Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 65)

địa bàn thành phố Hà Nội

Tại Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Sở Giao thông vận tải Hà Nội. Trong đó thực hiện quản lý nhà nƣớc về vận tải gồm: Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai

thực hiện các chính sách phát triển VTHK công cộng theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố; Tổ chức thực hiện việc quản lý vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố theo quy định; cấp phép vận tải quốc tế, cấp phép lưu hành đặc biệt cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông vận tải; Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng và công bố bến xe, điểm đỗ xe taxi, điểm đón, trả khách trên địa bàn Thành phố theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý các tuyến VTHK; tổ chức quản lý dịch vụ VTHK trên địa bàn Thành phố;Quyết định theo thẩm quyền việc chấp thuận cho tổ chức, cá nhân VTHK tuyến cố định đường bộ và đường thủy nội địa theo quy định [13].

Cơ quan tham mƣu giúp Giám đốc Sở GTVT thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc chuyên ngành vận tải là phòng Quản lý vận tải và Thanh tra Sở GTVT Hà Nội.

Ngoài ra còn một số cơ quan khác cũng có chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh VTHK bằng xe ôtô theo tuyến cố định nhƣ Sở Kế hoạch – Đầu tƣ, Công an Thành phố, Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở Khoa học và công nghệ...

2.5. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.5.1. Tình hình chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

Theo mô hình quản lý giao thông vận tải hiện nay, UBND thành phố Hà Nội giao nhiệm vụ Sở GTVT Hà Nội là cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành GTVT. Các đơn vị cùng trách nhiệm phối hợp trong công tác quản lý nhƣ sau: Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; Sở Quy hoạch – Kiến trúc; Sở Tài nguyên – Môi trƣờng; Công an thành phố Hà Nội.

vị, vai trò quản lý của các đơn vị đến trong công tác quản lý đô thị và quản lý giao thông đô thị cũng khác nhau. Mỗi một đơn vị đều có trách nhiệm đảm đƣơng một phạm vi quản lý đô thị khá lớn. Tuy nhiên, trong số các đơn vị cùng có trách nhiệm nhƣ trên, trong thực tế thấy nổi bật rõ vai trò của các đơn vị về từng mặt trong quản lý giao thông đô thị nhƣ sau:

Chịu trách nhiệm chung về xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đô thị là thuộc Sở GTVT Hà Nội.

Chịu trách nhiệm chung về xây dựng và quản lý kết cầu hạ tầng đô thị thuộc Sở Xây dựng Hà Nội

Chịu trách nhiệm quy hoạch đƣờng đỏ chỉ giới,... thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc.

Chịu trách nhiệm về giao dịch, gọi vốn đầu tƣ và thủ tục phê duyệt các nguồn kinh phí đầu tƣ thuộc về Sở Kế hoạch - Đầu tƣ.

Chịu trách nhiệm về giữ gìn trật tự ATGT đô thị, xử phạt các hành vi vi phạm Luật Giao thông đƣờng bộ và điều hành giao thông thuộc về cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự trực thuộc Công an thành phố Hà Nội.

Chịu trách nhiệm về quản lý đất đai và môi trƣờng thuộc về Sở Tài Nguyên – Môi trƣờng.

Về thực chất thực hiện chức năng QLNN về hoạt động kinh doanh vận tải, trách nhiệm chính của Sở GTVT Hà Nội và Công an Hà Nội. Các đơn vị liên quan đến giao thông đô thị một cách gián tiếp thông qua chức năng quản lý mặt bằng, tiền vốn và đất đai, đó là Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ và Sở Tài nguyên – Môi trƣờng. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học về các chuyên môn liên quan đến giao thông vận tải, vận tải, quy hoạch, môi trƣờng,... chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp (ƣớc tính dƣới 30%) so với tổng số các chuyên ngành khác tổng hợp tại 6 đơn vị nói trên. Các ngành chuyên môn còn lại chiếm đa số, đó là: Kinh tế, luật, xây dựng, cấp thoát nƣớc, thuỷ lợi,

nông nghiệp, ngoại ngữ,... Tuy nhiên, do nhiệm vụ đƣợc giao, họ vẫn phải kiêm nhiệm và giải quyết.

