Quan điểm chỉ đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thanh niên ở cao bằng hiện nay (Trang 74 - 79)

a) Quan điểm của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên

Từ khi thành lập đến nay Đảng ta luôn đánh cao vai trò của thanh niên, những thành tích và đóng góp của thanh niên; đồng thời Đảng đặt ra nhiệm vụ cho Nhà nƣớc, cho toàn xã hội trong việc chăm lo, giáo dục, đào tạo và bồi dƣỡng thế hệ trẻ. Để cụ thể hóa quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên, Đại hội Đảng toàn quốc, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị và Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng qua các thời kỳ đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề về thanh niên gồm:

- Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, họp từ ngày 20 đến ngày 26/3/1931, đã kiểm điểm việc thực hiện Án Nghị quyết về Cộng sản Thanh niên vận động và đề ra nhiệm vụ: “Cần kíp tổ chức ra Thanh niên Cộng sản Đoàn”. Nhƣ vậy, ngay từ kỳ họp thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã quyết định thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam. Căn cứ vào Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng mà Đoàn Thanh niên đã lấy ngày 26/3 là ngày thành lập của mình.

- Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng (khóa III) ban hành Nghị quyết chuyên đề số 181-NQ/TW, ngày 25/9/1968 về “Công tác vận động thanh niên”.

- Bộ Chính trị (khóa V) ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 4/7/1985 về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên”.

- Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VI) ban hành Nghị quyết số 8, ngày 13/3/1991 về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cƣờng

mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân” Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị (khóa VI) ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về “Đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên”

- Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VII) ban hành Nghị quyết số 04 ngày 14/01/1993 về “Công tác thanh niên trong tình hình mới”. Trong đó, Đảng đánh giá cao vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong sự nghiệp đổi mới và tiếp tục khẳng định: “Thanh niên là lực lƣợng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nƣớc bƣớc vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn phụ thuộc vào lực lƣợng thanh niên, vào việc bồi dƣỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên”.

- Hội nghị lần thức bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 vê “Tăng cƣờng sự Lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” để làm tốt hơn công tác lãnh đạo đối với thanh niên trong thời kỳ đổi mới.

- Thông qua việc hệ thống các nghị quyết của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên cho thấy, Đảng ta luôn quan tâm, lãnh đạo công tác thanh niên cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nƣớc trong từng thời kỳ. Trong đó, chủ trƣơng nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH tiếp tục đƣợc Nghị quyết số 25- NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trùng ƣơng Đảng (khóa X) khẳng định. Qua đó cho thấy, sự phát triển của cả tƣ duy lý luận và nhận thức của Đảng và Nhà nƣớc ta về thanh niên và công tác quản lý nhà nƣớc đối với thanh niên. Luận điểm đó thể hiện thông qua năm quan điểm có tính nguyên tắc sau:

- Đánh giá khách quan, đúng bản chất cách mạng của thanh niên, tin tƣởng vào thanh niên là những ngƣời kế tục xuất sắc sự nghiệp của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Chăm lo, bồi dƣỡng, giáo dục thanh niên thành lớp ngƣời “vừa hồng, vừa chuyên” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dƣới sự lãnh đạo của Đảng.

- Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây dựng Đảng một bƣớc.

- Coi trọng sự nỗ lực trong học tập, rèn luyện và phấn đấu của thanh niên theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng xây dựng thế hệ trong thời kỳ mới.

- Nhà nƣớc quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hóa đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về thanh niên và công tác thanh niên thành pháp luật, chính sách, chiến lƣợc, chƣơng trình hành động và cụ thể hóa trong các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành.

b)Quan điểm của Đảng đối với tăng cường quản lý nhà nước về thanh niên

Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 7 (khóa X) đã đề ra sáu nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc gồm:

- Một là, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về thanh niên theo hƣớng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về thanh niên theo lĩnh vực, địa bàn và theo sự phân công phân cấp của Chính phủ.

