1.4. Chủ thể, nội dung xây dựng nông thôn mới
1.4.2. Nội dung của quản lý nhà nướcvề xây dựng nông thôn mới
1.4.2.1. Định hướng chiến lược, quy hoạch
Để mô hình nông thôn mới mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu, trở thành tiêu chí đầu tiên. Nếu quy hoạch không đi trước một bước và không có chất lượng thì xây dựng nông thôn mới sẽ gặp khó khăn và không đi đến đích, từ đó vấn đề quy hoạch nông thôn mới là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong vấn đề xây dựng nông thôn mới. Tiêu chí quy hoạch thể hiện tính hợp lý trong sắp xếp, bố trí các khu vực nông thôn, đảm bảo kết cấu hạ tầng nông thôn được bền vững.
Để thực hiện định hướng phát triển nhà nước cần tiến hành:
Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động xây dựng nông thôn mới, những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Hoạch định xây dựng nông thôn mới gồm: hoạch định đường lối phát triển, hoạch định chính sách phát triển, chương trình mục tiêu và dự án để phát triển nông thôn.
1.4.2.2. Huy động nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia nói chung và đối với chương trình NTM nói riêng. Huy động, phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính là vấn đề mang tính thời sự. Trong điều kiện nguồn lực tài chính cho chương trình còn hạn chế, việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính càng trở nên quan trọng hơn. Cần phải đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực tài chính cho XD NTM vì tổng nguồn vốn để xây dựng chương trình là rất lớn, không thể chỉ huy động từ một nguồn. Mà vốn từ ngân sách Trung ương là cần thiết để tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân, là cơ sở huy động vốn khác từ: ngân sách địa phương, đóng góp của nhân dân, vốn lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn; huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết... huy động nguồn lực đóng góp của các đối tượng trong xã bằng tiền, bằng hiện vật, bằng ngày công lao động, hiến đất…
1.4.2.3. Quản lý nguồn nhân lực
Đó là đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý nhà nước, những người trực tiếp điều hành các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nứơc về xây dựng nông thôn mới thông qua chương trình đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có. Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài tham gia vào đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Tổ chức các lớp tập huấn nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ nhân lực phụ trách xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy, tạo bước chuyển mạnh mẽ về năng lực, trình độ đội ngũ này.
1.4.2.4. Quản lý về tổ chức bộ máy
Khi đề cập đến hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung quan trọng bởi bộ máy quản lý nhà nước được kiện toàn thì các công tác định hướng, tổ chức hoạt động hỗ trợ, kiểm tra và giám sát mới được thực hiện tốt. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới gồm:
Cấp Trung ương: thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Trong đó, Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phó Trưởng ban thường trực); đồng chí Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Phó Trưởng ban chuyên trách ) và đồng chí Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Thành viên là các Bộ ngành, các cơ quan trung ương đoàn thể có liên quan.
Cấp tỉnh, thành phố: thành lập Ban chỉ đạo Nông thôn mới tỉnh, Thành phố. Trong đó, Trưởng ban là đồng chí Phó Bí thư thường trực tỉnh, Thành phố, Phó Trưởng ban là đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên thuộc các Sở ngành, đoàn
thể có liên quan. Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới gồm thành viên thuộc các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của các sở, ngành, đoàn thể liên quan. Tổ trưởng là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan Thường trực của Tổ công tác giúp việc; thực hiện chức năng – nhiệm vụ là Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, thành phố.
Cấp huyện: thành lập Ban chỉ đạo Nông thôn mới huyện gồm Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Bí thư Huyện uỷ; Phó Ban Chỉ đạo là đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, các thành viên là các trưởng phòng, ban và
Các văn bản của Ban Chỉ đạo do đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo là Bí thư Huyện uỷ ký và sử dụng con dấu của Huyện uỷ; các đồng chí Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ký sử dụng con dấu của Uỷ ban nhân dân huyện; các thành viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan mình trong công tác chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn chuyên môn đối với các phòng ban chức năng huyện và các xã - thị trấn thuộc phạm trách nhiệm đựơc giao.
Cấp xã: thành lập Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Trưởng ban; Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Phó Trưởng ban, thành viên là đại diện Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các ngành đoàn thể liên quan, trưởng các ấp. Thành viên Ban quản lý xã chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Ở thôn, bản, ấp: thành lập Ban phát triển thôn, thành viên do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định công nhận. Các
Phát triển kinh tế là mục tiêu cơ bản của đề án NTM. Phát triển kinh tế nhằm giúp người nông dân có đời sống ấm no, sung túc hơn. Quản lý về phát triển kinh tế bao gồm: Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện dồn điền dồn thửa, Xây dựng mô hình sản xuất mới hiệu quả, Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân…
1.4.2.6. Quản lý việc phát triển cơ sở hạ tầng
Hạ tầng KT-XH là các công trình được xây dựng để phục vụ cộng đồng có ý nghĩa kinh tế và xã hội nhằm nâng cao đời sống cộng đồng nơi đó. Phát triển hạ tầng KT-XH nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở nông thôn. Bởi khi một khu vực nông thôn có phát triển về hạ tầng kinh tế như có nhiều khu sản xuất tập trung, đường giao thông thuận tiện cho thông thương… thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Hay tại vùng đó có các cơ sở hạ tầng văn hóa như y tế, văn hóa, giáo dục… thì sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân.
1.4.2.7. Quản lý việc tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới
Tuyên truyền, vận động là yêu cầu cần thiết để đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu phương pháp, cách làm xây dựng nông thôn mới, từ đó tự giác, chủ động tham gia với nhà nước. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, phức tạp lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta, do vậy các cấp ủy Đảng, chính quyền phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia. Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nóng thôn mới”, nhiều bộ, ngành và tỉnh, thành đã hưởng ứng, cụ thể hóa thành phong trào thi đua ở đơn vị, địa phương có tác động rất lớn đến sự quan tâm, hỗ trợ các nguồn lực và động viên tinh thần của toàn xã hội đối với nông dân, nông thôn. Ban Chỉ đạo các cấp đã chủ động biên tập các
quyển sổ tay hướng dẫn, tài liệu hỏi đáp tập huấn, tuyên truyền đến các cấp, các ngành và người dân. Các báo, đài tăng cường đưa các tin bài, phóng sự, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phố biến các hoạt động của chương trình.
1.4.2.8. Quản lý việc thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng nông thôn mới là việc nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và theo dõi, xem xét việc thực thi các hoạt động có đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Đây là nội dung quản lý cần được thực thi thường xuyên và nghiêm túc vì hoạt động xây dựng nông thôn mới dựa trên Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. Trên cơ sở kiểm tra nhà nứơc rút ra những kết luận, nguyên nhân, kinh nghiệm và đề ra những giải pháp phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, đồng thời điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.