Giải pháp riêng cho Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 102 - 116)

3.3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực vận tải hành khách tuyến cố định

Phê duyệt quy hoạch mạng lƣới tuyến vận tải cố định nội tỉnh và xác định điểm đón, trả khách tuyến cố định trên địa bàn. Điều chỉnh luồng tuyến cố định liên tỉnh chạy đƣờng vành đai không chạy xuyên tâm thành phố.

Xây dựng các tuyến chở khách kết nối từ trung tâm thành phố ra các bến xe và ngƣợc lại. Đồng thời củng cố, mở rộng quy mô bến xe (tăng diện tích, xây cao tầng) và tổ chức lại việc điều hành và quản lý cho hiệu quả hơn. Dẹp nạn xe dù, bến cóc.

Bố trí nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp, đủ năng lực quản lý, khai thác thông tin, dữ liệu và theo dõi hoạt động của phƣơng tiện qua thiết bị giám sát hành trình để phục vụ công tác quản lý vận tải đƣờng bộ tại địa phƣơng.

Hàng năm, chỉ đạo tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác quản lý vận tải và hoạt động vận tải tiếp nhận ý kiến đánh giá, phân tích, kiến nghị của các nhà quản lý và các đơn vị vận tải, qua đó xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về vận tải. Tổ chức gặp gỡ các

đơn vị kinh doanh vận tải để hƣớng dẫn, tuyên truyền các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, đồng thời nghe các kiến nghị, đề xuất và qua đó đƣa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đồng bộ trong công tác quản lý về vận tải theo chủ trƣơng của Chính Phủ, của Bộ Giao thông Vận tải nhằm bảo đảm trật tự ATGT và kéo giảm tai nạn giao thông.

Hoàn thiện mô hình tổ chức cơ quan quản lý vận tải công cộng để thống nhất điều tiết giữa các phƣơng thức vận tải; đồng thời với việc đẩy nhanh xây dựng các Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị theo hƣớng đồng bộ, hiện đại.

Nghiên cứu thực hiện dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ.

3.3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định

Đầu tƣ hệ thống giao thông thông minh, lắp các camera tại các tuyến đƣờng trọng điểm, tại các bến xe để quản lý, giám sát hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô để quản lý bến xe, lái xe, chủ xe và hành khách đi xe.

Nâng cao chất lƣợng quy hoạch, đầu tƣ xây dựng các bến xe khách ở vị trí thuận lợi. Đẩy mạnh xã hội hóa, hỗ trợ lãi suất vay đối với các dự án đầu tƣ kết cấu hạ tầng phục vụ VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định. Ƣu tiên đầu tƣ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định: nâng cấp bến xe, điểm dừng, nhà chờ, điểm trung chuyển để hỗ trợ ngƣời dân dễ dàng tiếp cận và tăng cƣờng kết nối với các phƣơng thức vận tải khác.

Tập trung đầu tƣ xây dựng, nâng cấp, bảo trì các tuyến đƣờng bộ bảo đảm chất lƣợng và an toàn giao thông, đặc biệt là các tuyến đƣờng phục vụ VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định đến các tỉnh vùng núi, địa hình khó khăn.

vụ VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định: bến xe, trạm dừng nghỉ trên đƣờng quốc lộ, điểm dừng đỗ dọc đƣờng, các điểm trung chuyển vận tải ô tô liên tỉnh, điểm đầu cuối xe buýt, bãi đỗ xe, đƣờng tiếp cận bến xe, không gian cho ngƣời đi bộ...để hỗ trợ ngƣời dân dễ dàng tiếp cận và tăng cƣờng kết nối với các phƣơng thức vận tải khác.

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải đối với toàn bộ đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn.

Chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải, cơ quan liên quan tăng cƣờng công tác hậu kiểm đối với đơn vị kinh doanh vận tải, tổ chức đợt cao điểm kiểm tra việc thực hiện quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô theo hợp đồng, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm theo quy định tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp vận tải chân chính.

Kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện đồ án quy hoạch bến bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố Hà nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để làm căn cứ triển khai thực hiện. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Ƣu tiên nguồn vốn đầu tƣ các bến xe khách, chuẩn bị nguồn đất sạch dự kiến đầu tƣ bến xe để kêu gọi đầu tƣ, tạođiều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ tham gia.

Ƣu tiên nguồn vốn ngân sách Thành phố để triển khai ngay việc lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết các bến xe khách đồng thời với việc tổ chức GPMB tạo đất sạch cho các vị trí dự kiến đầu tƣ bến xe khách để kêu gọi đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ tham gia.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông khung trên địa bàn Thành phố Hà Nội để tăng cƣờng tính kết nối, thuận

tiện cho giao thông đi lại kết nối các bến xe khách.

Phân chia trách nhiệm rõ ràng đối với các cơ quan ban ngành trong toàn Thành phố. Thực hiện nghiêm túc, có chất lƣợng vai trò quản lý nhà nƣớc của mình trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và vận tải khách bằng ô tô nói riêng. Thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các đơn vị đƣợc giao trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ.

Có chính sách ƣu đãi đối với việc thuê đất, thuế đất, diện tích đất, vị trí đất cho đơn vị vận tải, đơn vị bến xe, nơi đỗ xe công cộng, trạm dừng nghỉ dọc đƣờng, điểm đón trả khách; đặc biệt quan tâm đầu tƣ bến xe các huyện vùng sâu, vùng cao của Thành phố để tạo điều kiện cho các đơn vị này phát triển bền vững, ổn định, đồng thời phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng tốt hơn.

Kiến nghị Sở GTVT Hà Nội

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các quy định về VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại Luật Giao thông đƣờng bộ, các Nghị định, Nghị quyết, các: thông tƣ, chỉ thị, quyết định, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo (văn bản cá biệt) của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các: Bộ, ban, ngành, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện từng nội dung cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cho các doanh nghiệp, hợp tác xã; đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các đơn vị vận tải, bến xe trên địa bàn nắm rõ các quy định để thực hiện.

Phối hợp các sở, ngành của Thành phố kiểm soát cũng nhƣ khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách; động viên khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tƣ đổi mới nâng cao chất lƣợng phƣơng tiện, đặc biệt là đổi mới nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải.

lý nhƣ: quản lý phƣơng tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình, khai báo điện tử các thủ tục, hồ sơ để xin cấp phép các loại giấy tờ, phù hiệu,…; yêu cầu các bến xe từ loại 4 trở lên phải áp dụng công nghệ thông tin để quản lý xe ra, vào bến.

Có chính sách khen thƣởng, xử phạt nghiêm với các bộ phận không hoàn thành trách nhiệm quản lý của mình. Đề xuất với các cơ quan cấp trên khen thƣởng những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật của Nhà nƣớc, đảm bảo an ninh trật tự và góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.

Thực hiện có hiệu quả và thực sự đổi mới đối với công tác cải cách hành chính tại Sở trong công tác cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cấp đổi phù hiệu chạy xe theo tuyến cố định, chấp thuận khai thác tuyến hoặc công bố bến xe,….

Chủ trì phối hợp các Sở, ban, ngành (Sở Lao động và Thƣơng binh xã hội, Công an Thành phố, Sở Tài chính, Sở Y tế, Ban An toàn giao thông Thành phố,…) tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và duy trì các điều kiện kinh doanh VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định để hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn, nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải đồng thời giảm thiểu tai nạn giao thông.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định chƣa nâng cao chất lƣợng phục vụ nhu cầu đi lại của ngƣời dân, hệ thống văn bản còn đơn giản, chƣa kiểm soát đƣợc giá cƣớc vận tải.v.v…

Thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định. Các cấp, các ngành đã đồng loạt vào cuộc và sự chuyển biến theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên, nếu nhìn về tổng thể, hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định vẫn còn nhiều bất cập với cơ quan quản lý. Tình trạng vi phạm luật giao thông đƣờng bộ, tình trạng “xe dù” “bến cóc”, ùn tắc giao thông chƣa có chiều hƣớng giảm, vẫn tiềm ẩn tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trƣờng. Vì vậy, các giải pháp giải quyết vấn đề này đang đƣợc đặt ra cấp bách.

