Kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 69)

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nướcvề xây dựng nông thôn mới ở huyện

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức triển khai các văn bản qui phạm pháp luật về thực hiện xây dựng NTM

- Ngày 14/3/2011, UBND huyện Lương Tài đã ban hành Quyết định số 358/QĐ-UBND về việc Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Quyết định số 359/QĐ-UBND về việc Thành lập Tổ chỉ đạo xã điểm do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Tổ trưởng; Quyết định số 360/QĐ-UBND về việc Thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo do Phó Trưởng phòng Nông nghiệp

và PTNT làm Tổ trưởng. Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Lương Tài thường xuyên được kiện toàn khi có sự thay đổi thành viên tại các Quyết định

- Ngày 12/5/2016, UBND Huyện ban hành Quyết định số 680/QĐ- UBND về việc thành lập Văn phòng điều phối xây dựng NTM huyện giai đoạn 2016 - 2020 và được kiện toàn tại Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 12/6/2017;

- Ngày 16/11/2017, UBND Huyện ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2018 - 2020;

- Ngày 11/10/2018, UBND Huyện ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND về xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Kết quả đạt được: Thời gian qua, việc tiển khai thực hiện các văn bản của Huyện Lương Tài đã đạt một số kết quả nhất định. Qua giám sát, đã có đánh giá ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa, tổ chức thực hiện về xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, cũng đã nhận định khái quát tình hình: tổ chức triển khai, quán triệt trong nội bộ cán bộ, đảng viên từ cấp huyện đến cơ sở và tuyên truyền, phổ biến ra quần chúng nhân dân nhận thức về xây dựng nông thôn mới là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, tạo sự đồng thuận trong nội bộ và nhân dân, khuyến khích, động viên mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới.

2.3.1.2. Quản lý việc chỉ đạo điều hành

Sau khi UBND Huyện ban hành Kế hoạch về việc xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, UBND Huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT - Cơ quan thường trực BCĐ cùng với UBND các xã trên địa bàn triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

UBND Huyện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, tiến hành rà soát từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới của từng xã, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện Chương trình; hướng dẫn các xã thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đề ra. Đồng thời yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí do ngành phụ trách, UBND các xã báo cáo kết quả thực hiện Chương trình của xã mình về Ban chỉ đạo huyện qua Phòng Nông nghiệp và PTNT định kỳ hàng tháng theo quy định. Trên cơ sở đó giúp Ban chỉ đạo huyện, UBND Huyện nắm bắt tiến độ và có biện pháp chỉ đạo, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình.

2.3.1.3. Quản lý việc tuyên truyền, đào tạo, tập huấn

Văn phòng Điều phối NTM huyện đã phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện và tỉnh mở 16 lớp đào tạo, tập huấn cho 1.180 lượt cán bộ phụ trách nông thôn mới cấp huyện, xã và người dân trên địa bàn. Cung cấp 400 cuốn tài liệu cho Ban chỉ đạo NTM huyện, Ban chỉ đạo NTM xã, phát 18.000 tờ rơi với nội dung tuyên truyền về NTM; phối hợp với Đài Phát thanh huyện phát sóng 108 chuyên đề về tuyên truyền thực hiện xây dựng nông thôn mới (bình quân mỗi tháng 01 chuyên đề có thời lượng là 20 - 30 phút), trong đó tập trung vào tuyên truyền các văn bản, kế hoạch chỉ đạo của các cấp về thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Ngoài ra, Đài Phát thanh huyện đã viết và sử dụng 432 tin, bài đưa vào chuyên mục trong tuần và trong các chương trình phát thanh hàng ngày. Nội dung phản ánh về các hoạt động của các ngành và các địa phương cũng như nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình trên địa bàn huyện trong công tác xây dựng NTM.

- Bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh:

Đối với cấp huyện:

- Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cấp huyện được kiện toàn tổ chức và hoạt động đúng quy định:

+ Việc thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo: Ngày 14/3/2011, UBND Huyện ban hành Quyết định số 358/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện giai đoạn 2010 - 2020. Từ khi thành lập đến nay, Ban Chỉ đạo huyện đã 10 lần được kiện toàn tại các Quyết định của Chủ tịch UBND Huyện: Quyết định số 1773/QĐ-UBND ngày 11/07/2012, Quyết định số 2232/QĐ-UBND ngày 21/10/2014, Quyết định số 664/QĐ- UBND ngày 10/4/2015, Quyết định số 1435/QĐ-UBND ngày 17/7/2015, Quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 17/11/2016, Quyết định số 962/QĐ- UBND ngày 12/6/2017, Quyết định số 1547/QĐ-UBND ngày 03/10/2017, Quyết định số 1238/QĐ-UBND ngày 06/9/2018, Quyết định số 1016/QĐ- UBND ngày 08/4/2019 và Quyết định số 2028/QĐ-UBND ngày 18/9/2019;