2.5.2. Tình hình quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định với qu n, loại hình đa dạng, mô hình tổ chức quản lý và phƣơng pháp quản lý thủ công, lạc hậu; chƣa có nhiều đơn vị chú trọng xây dựng thƣơng hiệu nên các đơn vị kinh doanh vận tải hiện nay nhìn chung có sức cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh doanh và chất lƣợng dịch vụ thấp, nguy cơ tai nạn giao thông cao. Có thể đánh giá chung về công tác quản lý tại các đơn vị kinh doanh vận tải nhƣ sau:

Công tác quản lý phương tiện: M ị kinh doanh vận tải không

quản lý đƣợc tình trạng kỹ thuật của phƣơng tiệ

ổ ổ chức

thực hiện chế độ bảo dƣỡng định kỳ, kiểm tra an toàn kỹ thuật của phƣơng tiện trƣớc khi hoạt động.

ản lý lái xe, nhân viên phục vụ: Nh

ặc có ký hợp đồng lao động thì cũng chỉ mang tính hình

thứ ối phó với cơ quan chức năng.

: Số doanh nghiệp có bộ máy

quản lý đầy đủ, tổ chức quản lý và điều hành tập trung là rất ít. Đa số các doanh nghiệp thực hiện cơ chế khoán cho lái xe, một số doanh nghiệp đƣợc thành lập chỉ để đối phó với những văn bản quản lý vận tải còn thực tế các phƣơng tiện là sở hữu của từng cá nhân, họ tự quản lý, tự kinh doanh. Còn lại là các hợp tác xã chủ yếu hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ, các hợp tác xã này hầu nhƣ không tham gia quản lý, không trực tiếp kinh doanh vận tải,

việc quản lý và kinh doanh vận tải do xã viên, ngƣời sở hữu chính thức của phƣơng tiện đảm nhiệm.

Công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải thực chất mới

chỉ có tại bến xe, công tác hậu kiểm (tại doanh nghiệp) và trên tuyến chƣa thực hiện đƣợc thƣờng xuyên, liên tục (hiện chỉ có lực lƣợng cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm tra), giám sát hành trình mới đƣợc sử dụng để hậu kiểm khi có sự cố xảy ra là những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp, lái xe không tuân thủ các quy định pháp luật khi đi trên tuyến.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quả

2.5.3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thanh tra là một khâu, mắt xích trong chu trình quản lý nhà nƣớc chuyên ngành GTVT. Thanh tra kiểm tra chuyên ngành GTVT có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc và bảo đảm trật tự an toàn GTVT.

Tại Thông tƣ 08/2010/TT-BGTVT ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Bộ GTVT quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra đƣờng bộ thì Thanh tra GTVT có các chức năng, quyền hạn: “Thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại cơ sở kinh doanh vận tải đƣờng bộ, điểm dừng xe, đỗ xe trên đƣờng bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và khi phát hiện phƣơng tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đƣờng bộ”.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay lực lƣợng thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội mới chỉ thực hiện chủ yếu nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ, xe chở quá tải... còn việc

thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý vận tải của chủ xe, lái xe và của các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe còn rất hạn chế.

2.5.4. Tuyên truyền, phổ biến về an toàn giao thông trong vận tải hành khách bằng xe ô tô hành khách bằng xe ô tô

Các văn bản quy định của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực kinh doanh vận tải đƣợc thông tin kịp thời, thƣờng xuyên, liên tục tới ngƣời dân và doanh nghiệp kinh doanh vận tải và bến bãi, đồng thời có văn bản chỉ đạo, có lộ trình phù hợp để các đơn vị vận tải thống nhất thực hiện. Tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe để hoạt động, phục vụ lâu dài trong lĩnh vực vận tải.