Ở chƣơng này, tác giải đã nêu quan điểm và định hƣớng phát triển kinh tế xã hội, các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc để đảm bảo hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, giảm ùn tắc giao thông, góp phần giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trƣờng trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Luận văn đã kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề cơ bản của hệ thống giao thông đô thị và chú trọng tới lĩnh vực quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc mang tính dẫn dắt, tất cả vì nhu cầu của nhân dân vả sự phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nƣớc tác động tình hình hoạt kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định dẫn dắt các chủ thể thực hiện tốt các vấn đề về vận tải hành khách.

Nghiên cứu chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội còn đơn giản, bất cập.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định ở Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định: Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế chính sách; Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Tăng cƣờng thông tin tuyên truyền giáo dục pháp luật đƣờng bộ....

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GTVT (2012) Thông tƣ số 48/2012/TT-BGTVT ngày 15/11/2012 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trạm dừng nghỉ đƣờng bộ. 2. Bộ GTVT (2014), Thông tƣ số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014

quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ.

3. Bộ GTVT (2014), Thông tƣ số 73/2014/TT-BGTVT ngày 15/12/2014 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình. 4. Bộ TC- Bộ GTVT (2014), Thông tƣ liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-

BGTVT ngày 15/10/2014 hƣớng dẫn thực hiện giá cƣớc vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ.

5. Bộ GTVT (2015), Thông tƣ số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/04/2015 về quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô.

6. Bộ GTVT (2015), Thông tƣ số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tƣ số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trƣởng bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ.

7. Bộ GTVT (2015), Thông tƣ số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/04/2015 quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.

8. Bộ GTVT (2018), Quyết định số 163/QĐ-BGTVT ngày 24/01/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức tham mƣu giúp việc Bộ Giao thông Vận tải.

9. Chính Phủ (2014), Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/09/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

10.Chính Phủ (2016), Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt.

11.Đỗ Thị Hải Nhƣ (2015), Pháp luật về kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đƣờng bộ ở Việt Nam.

12.GS Kenichi Ohmo và Nguyễn Văn Thƣờng (2006), Môi trƣờng và chính sách kinh doanh của Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 13.Hệ thống các văn bản quản lý nhà nƣớc do thành phố Hà Nội ban hành

(Phụ lục kèm theo);

14.Học viện Hành chính quốc gia (2010), Giáo trình Quản lý hành nhà nƣớc đối với các ngành, lĩnh vực.

15.Học viện Hành chính, Quản lý Nhà nƣớc về Kinh tế - Xã hội, tập 4, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

16.Khuất Việt Hùng (2009), Chiến lƣợc tích hợp vật tải công cộng và quản lý giao thông để giải quyết ùn tắc giao thông trong đô thị nƣớc ta, Trƣờng Đại học Giao thông vận tải, Hà Nội.

17.Luật Giao thông đƣờng bộ 2008 ( 23/2008/QH12). 18.Luật Doanh nghiệp 2014 (68/2014/QH13).

19.Luật Hợp tác xã 2012 (23/2012/QH13).

20.Lƣu Việt Anh (2014), Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

21.Nghiêm Văn Dĩnh (2007), Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xây dựng giao thông, NXB Giao thông vận tải.

22.Nguyễn Tiến Dũng (2017), Quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

23.Nguyễn Văn Điệp (2006), Kinh tế vận tải, Trƣờng Đại học Giao thông vận tải.

24.Phạm Việt Cẩm (2013), Phát triển dịch vụ vận tải hành khách đƣờng bộ tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.

25.PGS, TS Nguyễn Hữu Tri. Nguyễn Lan Phƣơng (2006), Quản lý hành chính Nhà nƣớc, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

26.Phạm Xuân Tân (2017), Quản lý nhà nƣớc về vận tải hành khách bằng xe ô tô tại tỉnh Quảng Bình.

27.Thủ tƣớng Chính phủ (2008), Quyết định số 90/2008/QĐ-TTg ngày 09/7/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 102 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)