Khái quát chung về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 45)

2.1.1. Tổng quan về giao thông vận tải đường bộ thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội có diện tích 3.324,92 km² nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam giáp với Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông giáp với Bắc Ninh, Bắc Giang và Hƣng Yên; phía Tây giáp với Hòa Bình và Phú Thọ. Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các thành phố khác của Việt Nam tƣơng đối thuận tiện, bao gồm cả đƣờng không, đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng sắt.

Hệ thống giao thông đô thị của Hà Nội cơ bản bao gồm đƣờng đô thị và đƣờng liên tỉnh nhƣ: quốc lộ (QL) 1A, 5,18, 21, 21B, 6, 32, 2, 2C và 3, có các đƣờng cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn v.v... Mặc dù có đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không nhƣng các hệ thống này chủ yếu phục vụ dịch vụ vận tải liên tỉnh và liên vùng. Các dịch vụ đô thị chủ yếu do giao thông cá nhân cung cấp trong đó xe máy là phƣơng tiện chủ yếu cùng với sự gia tăng nhanh số ô tô xe con. Các dịch vụ giao thông vận tải công cộng bao gồm xe buýt, taxi, xe ôm.

Bảng 2.1: Hiện trạng mạng lƣới đƣờng bộ thành phố Hà Nội (2011-2015) STT Tên Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 I Đƣờng do Sở GTVT quản lý Km 1.722,68 1.800 1.813 1.908 2.003 II Cầu do Sở GTVT quản lý 1 Cầu Trung, nhỏ m 20.777 20.845 23.847 24.513 3.2570 2 Cầu lớn m 5.445 13.628 13.628 18.520 3 Cầu vƣợt nhẹ m 2.518 2.656 2.450 4 Cầu đi bộ m 460 837,51 1.268 1.290 5 Hầm cơ giới m 2.709 2.709 5.190 6 Hầm đi bộ m 1.066 1.469 2.792 2.860

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nội - năm 2015) Hiện trạng giao thông tĩnh: Hà Nội hiện có 575 điểm trông giữ có phép

(cấp phép của Sở Giao thông vận tải và UBND các quận/huyện) với tổng diện tích 151.469 m2. Ngoài ra còn có một số vị trí, tuyến phố tổ chức sơn kẻ vạch hƣớng dẫn nhân dân tự sắp xếp để xe đạp, xe máy trên hè với chiều dài 21.977m. Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh đạt 0,28% diện tích đất xây dựng đô thị.

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nội - năm 2015)

Hình 2.2: Hiện trạng mạng lƣới Giao thông thành phố Hà Nội

2.1.2. Quy hoạch bến xe khách thành phố Hà Nội

Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 05 bến xe chính là bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa (trực thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội) và 01 bến xã hội hoá là: bến xe Nƣớc Ngầm; ba bến xe có qui mô nhỏ là: Sơn Tây, Trôi, Phùng; Tổng diện tích xấp xỉ 196.612m2.

Vận tải hành khách bằng xe ô tô tuyến cố định liên tỉnh từ Hà Nội kết nối với 42 tỉnh (Thành phố) trên cả nƣớc với 668 tuyến vận tải của 404 đơn vị vận tải (trong đó có 59 đơn vị có trụ sở, chi nhánh trên địa bàn Hà Nội), khối lƣợng vận chuyển hàng năm đạt trên 60 triệu lƣợt hành khách đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời dân đi và đến Hà Nội (ngay cả trong các dịp cao điểm ngày lễ, tết,...).

