1.5. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nướcvề xây dựng nông thôn mới ở một
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chỉ đạo xây dựng nông thôn mớ
thôn mới mà huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh có thể tham khảo và vận dụng
1.5.2.1. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức từ Trung ương đến cơ sở
Thực tế chỉ ra rằng nơi nào các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức quan tâm, tập trung chỉ đạo cụ thể, sâu sát, quyết liệt, có cách làm năng động, sáng tạo, phát huy được lợi thế của địa phương, cán bộ, đảng viên gương mẫu,
tích cao. Trong xây dựng nông thôn mới, vai trò đội ngũ cán bộ rất quan trọng, do vậy cần tăng cường xây dựng, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực để tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Có quy chế phân công, phân cấp rõ ràng và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai.
1.5.2.2. Làm tốt quản lý công tác tuyên truyền, vận động
Để cán bộ và nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới là người dân. Người dân phải được tự làm là chính và họ là người được hưởng thụ, Nhà nước chỉ có vai trò hỗ trợ, lợi ích của người dân là động lực và sự tham gia của cộng đồng dân cư là bí quyết thành công. Từ đó tạo sự thống nhất về nhận thức, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị (Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể) và mọi tầng lớp nhân dân, huy động cao mọi nguồn lực của xã hội cả về trí tuệ, công sức và kinh phí để xây dựng nông thôn mới.
1.5.2.3. Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở
Đảm bảo công khai cho các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên và mọi người dân được tham gia đóng góp xây dựng và giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chủ động phân cấp để cộng đồng dân cư có thể trực tiếp tham gia xây dựng các công trình; phát huy vai trò giám sát của Ban giám sát cộng đồng để đảm bảo chất lượng công trình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư để nhân dân tin tưởng và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những đơn vị làm tốt và những vấn đề còn tồn tại; kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đánh giá sơ kết rút kinh nghiệm, nhân ra diện rộng những điển hình hay, cách làm sáng tạo.
1.5.2.4. Lựa chọn bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện của huyện
Trong phát triển sản xuất: đối với sản xuất nông nghiệp chọn quy hoạch vùng sản xuất và dồn điền đổi thửa là khâu đột phá; thực hiện chuyển đổi lại cơ cấu, phương thức sản xuất để nâng cao hiệu quả là then chốt. Trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ chọn những sản phẩm, nghề là thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, giao thông, điện, nước, đào tạo nhân lực, dạy nghề... để khuyến khích phát triển nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó chọn giao thông nông thôn là khâu đột phá bắt đầu từ đường thôn, xóm, liên thôn, liên xã; lồng ghép các chương trình, dự án về thủy lợi, cơ sở trường học, y tế, nước sạch, môi trường, nhà ở,... để phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới.
1.5.2.5. Coi trọng chỉ đạo điểm và xây dựng mô hình
Lựa chọn những xã điểm có ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để xây dựng điển hình; qua đó, đánh giá, rút kinh nghiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời là nơi tham quan, học tập cho cán bộ và người dân trực tiếp nhìn thấy hiệu quả, lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống của người dân như: hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn, dồn điền đổi thửa, trường học, trạm y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường,...
1.5.2.6. Sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng
Kịp thời biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có nhiều đóng góp xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên hệ thống truyền thanh cơ sở và trên các diễn đàn về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Tiểu kết chương 1
Xây dựng Nông thôn mới là một trong những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nhằm để thay đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam. Giúp cho Nông thôn Việt Nam thay đổi từ trong ra ngoài. Từ đường sá, nhà ở, đời sống sinh hoạt đến phát triển kinh tế. Để làm được những điều đó, Đảng và Nhà nước ta đã huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Đưa ra các chủ trương, đường lối, ngoài ra cong tác quản lý nhà nước của cơ quan chính quyền cũng có vai trò to lớn trong việc xây dựng NTM nói chung và khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu nói riêng. Các cơ quan chính quyền đã xây dựng kế hoạch, chiến lược nhằm phát huy một cách triệt để các nguồn lực và nguồn vốn để xây dựng NTM một cách hiệu quả nhất.
Trong điều kiện hiện nay, nếu không có sự định hướng đúng đắn của lý luận khoa học thì hoạt động thực tiễn sẽ trở nên mò mẫm, mất phương hướng. Để lý luận phát huy vai trò định hướng cho hoạt động thực tiễn, chúng ta phải thường xuyên bổ sung, phát triển lý luận, vận dụng lý luận để giải đáp những vấn đề do thực tiễn đổi mới đặt ra. Những cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các địa phương sẽ giúp cho huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh phát hiện những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, qua đó đề ra những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có tính khả thi và những kiến nghị để làm tốt hơn việc xây dựng nông thôn mới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH