Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
Xây dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN là phải thực hiện đạt và vượt các tiêu chí XD NTM một cách bền vững, đảm bảo đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đời sống văn hóa ở vùng nông thôn ngày càng giàu đẹp, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội văn minh hiện đại, khôi phục những giá trị truyền thống tốt đẹp ở địa phương....
Trong những năm qua, huyện Phong Điền đã lãnh đạo chỉ đạo thực hiện Chương trình bước đầu đạt được những thành quả đáng khích lệ, cuối năm 2016 huyện Phong Điền có 04 xã đạt chuẩn NTM. Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, phấn đấu đến năm 2020 huyện Phong Điền đạt chuẩn huyện NTM, tại Hội nghị Tổng kết Nghị quyết số 05/NQ/HU ngày 30/12/2011 của Huyện ủy Phong Điền khóa XII về phát triển nông nghiệp, XD NTM huyện Phong Điền giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Hội nghị đã đề ra chỉ tiêu nhiệm vụ trong lĩnh vực QLNN mà Phong Điền cần phấn đấu thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 cụ thể là:
- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp tạo đột phá lớn đối với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, trong đó lựa chọn, quy hoạch một số loại cây trồng, vật nuôi có thị trường ổn định, có giá trị kinh tế và giá trị gia tăng cao để tập trung đầu tư;
-Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp gắn với đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm;
-Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác tạo động lực mới trong sản xuất nông nghiệp;
-Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, chú trọng đến nhóm chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; khuyến khích dồn điền đổi thửa, khuyến khích hình thành và phát triển các trang trại nông nghiệp; vùng cây chuyên canh; khuyến khích liên kết “4 nhà”...
-Huy động nguồn lực: Rà soát tính toán nhu cầu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với từng địa phương; khuyến khích xã hội hóa, đặc biệt huy động vốn của doanh nghiệp và người dân;
-Đề cao trách nhiệm các phòng, ban, ngành, thành viên ban chỉ đạo XD NTM, UBND các xã đặc biệt là vai trò của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền.
-Tập trung nguồn lực để phát triển hạ tầng thiết yếu phù hợp với khả năng hiện có, cần bổ sung kinh phí để xây dựng các cơ sở hạ tầng đã xuống cấp để đáp ứng nhu cầu của nông thôn; bổ sung các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển các mô hình phát triển sản xuất, liên kết sâu với doanh nghiệp, nhằm gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phải tập trung giải quyết vấn đề môi trường, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê, giữ gìn an ninh trật tự; chú trọng công tác quy hoạch nông thôn mới (xã gắn với quy hoạch vùng, tỉnh, huyện).
-Kiểm tra, rà soát các hạng mục tiêu chí đã đạt và tiêu chí chưa đạt, từ đó đưa ra giải pháp thực hiện.
- Tiêu chí nào chưa hoàn thành đề nghị tỉnh, huyện phân bổ nguồn vốn để thực hiện.
- Huy động mọi nguồn lực để thực hiện chương trình.
- Tập trung chỉ đạo các xã tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí còn lại để phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới.
- Phân công cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo hướng dẫn xã lập hồ sơ xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Thông tư số 40/TT- BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
- Kiểm tra, rà soát, đôn đốc các xã thực hiện các công trình đã phân bổ kinh phí.
- Thành lập đoàn kiểm tra, giám sát để rà soát thực trạng quá trình thực hiện XD NTM tại các xã theo Quyết định số 372/QĐ-TTg và Công văn hướng dẫn của Sở NN&PTNT.
- Củng cố, kiện toàn BCĐ XD NTM huyện và phân công các thành viên phụ trách theo các nhóm tiêu chí, phân công các thành viên BCĐ trực tiếp xuống cơ sở rà soát đánh giá và xác định rõ mức độ hoàn thành của từng tiêu chí.
- Nghiệm thu hoàn thành các công trình và đưa vào sử dụng.
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ tham gia XD NTM ở các cấp, đặc biệt là cán bộ cấp xã; Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất bằng cách đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, đưa nhanh cơ giới hoá vào các khâu trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu suất lao động; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; lựa chọn các giống mới có năng suất chất lượng đưa vào sản xuất.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế