Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nướcvề xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

mới ở huyện Lương Tài trong thời gian qua

2.2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Tài nông thôn mới ở huyện Lương Tài

2.2.1.1. Thuận lợi

- Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:vị trí địa lý thuận lợi phát triển kinh tế, GDP từ 2011 - 2019 tăng bình quân 6,5% năm, ...

- Về văn hóa, phong tục tập quán củađịa phương phong phú, có bề dày truyền thống văn hiến và cách mạng; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố vững chắc.

- Về nguồn nhân lực dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 65% dân số.

- Về chiến lược phát triển KT – XH: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bên cạnh đó tiếp tục giữ vững phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cơ giới hóa, chuyển đổi bộ giống,...

- Được sự ủng hộ cao và tham gia của người dân.

- Nhận thức cấp ủy Đảng từ Huyện đến cơ sở thôn, xã vềvai trò quản lý nhà nướcvề chương trình XD NTM.

- Năng lực của cán bộ quản lý ở huyện, ở xã, ở thôn.

Ngoài ra còn có các chính sách của nhà nước của tỉnh Bắc Ninh về xây dựng NTM về hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.1.2. Khó khăn

- Huyện có điểm xuất phát thấp nên bước khởi đầu tham gia Chương trình xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn;

Việc tổ chức, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện ở một số xã, thị trấn còn hạn chế. Một số cán bộ ở cơ sở, một bộ phận nhân dân nhận thức về xây dựng nông thôn mới còn chưa đầy đủ, do đó khi triển khai ở cơ sở thời gian đầu còn lúng túng;

- Quá trình triển khai ở cấp cơ sở chưa thực sự coi trọng thực hiện toàn diện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nhận thức chưa đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm.

- Một số địa phương trong xây dựng nông thôn mới chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, chưa đồng bộ; phát triển ngành nghề dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn còn nhiều khó khăn;

- Kinh tế tuy tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững. Quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ;

- Sản phẩm nông nghiệp của huyện chưa có sức cạnh tranh lớn, việc liên doanh, liên kết trong sản xuất chưa nhiều, sản phẩm nông nghiệp khi tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc thị trường trong nước;

- Giá cả thị trường không ổn định, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, đàn vật nuôi, sự biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ hàng năm vẫn xảy ra gây ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)