Quan điểm của Đảng, của tỉnh Bắc Ninh về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 75)

TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025

3.1. Quan điểm của Đảng, của tỉnh Bắc Ninh về xây dựng nông thôn mới mới

3.1.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới

Quan điểm của Đảng vẫn lấy Nghị quyết Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn, nông dân làm kim chỉ nam cho Chương trình của xây dựng nông thôn mới.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.

Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn

Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.

3.1.2. Chủ trương, quan điểm của tỉnh Bắc Ninh về xây dựng nông thôn mới thôn mới

là: quán triệt thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước và đặc biệt thực hiện Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương Trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục thực hiện Quyết định 1620/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (khóa XVIII) đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/4/2011 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2020; Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 168/2010/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020. Mục tiêu đặt ra là: giai đoạn 2011 - 2015, trong năm 2011 phấn đấu có 8 xã đạt chuẩn NTM để đến năm 2015 có 50 xã (bằng 50%) đạt chuẩn NTM; giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu có thêm 30 xã (bằng 30%) đạt chuẩn NTM, để đến hết năm 2020 toàn Tỉnh có 80% số xã đạt chuẩn NTM.

Xây dựng nông thôn mới theo hướng truyền thống, văn minh, hiện đại, có kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch không gian làng, xã, quy hoạch kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; đảm bảo môi trường sinh thái…

Nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng giai cấp nông dân mới theo ý thức tự vươn lên, có khả năng làm chủ nông thôn mới. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)