* Vị trí địa lý
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23°07'12" - 22°21'21" vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều đông- tây là 170 km, từ 105°16'15" - 106°50'25" kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), (xã Trƣơng Lƣơng - Hòa An là trung tâm của tỉnh).
* Địa giới hành chính
- Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đƣờng biên giới dài 333.403 km;
- Phía Đông nam giáp tỉnh Lạng Sơn;
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang; - Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố và
12 huyện trong đó có 05 huyện nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo nhanh
và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và 01 huyện được hưởng chính sách như các huyện nghèo), với 199 xã, phƣờng, thị trấn
(trong đó có 139 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn; 46 xã, thị trấn biên giới) và
2.487 xóm và tổ dân phố; dân số 507.183 ngƣời, với 08 dân tộc (trong đó: Dân
tộc Tày và dân tộc Nùng chiếm hơn 80%, dân tộc kinh gần 5%, còn lại là các dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Lô Lô, dân tộc Sán Chỉ...).
* Về địa hình
Là tỉnh có địa hình cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nƣớc biển. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
*Về khí hậu:
Khí hậu Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trƣng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Có tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình thành các vùng sản xuất cây, con phong phú đa dạng, trong đó có những cây đặc sản nhƣ dẻ hạt, hồng không hạt, đậu tƣơng có hàm lƣợng đạm cao, thuốc lá, chè đắng…
* Về tài nguyên rừng: Khá phong phú và đƣợc xem là khu vực đặc trƣng của kiểu loại rừng ẩm, nhiệt đới.
* Về tài nguyên khoáng sản: Có nhiều khoáng sản có giá trị cao về kinh tế nhƣ: Vàng, thiếc, mănggan, vonfram, sắt... một số mỏ có trữ lƣợng lớn nhƣ: Mỏ thiếc Tĩnh Túc thuộc huyện Nguyên Bình, Mỏ sắt Ngƣờm Tráng, Mỏ sắt Nà Lủng thuộc huyện Hòa An, Mỏ sắt Nà Rụa,... Cao Bằng có hệ thống sông ngòi phong phú trên địa hình khá phức tạp, độ dốc lớn nhƣ sông Gâm, sông Quây Sơn, sông Bằng Giang, Sông Hiến.... đã tạo cho Cao Bằng có tiềm năng, điều kiện để phát triển thủy điện vừa và nhỏ.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cao Bằng là một tỉnh nghèo và đặc biệt khó khăn, trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ƣơng, cùng với tinh thần và ý chí quyết tâm vƣơn lên thoát nghèo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã từng bƣớc vƣợt qua khó khăn thử thách và đạt đƣợc những thành quả quan trọng.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) bình quân trong 05 năm qua 9,2%/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 20,8 triệu đồng (đứng thứ 12 trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ). Trong từng lĩnh vực sản xuất đã có những tăng trƣởng nhất định góp phần củng cố và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tính đến hết năm 2017, cụ thể:
- Lĩnh vực nông, lâm nghiệp: Có bƣớc tăng trƣởng toàn diện, theo hƣớng tăng năng xuất, nâng cao chất lƣợng hiệu quả, bình quân hằng năm đạt 3,8%; tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt trên 270.000 tấn/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 37 triệu đồng/ha.
- Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: Tiếp tục đƣợc duy trì, Giá trị sản lƣợng công nghiệp tăng trƣởng bình quân 0,48%/năm. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ, phát triển: 100% số xã đã có đƣờng ô tô đến trung tâm, 100% số xã có điện lƣới quốc gia đến trung tâm, số hộ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia đạt 89,2%; cơ bản các xóm vùng sâu, vùng xa đều có điểm trƣờng tạo thuận lợi cho học sinh đi lại; 100% xã có trạm y tế; 74,3% số xóm có nhà văn hóa; tỷ lệ phủ sóng Đài tiếng nói Việt Nam đạt 98% dân số, tỷ lệ phủ sóng Đài Truyền hình Việt Nam đạt 98% dân số; 100% các xã, phƣờng, thị trấn đã có sóng di động, truy cập đƣợc Internet; tỷ lệ điện thoại cố định và điện thoại di động đạt 97 máy/100 dân.
- Lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ: Hệ thống thƣơng mại, dịch vụ đƣợc mở rộng, mạng lƣới chợ đƣợc quan tâm đầu tƣ, lƣu thông hàng hóa thuận lợi, cung - cầu hàng đảm bảo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2017 đạt 5.716 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 15,6%. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Quốc tế, cửa khẩu Quốc gia và các lối mở, cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới liên tục tăng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đến năm 2017 đạt trên 2 tỷ USD, tăng bình quân hằng năm là 30,9%.
