: Đánh giá mức độ yêu thích, gắn bó với công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên của cán bộ, công chức tại Triệu Phong
Khảo sát về mức độ hiểu biết về Luật thanh niên trong tổng số 100 người được khảo sát có 34 người (34%) đã hiểu rõ, hiểu sâu Luật thanh niên; 29 người (29 %) hiểu ở mức độ sơ sài; 37 người (37%) chưa bao giờ đọc.
Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ hiểu biết về Luật thanh niên của cán bộ, công chức tại Triệu Phong
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2018) Biểu đồ 2.7: Đánh giá mức độ hài lòng của thanh niên đối với tổ chức bộ máy, đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên tại Triệu Phong
(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2018) Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, công chức xã vốn đã yếu kém nhiều mặt, nhất là vấn đề đào tạo ban đầu, ít được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về QLNN nên kỹ năng gải quyết các công việc, thực thi nghiệp vụ QLNN có liên quan ở cơ
sở có nhưng hạn chế nhất định. Kết quả khảo sát bộc lộ công tác đào tạo, đào tạo bồi dưỡng, hiểu biết về chính sách, pháp luật CBCCVC tham gia trực tiếp công tác thanh niên chưa được chú trọng đúng mức. Tỷ lệ đào tạo, bồi dưỡng, xữ lý nghiệp vụ, cập nhật kiến thức kỹ năng… liên quan đến lĩnh vực này còn rất thấp. Do đó ảnh hưởng lớn đến kết quả về công tác thanh niên, thậm chí vai trò QLNN về công tác thanh niên thiếu chú trọng, phó mặt cho Đoàn, Hội thanh niên. Cho nên dẫn đến việc hài lòng của thanh niên trong lĩnh vực này còn thấp.