Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 90)

3.2.1. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định đáp ứng nhu cầu của thị trường vận tải hành khách

Sắp xếp các tuyến vận tải theo nguyên tắc phục vụ đa số và đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời dân, tập trung tại các khu vực phát triển mạnh về dân số, hạ tầng giao thông đô thị, kết nối thuận tiện, đa dạng với các loại hình vận tải khác.

Đối với các tuyến VTHK cố định liên tỉnh có tần suất chạy xe với mức độ cao, cự li vận chuyển dƣới 60km chuyển thành các tuyến buýt kế cận theo lộ trình.

Các tuyến đƣợc cấp phép phải bảo đảm các quy định hiện hành (bến xe đi - bến xe đến phải đƣợc công bố theo qui định; bến xe loại 4 trở lên mới đƣợc cấp phép tuyến từ 300km trở lên).

3.2.2. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định theo hướng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Về tổng thể, VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định là một bộ phận cơ bản cấu thành trong hệ thống GTVT theo hƣớng đồng bộ, hợp lý giữa các phƣơng thức vận tải gồm: đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không, từng bƣớc đi vào hiện đại nhằm góp phần đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm mức độ che phủ rộng khắp có tính ổn định lâu dài. VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định sẽ phát triển theo định hƣớng chỉ đảm nhận nhu cầu vận tải

trong cự ly ngắn và trung bình. Khoảng cách xa hơn sẽ do các phƣơng thức vận tải khác đảm nhận nhƣ: đƣờng sắt, hàng không.

Nhà nƣớc sẽ hoàn thiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định các điều kiện về bảo đảm an toàn giao thông, chất lƣợng dịch vụ vận tải áp dụng bắt buộc tại các đơn vị có tổ chức hoạt động vận tải dù kinh doanh hay không kinh doanh để siết chặt những đơn vị vận tải có năng lực yếu không bảo đảm các yêu cầu theo quy định sẽ phải tự đổi mới hoặc sát nhập với đơn vị khác hoặc giải thể để tạo môi trƣờng lành mạnh cho các đơn vị VTHK có năng lực, quy mô và uy tín phát triển, triệt tiêu cạnh tranh không lành mạnh, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ môi trƣờng....

Về tổ chức quản lý hoạt động vận tải tại các đơn vị vận tải sẽ theo hƣớng tích tụ nguồn vốn, phƣơng tiện, nhân lực, công nghệ kỹ thuật... để hình thành những đơn vị vận tải có quy mô lớn, hiện đại và văn minh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của ngƣời dân.

Áp dụng công nghệ thông tin rộng rãi, kết nối thông suốt giữa các cơ quan quản lý với các bến xe, đơn vị vận tải trong cả nƣớc tạo thành một hệ thống thông suốt từ trung ƣơng đến địa phƣơng, nâng cao khả năng thu thập thông tin và tổ chức, điều hành hoạt động vận tải một cách linh hoạt, chủ động trong các tình huống cần sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, đơn vị, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Hoàn thành quy hoạch mạng lƣới tuyến vận tải khách tại các địa phƣơng trong toàn quốc theo hƣớng sẽ có tất cả các tuyến vận tải khách cố định nối liền từ tất cả các xã đến huyện đến thành thị và kết nối giữa các địa phƣơng với nhau; công bố công khai từng tuyến vận tải về: lịch trình xe xuất bến, đơn vị thực hiện, giá vé, chất lƣợng dịch vụ trên tuyến để hành khách lựa chọn.

Phát triển, đổi mới phƣơng tiện vận tải theo hƣớng hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật đạt mức tiên tiến trong khu

vực; khuyến khích, tăng cƣờng sử dụng nhiên liệu sạch, công nghệ năng lƣợng mới vào vận chuyển khách.

Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải nhƣ: Trạm dừng nghỉ, bến xe, bãi đỗ xe,... bảo đảm các điều kiện hoạt động theo quy định. Tại những trung tâm đô thị có tỷ lệ dân cƣ cao thì phải có bến xe đạt tiêu chuẩn nhất định theo hƣớng tiện nghi, hiện đại đáp ứng cao nhất nhu cầu của hành khách.