Bản TT

xe

1 Giáp Bát Công ty CP bến xe Hà Nội –

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội 36.480 1 2 Mỹ Đình Công ty CP bến xe Hà Nội –

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội 32.780 1 3 Yên Nghĩa Trung tâm QL BX Hà Nội –

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội 69.800 1 4 Gia Lâm Công ty CP bến xe Hà Nội –

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội 11.827 2 5 Nƣớc Ngầm Cty CP đầu tƣ phát triển ngành

nƣớc và môi trƣờng 17.867 2

6 Sơn Tây Trung tâm QL BX Hà Nội –

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội 5.356 3 7 Trôi Trung tâm QL BX Hà Nội –

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội 718 6 8 Phùng Trung tâm QL BX Hà Nội –

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội 1.045 6

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nội, 2015) Bến xe Giáp Bát ( Bến xe khách phía Nam - Hà Nội)

đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng từ năm 1989 nằm trên địa bàn phƣờng Giáp Bát, quận Hoàng Mai và cạnh đƣờng Giải Phóng là đƣờng huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Nam thông qua Quốc lộ 1A. Bến Giáp Bát có tổng diện tích 36.480 m2.

Hình 2.3 Vị trí Bến xe Giáp Bát hiện tại

Bến xe Mỹ Đình (Bến xe khách phía Tây - Hà Nội)

2 ), nằm trên đƣờng Phạm Hùng, q

có một vị trí thích hợp để thu hút khách, đây cũng là nơi tiếp giáp 03 quận Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Cầu Giấy, cạnh trục quốc lộ 32 nơi có nhiều trƣờng Đại học và Cao đẳng, khu vực này có mật độ gia tăng dân số cơ học cao nhất của thành phố.

Bến xe Yên Nghĩa xây dựng từ năm 2006 trên cơ sở bến xe thay cho

bến xe Hà Đông theo quy hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ), hoàn

lộ 6 có tổng diện tích gần 7 ha, có quy mô lớn nhất và đƣợc xây dựng hiện đại nhất toàn quốc (vào thời điểm hoàn thành). Trong bến có bến động và bến tĩnh, trong đó bến tĩnh rộng 14.195m2, bến động 15.288m2, hệ thống nhà điều hành 4.050m2 và sân đỗ xe lƣu bến là 13.800m2, kết hợp với các công trình phụ trợ nhƣ nhà ăn, cây xăng, dịch vụ. Bến Yên Nghĩa tiếp nhận toàn bộ các tuyến hiện có của bến xe Hà Đông (nay đã ngừng hoạt động), các tuyến theo trục đƣờng Hồ Chí Minh, các tuyến phía bắc, tây bắc, đông bắc và Trạm đón, trả khách Thanh Xuân của tuyến VTHK Hà Nội - Sơn La và Hà Nội - Lai Châu.

Hình 2.5. Vị trí Bến xe Yên Nghĩa hiện tại

Bến xe Gia Lâm ( Bến xe khách phía Bắc – Hà Nội)

Xí nghiệp quản lý bến xe phía Bắ ổ phần quản lý bế

ịa chỉ số 9, Ngô Gia Khảm, Gia Lâm. Bến xe đƣợc khai thác từ năm 1996 và có tổng diện tích 14.622 m2. Bến xe Gia Lâm gồm các tuyến phía Bắc và các tỉnh đông bắc.

Hình 2.6. Vị trí Bến xe Gia Lâm hiện tại

Bến xe Nước Ngầm

ngành nƣớc và môi trƣờng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, có địa chỉ tại km 8, đƣờng Giải Phóng, quận Hoàng Mai, nằm trên quốc lộ 1A. Bến xe đƣợc hình thành và đƣa vào khai thác từ năm 2006 với tổng diện tích 17.868 m2. Bến xe có các tuyến đi các tỉnh, thành phố phía nam nhằm giảm tải cho bến xe Giáp bát.

Bến xe Sơn Tây

ố tỉnh và nội thành Hà Nội.

Phƣợng. Tổng diện tích của bến xe là 1.045 m2. Bến xe kết nối với nội thành Hà Nội.

Bến xe Trôi l

Tổng diện tích của bến xe là 718 m2. Bến xe kết nối với nội thành Hà Nội.