2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.6.1. Những kết quả đạt được

Công tác quản lý nhà nƣớc về vận tả ển biến tích cực và ngày càng đƣợc hoàn thiện cùng với sự phát triển của lực lƣợng vận tải. Công tác rà soát, đánh giá, điều chỉnh bổ sung kịp thời của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực vận tải hành khách đã góp phần tích cực trong việc phát triển hoạt động vận tải hành khách.

Thứ nhất, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị, Chƣơng trình công tác

và kế hoạch về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự văn minh đô thị; Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành các Nghị quyết trong đó có nội dung chỉ đạo về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Ủy ban nhân Thành phố ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch triển khai thực hiện các chƣơng trình, Nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông. Các Sở, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các

nhiệm vụ, giải pháp để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố.

Thành phố thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá lực lƣợng vận tải đƣờng bộ, các thành phần kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, các phƣơng tiện kinh doanh vận tải gia tăng nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của ngƣời dân. Cùng với sự phát triển của lực lƣợng vận tải, công tác quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ cũng đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng đƣợc hoàn thiện. Hoạt động vận tải hành khách bằng xe ôtô theo tuyến cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội đã nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đáp ứng đƣợc nhu cầu vận chuyển hành khách toàn xã hội và phát triển đất nƣớc. Các đơn vị vận tải đã kê khai giá cƣớc theo hƣớng dẫn của Liên Bộ Tài chính và Bộ GTVT. Các doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô phần lớn đã có chuyển biến về nhận thức phù hợp với cơ chế thị trƣờng, tạo cho khách hàng có niềm tin với ngành vận tải ôtô. Cụ thể:

Thành ủy Hà Nội ban hành: Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 12-12-2012 về

“Tiếp tục tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và giảm ùn tắc giao thông; quản lý lòng đƣờng, hè phố và bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Chị thị số 08-CT/TU ngày 26/5/2016 về “tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô”; Chƣơng trình số 07-Ctr/TU ngày 18/10/2011 về việc “ Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ nâng cao chất lƣợng môi trƣờng giai đoạn 2011-2015”; Chƣơng trình số 06-Ctr/TU ngày 08/11/2011 về việc “ Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011- 2015”; Kế hoạch số 54-KH/TU ngày 27/4/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp hiện đại vào năm 2020; Chƣơng trình số 06-Ctr/TU ngày 29-6-2016 về “ Phát triển

đồng bộ, hiện đại hóa từng bƣớc kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cƣờng quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trƣờng, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2016-2020”.

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành: Nghị quyết số

15/2012/NQ-HĐND ngày 13/7/2012 về quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 17/2012/NQ- HĐND ngày 13/7/2010 về Chƣơng trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2012-2015; Nghị quyết số 03/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 về ƣu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lƣợng lớn; khuyến khích đầu tƣ xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phƣơng tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành giao thông đô vận tải; Nghị quyết số 06/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015 về Chƣơng trình mục tiêu giảm thiểu ùn tác giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 về việc thông qua Đề án tăng cƣờng quản lý phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành: Chỉ thị số 17/CT-

UBND ngày 12/8/2013 về tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm trật tự giao thông, trật tự đô thị, an toàn xã hội, vệ sinh môi trƣờng và cảnh quan đô thị trên địa bàn Thành phố và Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 2/1/2014 về việc thực hiện Năm trật tự và văn minh đô thị (thực hiện từ năm 2014-2016); Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 10/6/2011 về việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 3821/QĐ- UBND ngày 24/8/2012 về chƣơng trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông trên đại bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015; Quyết định số

236/QĐ-UBND ngày 15/1/2016 về việc ban hành Chƣơng trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 5953/QĐ-UBND ngày 24/8/2017 về việc phê duyệt Đề án tăng cƣờng quản lý phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030; Quyết định số 934/QĐ-UBND ngày 12/02/2014 về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Năm trật tự và văn minh đô thị; Báo cáo số 390/BC-BCS ngày 30/8/2017 về Chƣơng trình tổng thể đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khung trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021, định hƣớng đến năm 2030; Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 19/12/2016 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trƣớc, trong và sau Tết Dƣơng lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 243/KH-UBND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)