Quá trình hình thành tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về thanh niên ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy, bộ máy quản lý nhà nƣớc về thanh niên cũng đƣợc thiết lập, giải thể, sáp nhập và chia tách tùy theo yêu cầu của quản lý nhà nƣớc đối với thanh niên trong từng giai đoạn lịch sử và điều kiện

phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Trong những năm kháng chiến, kiến quốc, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã chỉ đạo Chính phủ không thành lập tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về thanh niên mà giao cho các bộ, ngành ở Trung ƣơng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ cụ thể đối với thanh niên với chức năng quản lý theo ngành, lĩnh vực đƣợc Chính phủ phân công. Đến năm 1975, công việc này đƣợc giao cho Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. Song với vị trí pháp lý của một đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị nên hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thanh niên chƣa đạt đƣợc mục tiêu của Đảng, Nhà nƣớc đặt ra. Năm 1993 Chính phủ quyết định thành lập Ủy ban quốc gia về thanh niên thuộc Chính phủ (cơ quan ngang bộ). Ủy ban thành lập trên cơ sở tách ra từ cơ quan Trung ƣơng Đoàn. Sau 3 năm hoạt động, đến năm 1996, Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ này cho Trung ƣơng Đoàn là thƣờng trực. Năm 2010, trƣớc yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Bộ Chính trị đã quyết định giao cho Bộ Nội vụ làm đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về thanh niên (Thông báo số 327- TB/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị).

Thực hiện Thông báo số 327-TB/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị ngày 13/8/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1471/QĐ- TTg thành lập Vụ Công tác thanh niên trực thuộc Bộ Nội vụ để giúp Bộ trƣởng Bộ Nội vụ thực hiện đầy đủ, toàn diện quản lý nhà nƣớc về thanh niên; đối với cấp tỉnh giao Sở Nội vụ làm đầu mối tham mƣu quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thanh niên trên địa bàn (thành lập Phòng Công tác thanh niên thuộc Sở Nội vụ). Đối với cấp huyện không đặt vấn đề thành lập thêm bộ máy mà giao cho Phòng Nội vụ, đồng thời bổ sung biên chế để thực hiện; cấp xã giao cho công chức giữ chức danh Văn phòng – Thống kê làm đầu mối tham mƣu cho Ủy ban nhân dân quản lý nhà nƣớc về thanh niên ở cơ sở.

Nhƣ vậy, trải qua 65 năm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về thanh niên lại đƣợc giao về cơ quan của Chính phủ quản lý.

Từ thực tiễn quản lý và lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về thanh niên có thể khẳng định, mô hình tổ chức đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc của bất kỳ ngành, lĩnh vực nào trong đó có lĩnh vực thanh niên.

Hai là, xác định chỉ số về thanh niên và công tác thanh niên trong chỉ số thống kê quốc gia, trong chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp.

Ba là, tăng cƣờng vai trò giám sát và phản biện xã hội của Đoàn, các tổ chức thanh niên đối với việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng chính sách về thanh niên, công tác thanh niên.

Bốn là, thực hiện tốt Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện để thiếu nhi phát triển toàn diện, trở thành ngƣời thanh niên tốt.

Năm là, tập trung chỉ đạo để hoàn thành các mục tiêu của Chiến lƣợc phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010; xây dựng Chiến lƣợc phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2020, gắn với phát triển kinh tế - xã hội; cụ thể hóa các chủ trƣơng của đảng trong giáo dục, bồi dƣỡng phát huy thanh niên.

Sáu là, sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên phù hợp với tình hình mới. Ban hành Luật việc làm. Sớm ban hành cơ chế, chính sách để giải quyết chỗ ở, nới sinh hoạt văn hóa, thể thao cho thanh niên làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và học sinh, sinh viên đang học tập.

Ngày 03/7/2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên. Nội dung Nghị định sửa đổi, bổ sung các điều sau đây để đảm bảo các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phƣơng các cấp thực hiện đầy đủ, toàn diện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về thanh niên, cụ thể nhƣ sau:

Điều 20. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về thanh niên;

Điều 21. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam. Theo đó Nghị định bãi bỏ Điều 24 Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 3/7/2007 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số điều cuả Luật Thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thanh niên ở cao bằng hiện nay (Trang 74 - 79)