2.1.3. Các loại hình vận tải hành khách nội thành tại thành phố Hà Nội

Tƣơng tự nhƣ các đô thị trên thế giới, vận tải khách bằng đƣờng bộ trong thành phố Hà Nội bao gồm các loại hình: Vận tải khách cá nhân và vận tải khách công cộng và một số dịch vụ vận tải khác, trong đó loại hình thứ nhất chiếm chủ yếu.

Với trên 5,2 triệu xe máy, 1 triệu xe đạp, 11 nghìn xe đạp điện & xe máy điện và khoảng 30% trong tổng số hơn 485.000 ngàn ô tô phục vụ nhu cầu vận tải cá nhân, Hà Nội là một trong những đô thị có lƣợng phƣơng tiện cá nhân cao (bình quân 0,8xe/ngƣời) gây áp lực lớn lên hệ thống kết cấu hạ tầng đƣờng bộ của thành phố. Phƣơng tiện vận tải cá nhân vẫn là loại hình vận tải chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội, đáp ứng hơn 80% nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đối với vận tải hành khách công cộng loại hình xe buýt là chủ yếu, với thị phần chiếm 80% và đáp ứng khoảng 9% nhu cầu đi lại trên địa bàn thành phố. Tiếp theo đó là loại hình vận tải khách bằng taxi với sản lƣợng năm 2016 ƣớc tính đạt 100 triệu lƣợt khách, chiếm 17% thị phần vận tải khách công cộng.

Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có một vài loại hình vận tải khách đặc thù khác nhƣ: xích lô, xe điện (chủ yếu phục vụ nhu cầu du lịch), xe ôm v.v...

2.1.3.1.Vận tải hành khách công cộng trên thành phố Hà Nội

Hệ thống giao thông vận tải công cộng gồm ba hợp phần cơ bản là: Hệ thống vận tải khối lƣợng lớn trong đô thị gồm xe buýt nhanh; Hệ thống xe buýt trung chuyển gồm các tuyến buýt chính yếu và thứ yếu; Hệ thống bổ trợ với các loại phƣơng tiện nhỏ của khu vực và tƣ nhân.

Tuyến xe buýt nhanh (BRT) đầu tiên của Hà Nội đã đƣợc thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới, đã hoàn thành và đƣa vào khai thác ngày 01/01/2017. Trên toàn tuyến có 35 xe, tuyến xe buýt nhanh có tổng chiều dài 17,4km, đi theo hƣớng Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lƣơng chạy đến Lê Trọng Tấn (Hà Đông) thì rẽ ra QL 6 và chạy đến bến xe Yên Nghĩa. Tuyến xe buýt này chạy trên tuyến đƣờng riêng, đi sát ngay hai bên dải phân cách giữa của trục đƣờng, mỗi làn đƣờng rộng 3,75m. Trên tuyến sẽ thiết kế những nhà chờ ngay trên dải phân cách giữa của đƣờng hiện tại.

Tuyến buýt nhanh BRT 01 Bến xe Yên Nghĩa - Kim Mã đƣợc đƣa vào vận hành chính thức từ ngày 1-1-2017. Đây là loại hình xe buýt mới lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam và cũng là tuyến buýt nhanh đầu tiên của cả nƣớc đƣợc triển khai tại Hà Nội. tần suất chỉ 5-10 phút/lƣợt xe. Tại các nhà chờ trên tuyến có hệ thống wifi miễn phí, máy bán nƣớc tự động, nhà vệ sinh... Sau 1 năm vận hành, sản lƣợng hành khách vận chuyển đƣợc trên 4,98 triệu lƣợt. Sau giai đoạn đầu làm quen, từ quý II-2017, tuyến đã đi vào hoạt động ổn định và sản lƣợng hành khách ngày càng tăng. Đa phần hành khách hài lòng và đánh giá chất lƣợng dịch vụ của tuyến có những ƣu điểm, thuận tiện hơn rất nhiều so với các tuyến buýt thông thƣờng khác. Tỷ lệ xe xuất bến đúng giờ đạt 98,7%; tốc độ chạy xe trung bình gần 20km/giờ (nhanh hơn 30% so với xe buýt thƣờng), thời gian chạy xe trung bình 45 phút/lƣợt (giảm gần 20% so với xe buýt thƣờng.