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Mạng lƣới trƣờng, lớp tiếp tục đƣợc củng cố, phát triển, chất lƣợng giáo dục và đào tạo tạo không ngừng đƣợc
nâng lên. Toàn tỉnh hiện có 664 trƣờng học, giảm 05 trƣờng so với năm 2015, trong đó có 109 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, tăng 39 trƣờng so với năm 2015; 199/199 xã, phƣờng, thị trấn có trung tâm học tập công đồng. Cơ sở vật chất trƣờng lớp đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 68,1%, tăng 10% so với năm 2015; bán kiên cố là 25,8%, phòng học tạm là 6,03%.
- Lĩnh vực y tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình: Mạng lƣới y tế từ tỉnh đến cơ sở thƣờng xuyên đƣợc quan tâm củng cố, chất lƣợng khám chữa bệnh không ngừng đƣợc nâng lên. Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 13 Bác sĩ/vạn dân; đạt 31,4 giƣờng bệnh/vạn dân; 60/199 xã, phƣờng, thị trấn đạt tiêu quốc gia về y tế xã; 85% trạm y tế xã có Bác sĩ; 100% trạm y tế xã thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tiếp cận sử dụng dịch vụ y tế cơ sở. Tỷ lệ tăng dân số đƣợc kiểm soát.
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội: Các hoạt động văn hóa, thể thao đƣợc phát triển mạnh mẽ, nhiều nét văn hóa, lễ hội truyền thống đặc sắc đƣợc giữ gìn và phát huy, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc đƣợc quan tâm nhƣ: lễ hội Lồng t’ổng, làng văn hóa dân tộc Tày, làng nghề Phja Chang, đề tài nghiên cứu, sƣu tầm dân ca, dân vũ của ngƣời Sán Chỉ... Các hoạt động làng văn hóa du lịch cộng đồng, quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế về du lịch đối với Thác Bản Giốc và khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó đã đƣợc bạn bè, du khách trong nƣớc và quốc tế biết đến. Ngày 12/4/2018, tỉnh Cao Bằng đã đƣợc UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Non nƣớc Cao Bằng trở thành Công viên Địa chất toàn cầu thứ hai ở Việt Nam, sau Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Lĩnh vực an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị và đối ngoại: Triển khai có hiệu quả các Chƣơng trình hành động về Chiến lƣợc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh. Tổ chức có hiệu quả phong trào "Toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", "Quần chúng tham gia tự quản đƣờng biên, mốc giới, an ninh trật tự xóm bản khu vực biên giới", “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Các hoạt động đối ngoại luôn đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng. Quan hệ hữu nghị giữa chính quyền địa phƣơng hai tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ngày càng đƣợc mở rộng, tạo môi trƣờng quan hệ đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai bên biên giới.
Bên cạnh đó, Cao Bằng là một tỉnh có trên 333 km đƣờng biên giới với sự phân bố địa hình khá phức tạp, giao thông khó khăn, cơ sở vật chất còn lạc hậu và đặc biệt là chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa cao, lao động đã qua đào tạo còn rất hạn chế… những vấn đề này đã gây trở ngại, khó khăn cho quá trình thu hút đầu tƣ của tỉnh, trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Cao Bằng cũng có nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lƣợng lớn nhƣ vàng, niken, chì, thiếc, quặng sắt,... là lợi thế giúp Cao Bằng phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, du lịch. Trong quá trình hội nhập quốc tế, thanh niên đóng vai trò quan trọng, là nguồn nhân lực trẻ, là lực lƣợng xung kích, sáng tạo trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trong những năm qua Đảng, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách thiết thực tạo điều kiện, môi trƣờng lành mạnh để thanh niên đƣợc phát triển toàn diện, thanh niên ngày càng khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Do là một trong những địa phƣơng nghèo của cả nƣớc. Hằng năm ngân sách của tỉnh nhận hỗ trợ từ Trung ƣơng 85%, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tƣ một số dự án do Trung ƣơng cân đối nguồn vốn. Nguồn ngân sách địa phƣơng rất eo hẹp ảnh hƣởng đến việc triển khai các chính sách phát triển thanh niên nhƣ: thực hiện chính sách riêng của tỉnh để hỗ trợ đào tạo bồi dƣỡng, hỗ trợ
vốn, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe...đối với thanh niên; việc tổ chức các lớp tập huấn cho công chức đƣợc cấp thẩm quyền giao làm công tác quản lý nhà nƣớc về thanh niên; thực hiện dự án, đề án trong chƣơng trình, kế hoạch phát triển thanh niên tỉnh.
Địa hình của tỉnh chia cắt mạnh và phức tạp. Điều này ảnh hƣởng đến việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật, vấn đề giám sát, phối hợp trong quản lý nhà nƣớc nói chung, quản lý nhà nƣớc về thanh niên nói riêng.
Cao Bằng là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Với cơ cấu đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số, vấn đề quản lý thanh niên cần phải đặc biệt chú ý đến đặc điểm này trong quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng phát huy vai trò của thanh niên và cần có những chính sách đồng bộ từ trung ƣơng và của tỉnh.