Quan điểm của tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thanh niên ở cao bằng hiện nay (Trang 79 - 81)

a) Quan điểm về phát triển thanh niên

- Phát triển thanh niên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, nhằm bồi dƣỡng, phát huy nhân tố và xây dựng nguồn nhân lực trẻ có chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của gia đình, nhà trƣờng, xã hội và các tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nƣớc về thanh niên tại địa phƣơng.

- Là cơ sở để các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên; chăm lo giáo dục, đào tạo và bồi dƣỡng thanh niên.

- Phát huy vai trò tích cực của thanh niên trong việc thực hiện Chƣơng trình ở các cấp, các ngành và địa phƣơng.

- Tăng cƣờng và mở rộng hợp tác quốc tế với thanh niên khu vực và thế giới. - Huy động mọi nguồn lực hợp pháp để bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về thanh niên.

b) Mục tiêu phát triển thanh niên tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020

- Mục tiêu tổng quát

Tăng cƣờng giáo dục, bồi dƣỡng đào tạo thế hệ thanh niên Cao Bằng phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nƣớc, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tƣởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vƣơn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ có

chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể

+ Giáo dục thanh niên về lòng yêu nƣớc, truyền thống cách mạng của quê hƣơng, lý tƣởng, đạo đức cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với xã hội và trách nhiệm trƣớc cộng đồng.

+ Nâng cao trình độ văn hóa, ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề; hình thành nề nếp học tập thƣờng xuyên cho thanh niên; phát triển đội ngũ trí thức trẻ, lao động trẻ lành nghề trên các lĩnh vực đời sống xã hội, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Từng bƣớc nâng cao sức khỏe, thể lực và tầm vóc cho thanh niên; có năng lực tự học, tự đào tạo; có kỹ năng sống, để thích ứng với môi trƣờng sống và làm việc.

+ Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lƣợng cao; hình thành đội ngũ cán bộ - khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trẻ giỏi trong các cơ quan nhà nƣớc và các tổ chức kinh tế - xã hội khác phục vụ sự phát triển đất nƣớc.

+ Thực hiện tốt mục tiêu “3 giảm” trong thanh thiếu niên, tăng cƣờng giáo dục pháp luật nhằm phòng, tránh và từng bƣớc đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội trong thanh niên, giảm tỷ lệ thanh thiếu niên.

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên; từng bƣớc giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên đƣợc vay vốn phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong thanh niên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thanh niên ở cao bằng hiện nay (Trang 79 - 81)