2.2.2.1. Tồn tại, hạn chế
Xây dựng nông thôn mới là vấn đề rất lớn, quan trọng, nhiều lĩnh vực, liên quan nhiều đến lợi ích, quyền lợi, nghĩa vụ của các tầng lớp nhân dân, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn bộc lộ những khó khăn, tồn tại:
- Việc tổ chức, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện ở một số xã, thị trấn còn hạn chế. Một số cán bộ ở cơ sở, một bộ phận nhân dân nhận thức về xây dựng nông thôn mới còn chưa đầy đủ, do đó khi triển khai ở cơ sở thời gian đầu còn lúng túng;
- Quá trình triển khai ở cấp cơ sở chưa thực sự coi trọng thực hiện toàn diện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nhận thức chưa đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm và các chính sách của Nhà nước liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Chưa huy động được tổng lực cho phong trào xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn chủ yếu dựa vào hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và một phần do nhân dân đóng góp để xây dựng;
- Một số địa phương trong xây dựng nông thôn mới chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường. Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông thôn còn chậm, chưa đồng bộ; phát triển ngành nghề dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn còn nhiều khó khăn;
- Chế độ thông tin, báo cáo của các địa phương, các ngành có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, chưa đầy đủ, độ tin cậy chưa cao.
2.2.2.2. Nguyên nhân
- Một số cơ chế, chính sách chưa được ban hành đầy đủ và thống nhất như: quy định cơ chế lồng ghép vốn; cách tính các chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người, lao động có việc làm, lao động đã qua đào tạo,… Một số chính sách đã ban hành qua thực hiện phát sinh những bất cập, không còn phù hợp nhưng chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời;
- Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, nhân dân còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ đầu tư của Nhà nước. Một số có tư tưởng nóng vội, chạy theo phong trào, thành tích;
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo còn có lúc, có đơn vị chưa thực sự kiên quyết, thiếu chủ động, sáng tạo, nhất là việc nghiên cứu, bàn biện pháp, cách thức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình, vì vậy kết quả ở một số xã còn hạn chế;
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có việc còn thiếu kịp thời, chưa chặt chẽ, nhất là thời kỳ đầu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; - Đội ngũ cán bộ giúp việc các cấp làm việc kiêm nhiệm, đa số là mới, kinh nghiệm về quản lý xây dựng nông thôn mới còn ít, trong khi khối lượng
Tiểu kết chương 2
Xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả nhất định. Từ những phân tích về thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương Tài có thế thấy sự đồng lòng quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân trong huyện huyện. Qua phân tích về thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương Tài đã chỉ rõ tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết trong xây dựng nông thôn mới. Từ đó là cơ sở để định hướng, nghiên cứu những giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của Huyện trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC