mới ở huyện Lương Tài trong thời gian qua
2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Tài nông thôn mới ở huyện Lương Tài
2.2.1.1. Thuận lợi
- Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:vị trí địa lý thuận lợi phát triển kinh tế, GDP từ 2011 - 2019 tăng bình quân 6,5% năm, ...
- Về văn hóa, phong tục tập quán củađịa phương phong phú, có bề dày truyền thống văn hiến và cách mạng; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố vững chắc.
- Về nguồn nhân lực dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 65% dân số.
- Về chiến lược phát triển KT – XH: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bên cạnh đó tiếp tục giữ vững phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa, chuyển đổi bộ giống,...
- Được sự ủng hộ cao và tham gia của người dân.
- Nhận thức cấp ủy Đảng từ Huyện đến cơ sở thôn, xã vềvai trò quản lý nhà nướcvề chương trình XD NTM.
- Năng lực của cán bộ quản lý ở huyện, ở xã, ở thôn.
Ngoài ra còn có các chính sách của nhà nước của tỉnh Bắc Ninh về xây dựng NTM về hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2.1.2. Khó khăn
- Huyện có điểm xuất phát thấp nên bước khởi đầu tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn;
Việc tổ chức, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện ở một số xã, thị trấn còn hạn chế. Một số cán bộ ở cơ sở, một bộ phận nhân dân nhận thức về xây dựng nông thôn mới còn chưa đầy đủ, do đó khi triển khai ở cơ sở thời gian đầu còn lúng túng;
- Quá trình triển khai ở cấp cơ sở chưa thực sự coi trọng thực hiện toàn diện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nhận thức chưa đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm.
- Một số địa phương trong xây dựng nông thôn mới chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, chưa đồng bộ; phát triển ngành nghề dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn còn nhiều khó khăn;
- Kinh tế tuy tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững. Quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ;
- Sản phẩm nông nghiệp của huyện chưa có sức cạnh tranh lớn, việc liên doanh, liên kết trong sản xuất chưa nhiều, sản phẩm nông nghiệp khi tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc thị trường trong nước;
- Giá cả thị trường không ổn định, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, đàn vật nuôi, sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ hàng năm vẫn xảy ra gây ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.
2.2.2. Chủ trương, quan điểm của tỉnh Bắc Ninh về xây dựng nông thôn mới thôn mới
Việc đầu tư xây dựng NTM mới là điều hết sức cần thiết, làm cho kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn; việc xây dựng NTM thành công rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, trong đó người dân đóng vai trò là chủ thể hết sức quan trọng; nội lực được xác định là nguồn lực căn bản để thực hiện xây dựng NTM.
Tỉnh Bắc Ninh đã có chủ trương xây dựng NTM từ rất sớm. Ngay sau khi Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá X ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ngày 9 tháng 10 năm 2008 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (Khóa XVII) đã ban hành Chương trình hành động số 53-Ctr/TU về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong tháng 10 năm 2008 các Đảng ủy trực thuộc, Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy và Đảng ủy các xã, phường, thị trấn đã xây dựng kế hoạch thực hiện với mục tiêu xây dựng, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đô thị hiện đại, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; phát triển nông nghiệp kết hợp với công nghiệp, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập... thực hiện có hiệu quả, bền vững xây dựng NTM.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 168/2010/QĐ- UBND về việc phê duyệt Đề án xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010
- 2020. Mục tiêu đặt ra là: giai đoạn 2011 - 2015, trong năm 2011 phấn đấu có 8 xã đạt chuẩn NTM để đến năm 2015 có 50 xã (bằng 50%) đạt chuẩn NTM; giai đoạn 2016 - 2020, phấn đấu có thêm 30 xã (bằng 30%) đạt chuẩn NTM, để đến hết năm 2020 toàn Tỉnh có 80% số xã đạt chuẩn NTM.
2.2.3. Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Tài trong thời gian qua Lương Tài trong thời gian qua
2.2.3.1. Hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình sớm được thành lập
UBND huyện Lương Tài đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo huyện, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo (năm 2016, UBND huyện thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện); phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, lấy xã Trung Kênh làm xã điểm xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo 100% các xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban.
2.2.3.2. Huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới
Các tổ chức chính trị trong huyện Lương Tài đã phối hợp phát động phong trào thi đua thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, thông qua các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; “Cựu chiến binh gương mẫu, chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới”; thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường nông thôn, lập thân lập nghiệp; phụ nữ với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, xây dựng đường hoa, tuyến đường tự quản; nông dân với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi"
2.2.3.3. Lựa chọn tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau, ưu tiên cho các tiêu chí phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân
Giai đoạn 2011 - 2019, huyện Lương Tài đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hàng trăm công trình cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới với tổng số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, nhờ đó đến nay 100% các tuyến đường giao thông đã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% xã có lưới điện quốc gia và sử dụng điện đảm bảo thường xuyên, an toàn; 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về Y tế giai đoạn đến năm 2020; 100% trường học các cấp đạt chuẩn Quốc gia. Ngoài ra trên địa bàn huyện đã xây dựng 06 dự án nước sạch, đảm bảo 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; xây dựng 99 điểm tập kết rác thải và đang xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã An Thịnh.
2.2.3.4. Thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách về an sinh xã hội
Hằng năm, các cấp, các ngành trong huyện Lương Tài đã tạo việc làm ổn định cho các lao động làm việc ở các doanh nghiệp khoảng trên 3000 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới trên địa bàn huyện Lương Tài giảm mạnh hàng năm, cuối năm 2019 còn 1,43%;
2.2.3.5. Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục - đào tạo của huyện Lương Tài luôn duy trì trong tốp đầu của tỉnh; huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2;
Trung tâm Y tế huyện Lương Tài có quy mô 180 giường bệnh và mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn huyện luôn đảm bảo tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.
2.2.3.6. Phát triển văn hóa gắn với tâm linh, tín ngưỡng
Lương Tài là huyện có bề dày văn hóa và truyền thống cách mạng. Trong sự nghiệp “Dựng nước và giữ nước” hàng ngàn năm qua của dân tộc, vùng đất Lương Tài địa linh đã sinh thành nhiều nhân kiệt, tiêu biểu như: Hàn Thuyên, Vũ Giới, Phạm Quang Tiến,… Huyện Lương Tài đã thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã đi vào cuộc sống, việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 20, 191 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nếp sống văn minh được duy trì thành nề nếp, được nhân dân hưởng ứng tích cực. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn được quan tâm. Hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ ngày càng phong phú, đa dạng. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng có bước phát triển mới với trên 30% số dân thường xuyên tham gia luyện tập thể dục, thể thao.