Hình 2.8. Hƣớng tuyến của tuyến BRT (Kim Mã – Yên Nghĩa)

Hệ thống xe buýt Hà Nội sản lƣợng vận tải hành khách năm 2017 đạt khoảng 441 triệu lƣợt; đáp ứng 13,8% nhu cầu đi lại, tăng 2,2 % so với kế hoạch và tăng 2% so với 2016. Hệ thống buýt Hà Nội cung ứng cho hành khách 04 loại hình dịch vụ xe buýt chính:

Dịch vụ xe buýt thường: Đây là loại hình dịch vụ cơ bản của hệ thống,

hành khách đƣợc trợ giá. Dịch vụ này có tần suất cao, thời gian cung ứng dài (từ 5h00 đến 22h00), dừng đỗ tại tất cả các trạm dừng dọc tuyến.

Dịch vụ xe buýt ưu tiên: Đây là loại hình dịch vụ mới, đƣợc đƣa vào

khai thác tháng 12/2010. Các tuyến xe buýt ƣu tiên này có hƣớng tuyến và cơ sở hạ tầng trùng với các tuyến xe buýt thƣờng nhƣng chỉ dừng đón/trả khách tại một số trạm dừng đỗ chính. Dịch vụ này có tần suất phục vụ thấp, thời gian cung ứng chủ yếu vào các khoảng cao điểm trong ngày. Hiện tại có 06 tuyến buýt ƣu tiên.

Dịch vụ xe buýt chuyên trách: Hiện tại Thành phố có 06 tuyến xe bus

chuyên trách, có trợ giá phục vụ cán bộ-công chức đi lại giữa các trụ sở hành chính trong quận Hà Đông đến các địa bàn khác trong nội thành. Dịch vụ này đƣợc xác định cụ thể hành trình, có từ 2-4 chuyến/ngày/tuyến với thời gian

chủ yếu là đi làm và về nhà của đối tƣợng phục vụ. Ngoài ra hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, một số trƣờng tiểu học, trung học cơ sở và các khu công nghiệp đã sử dụng hình thức buýt đƣa đón nhân viên, học sinh của mình.

Dịch vụ xe buýt vùng: Đây là dịch vụ tƣơng đối giống hình thức buýt

thông thƣờng nhƣng có tần suất thấp hơn (20-30 phút/chuyến/hƣớng). Các tuyến xe buýt kết nối nội thành với trung tâm hành chính/dân cƣ của huyện ngoại thành hoặc với các địa phƣơng lân cận.

Mạng lƣới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Thủ đô Hà Nội có 112 tuyến gồm 92 tuyến buýt có trợ giá, 11 tuyến buýt không trợ giá và 09 tuyến buýt kế cận bao phủ khắp địa bàn 30 Quận, Huyện, Thị xã của Thành phố và kết nối với các địa phƣơng lân cận nhƣ Bắc Ninh, Bắc Giang, Phủ Lý, Hải Dƣơng, Hƣng Yên. Sản lƣợng các loại hình VTHK công cộng trong năm 2017 đạt 767,5 triệu lƣợt hành khách, đáp ứng 13,78% nhu cầu đi lại. Trong đó xe buýt đạt 441 triệu lƣợt hành khách (buýt trợ giá đạt 392,3 triệu lƣợt hành khách tăng 0,8 % so với kế hoạch).