3.2.3. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định phù hợp với định hướng phát triển giao thông vận tải

Xây dựng hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện đáp ứng đƣợc các tiêu chí: Bền vững, đồng bộ, hiện đại trên cơ sở định hƣớng xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể hóa định hƣớng Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch đất sử dụng cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phƣơng.

3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

3.3.1.Giải pháp chung và kiến nghị

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định.

Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản bảo đảm hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định.

Ban hành Nghị định và hoàn thiện thông tƣ hƣớng dẫn phục vụ quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, mục tiêu là nhằm tạo ra môi trƣờng kinh doanh vận tải minh bạch và thuận lợi, rạch ròi từng loại hình và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Tăng cƣờng phối hợp liên ngành trong công tác soát xét, xây dựng và ban hành các quy chuẩn Việt Nam mới về chất lƣợng phƣơng tiện vận tải và các yêu cầu của hội nhập quốc tế. Tăng cƣờng giáo dục, phổ biến pháp luật về giao thông đƣờng bộ.

Từng bước hoàn thiện chế độ, chính sách trong công tác bảo đảm hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định.

Ban hành chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo đảm GTVT. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ giữa công an với Sở GTVT và chính quyền địa phƣơng trong quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đƣờng bộ.

3.3.1.2. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định.

Cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận tải hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh. Giảm tối đa những thủ tục không cần thiết ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ, quá trình sản xuất kinh doanh. Phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý hoặc bỏ trống không quản lý. Công bố, công khai minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quá trình tác nghiệp, ngƣời chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan nhà nƣớc để các doanh nghiệp biết thực hiện và giám sát.

khăn cho các doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế đối thoại giữa cơ quan nhà nƣớc và các đối tƣợng đƣợc quản lý, các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách theo nguyên tắc công khai minh bạch.

3.3.1.3. Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định.

Hệ thống tổ chức quản lý về hoạt động kinh doanh VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định cần đƣợc thiết kế từ trung ƣơng đến địa phƣơng, có mối quan hệ qua lại hữu cơ trong một tổng thể thống nhất để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với đội ngũ này một cách hiệu quả.

Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống. Việc phân định rõ và hợp lý quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống sẽ giúp cho toàn bộ hệ thống vận hành một cách hiệu quả, đồng thời phát huy vai trò của từng tổ chức, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức trong việc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm đƣợc giao, tránh sự chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm sự vận hành thông suốt của hệ thống.

Quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định cần bảo đảm sự kết hợp theo lãnh thổ, nhằm bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa chính quyền địa phƣơng với các Bộ ngành ở trung ƣơng trong quản lý lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô theo tuyến cố định ở từng địa phƣơng, tạo sự đồng thuận, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm hoạt động kinh doanh VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định từng địa phƣơng nói riêng và trên phạm vi cả nƣớc nói chung.

Bảo đảm sự phù hợp giữa quyền hạn với trách nhiệm của các tổ chức. Mỗi tổ chức thực thi các quyền hạn đƣợc giao, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trƣớc cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời trƣớc những ngƣời dân địa phƣơng trong việc bảo đảm hoạt động kinh doanh VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định.

Xây dựng bộ máy có vai trò quan trọng trong hoạt động QLNN. Vần đề trọng tâm cần phải xác định đƣợc cụ thể vai trò, trách nhiệm của các cơ quan QLNN, khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau, việc tổ chức bộ máy cần tạo ra cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng trong thực hiện.

Đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ công chức đảm bảo quản lý vận tải nói chung, quản lý vận tải hành khách tuyến cố định nỏi riêng đáp ứng yêu cầu thực tế.

Cần bổ sung biên chế có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện quản lý bến xe, luồng tuyến vận tải, lái xe, phƣơng tiện vận tải giao... để đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ, kế hoạch.

3.3.1.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định.

Công tác thanh tra, kiểm tra đã đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trong thực tế những năm qua hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Hoạt động thanh kiểm tra còn bị chồng chéo, các quy định về chế tài chƣa rõ ràng, cụ thể dẫn đến việc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt việc thanh tra, kiểm tra quản lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng gặp nhiều khó khăn do không có văn bản quy định về thẩm quyền, trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm.

Thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong quản lý vận tải đƣờng bộ để quy định các hình thức xử lý bổ sung (ngoài quy định về xử phạt hành chính bằng tiền theo quy định của Chính phủ) đối với đơn vị, cá nhân kinh doanh vận tải, bến xe, trạm dừng nghỉ nhƣ: đình chỉ hoạt động có thời hạn lái xe, nhân viên phục vụ

trên xe, phƣơng tiện vận tải tham gia hoạt động kinh doanh vận tải…, không cho phép mở rộng hoạt động kinh doanh, thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải, thu hồi quyết định công bố đƣa vào khai thác. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc, cán bộ làm công tác quản lý vận tải cũng cần có các hình thức xử lý vi phạm nếu có các hành vi vi phạm trong công tác quản lý nhà nƣớc chuyên ngành. Trên cơ sở đó cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra có công cụ để thực hiện chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.

3.3.1.5. Tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

Xây dựng quy trình quản lý chất lƣợng dịch vụ và an toàn giao thông đối với lĩnh vực VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định, đặc biệt tuyến cố định liên tỉnh áp dụng trên toàn quốc. Thực hiện đổi mới việc lựa chọn đơn vị tham gia khai thác VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định, căn cứ vào chất lƣợng, quy mô của đơn vị vận tải.

Yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác xã VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định phải công khai các chỉ tiêu về chất lƣợng dịch vụ (lộ trình, điểm dừng đỗ, giá vé, dịch vụ phụ trợ) và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp và ngƣời dân.

Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải áp dụng quy trình quản lý chất lƣợng, quy trình quản lý môi trƣờng và quy trình bảo đảm an toàn và sức khỏe cho ngƣời lao động của Việt Nam.

Các đơn vị quản lý bến xe phải đầu tƣ, nâng cấp hệ thống bến bãi bảo đảm các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định, có diện tích bãi đỗ xe dự phòng đáp ứng đƣợc nhu cầu trong các dịp Lễ, Tết. Khuyến khích các bến xe lắp đặt hệ thống bảng thông tin điện tử, hệ thống bán vé hiện đại, bán vé qua mạng internet, hệ thống theo dõi quản lý xe ra vào bến.

3.3.1.6. Bảo đảm an toàn giao thông

chặt chẽ quá trình hoạt động trên tuyến thông qua phản ánh của ngƣời dân, cơ quan thông tin báo chí, phản ánh của doanh nghiệp vận tải và thông qua thiết bị giám sát hành trình. Xây dựng chế độ hậu kiểm sau khi chấp thuận mở tuyến, tăng tần suất khai thác đối với các doanh nghiệp vận tải nhƣ kiểm tra các điều kiện kinh doanh theo quy định, kiểm tra phƣơng tiện (đăng kiểm…) và nhân lực (giấy phép lái xe, sức khỏe…) theo định kỳ. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp, hợp tác xã có phƣơng tiện khai thác trên tuyến VTHK cố định liên tỉnh vi phạm tốc độ, vi phạm thời gian điều khiển phƣơng tiện vận tải quá thời gian quy định, vi phạm luật giao thông đƣờng bộ (dừng đón trả khách không đúng nơi quy định, phóng nhanh, vƣợt ẩu...) thông qua thiết bị giám sát hành trình và thực địa.

Ứng dụng công nghệ mới để cải thiện tầm nhìn của lái xe vào ban đêm, cảnh báo lái xe khi chuyển làn nhƣ: gờ phân làn phản quang dùng năng lƣợng mặt trời, tăng cƣờng số lƣợng biển báo yêu cầu lái xe dừng nghỉ đúng quy định.

3.3.1.7. Phát triển nguồn nhân lực quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

Tăng cƣờng công tác đào tạo, nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc, cán bộ quản lý điều hành hoạt động vận tải tại các doanh nghiệp và đội ngũ lái xe, phụ xe.

Thƣờng xuyên tổ chức các hội thi lái xe giỏi cấp toàn quốc, cấp tỉnh, cấp doanh nghiệp nhằm khuyến khích động viên những đội ngũ lái xe khách. Tăng cƣờng công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và đào tạo nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)