Vận tải khách bằng xe hợp đồng, xe du lịch: Có gần 30.000 phƣơng

tiện đƣợc Sở GTVT Hà Nội quản lý, cấp phù hiệu. Sản lƣợng đạt trên 25 triệu lƣợt hành khách/năm, đáp ứng 0,3%

Vận tải khách bằng xe taxi: Trên địa bàn Thành phố có 19.265 phƣơng

tiện đƣợc Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu thuộc quản lý của 74 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi. Hiện nay, xe taxi hoạt động tập trung trong khu vực nội đô chiếm 80%-85% số lƣợng phƣơng tiện trên toàn thành phố. Sản lƣợng đạt 116 triệu lƣợt hành khách/năm, đáp ứng 2,1%.

Vận tải khách bằng ô tô điện: Có tổng số 76 xe hoạt động thí điểm

quanh phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây và khu vực nội Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Vận tải khách bằng xe xích lô: Có 264 xe xích lô thuộc 04 doanh nghiệp. Khu

vực hoạt động tập trung chủ yếu trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, phục vụ du lịch.

Hiện trạng phân bổ sản lượng giữa các loại hình VTHK công cộng:

Sản lƣợng VTHK công cộng chung: đạt 777,5 triệu lƣợt hành khách, so với năm 2011 tăng 19%, tăng bình quân 3,8%/năm, đáp ứng 14% nhu cầu đi lại (Trong đó: xe ô tô buýt đạt 468,9 triệu lƣợt hành khách, đáp ứng 8,4% nhu cầu đi lại; xe taxi xe đạt 116 triệu lƣợt hành khách, đáp ứng 2,1%; xe ô tô hợp đồng đạt 19,3 triệu lƣợt hành khách, đáp ứng 0,3%; Vận tải hành khách bằng xe ô tô đạt 81,4 triệu lƣợt hành khách, đáp ứng 1,2%; Vận tải hành khách nội tỉnh bẳng xe ô tô 1,5% (tuyến cố định) đạt 0,9 triệu lƣợt hành khách, đáp ứng 0,02%; Các loại hình VTHK công cộng khác (đƣờng thủy nội địa, xe ôm, xe điện….) đạt 91 triệu lƣợt hành khách, đáp ứng 1,6%.

2.1.3.2. Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định liên tỉnh

Vận tải khách liên tỉnh từ Hà Nội kết nối đến 42 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc, với 668 tuyến vận tải. Sản lƣợng vận chuyển đạt trên 60 triệu hành khách/năm.

2.3.3.3. Phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tính đến 31/12/2015, trên địa bàn Hà Nội có:

Xe ô tô: 417.103 chiếc các loại; Xe máy 3.980.000 chiếc; Xe đạp khoảng 1.000.000 chiếc; Xích lô 264 xe.

Phương tiện vận tải hàng hóa (xe tải các loại): Tính đến hết tháng 12/2015 theo số liệu thống kê của Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội không tính các xe của lực lƣợng vũ trang Quân đội, Công an, tổng số ô tô tải các loại trên địa bàn:

Bảng 2.3: Hiện trạng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ thành phố Hà Nội Loại phƣơng tiện Số lƣợng (xe) Tỷ lệ (%)

Xe tải <3,5T 72.966 17,49%

Xe tải 3,5-10T 20.180 4,84%

Xe tải >10T 10.179 2,44%

Tổng xe 103.325 24,77%

(Nguồn: Sở giao thông vận tải Hà Nội – 2015)

Phương tiện vận tải khách công cộng: Tính đến hết tháng 12/2015 theo

số liệu thống kê của Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội không tính các xe của lực lƣợng vũ trang Quân đội, Công an, tổng số phƣơng tiện VTHK công cộng các loại trên địa bàn là 18.513 xe chiếm 4,44% số lƣợng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ tại thành phố Hà Nội.

Bảng 2.4: Hiện trạng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ thành phố Hà Nội Loại phƣơng tiện Số lƣợng (xe) Tỷ lệ (%)

Xe taxi 17.200 4,17%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)