+ Có quy chế quản lý, phân công trách nhiệm cụ thể: Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện có 25 thành viên, đồng chí Chủ tịch UBND Huyện làm Trưởng ban, đồng chí Phó Chủ tịch UBND Huyện làm Phó Trưởng ban thường trực, đồng chí Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT làm Phó trưởng ban, các thành viên còn lại là trưởng các phòng, ban, ngành của Huyện. Trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ phụ trách tiêu chí và phụ trách các xã cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo;

- Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện được tổ chức và hoạt động đúng quy định:

Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Lương Tài giai đoạn 2016-2020 được Chủ tịch UBND Huyện thành lập tại Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 12/5/2016; kiện toàn tại Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 12/6/2017. Văn phòng có tổng số 13 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện làm Chánh văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện.

Văn phòng điều phối nông thôn mới huyện do Phòng Nông nghiệp và PTNT làm cơ quan thường trực, có chức năng giúp BCĐ huyện quản lý và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, có nhiệm vụ:

+ Xây dựng Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện giai đoạn 2016 - 2020 trình Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt; đồng thời xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo huyện; chuẩn bị nội dung, chương trình hội nghi, hội thảo và báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện;

+ Xây dựng kế hoạch 5 năm, hằng năm về mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp, nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện báo cáo Ban Chỉ đạo;

+ Tham mưu giúp Ban Chỉ đạo huyện triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả, kiến nghị đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện;

+ Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của Ban Chỉ đạo huyện và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo;

+ Lập dự trù kinh phí phục vụ hoạt động hàng năm của Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện và Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện, trình Ban Chỉ đạo phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định;

+ Quản lý kinh phí, trang thiết bị, tài sản và bảo quản hồ sơ, tài liệu của Ban Chỉ đạo huyện theo quy định của pháp luật.

Đối với cấp xã:

UBND các xã đã thành lập Ban Quản lý xã, trong đó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, mỗi xã bố trí một cán bộ chuyên trách giúp UBND xã trực tiếp điều hành thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý xã:

UBND các xã cũng đã ban hành Quyết định thành lập Ban Phát triển các thôn, trong đó Trưởng thôn làm Trưởng ban để quản lý điều hành xây dựng nông thôn mới. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Phát triển thôn:

Tổ chức lấy ý kiến của người dân tham gia góp ý vào bản quy hoạch, vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải.

Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy thôn.

- Quản lý và sử dụng các nguồn lực * Về huy động nguồn vốn

Đến nay, tổng kinh phí đã huy động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài đã thực hiện là: 2.790.133 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 10.656 triệu đồng, chiếm 0,38%; - Ngân sách tỉnh: 1.084.104 triệu đồng, chiếm 38,85%; - Ngân sách huyện: 127.051 triệu đồng, chiếm 4,55%; - Ngân sách xã: 31.762 triệu đồng, chiếm 1,13%;

- Vốn nhân dân đóng góp: 80.560 triệu đồng, chiếm 2,88%; - Vốn tín dụng: 1.456.000 triệu đồng, chiếm 52,18%.

* Quản lý sử dụng vốn

Nguồn vốn được nhà nước cấp trên hỗ trợ đã được huyện phân bổ, quản lý, sử dụng đúng nguyên tắc, đúng mục đích, đúng đối tượng, đây là nguồn lực chủ yếu trong đầu tư, hỗ trợ các xã, thôn xóm thực hiện Chương trình. Ngân sách cấp huyện tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí về trường học, giao thông, kênh mương nội đồng, nhà văn hóa xã, thôn, trạm y tế và đầu tư sản xuất.

Đối với nguồn vốn của nhân dân đóng góp: việc huy động đóng góp của nhân dân trên địa bàn huyện được thực hiện đúng quy định, đảm bảo công khai, dân chủ, do người dân tự bàn bạc, quyết định, không áp đặt. Nhân dân trực tiếp quản lý, quyết định đầu tư, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do mình đóng góp thông qua Ban phát triển thôn, Ban giám sát cộng đồng đã đảm bảo được sự đồng thuận trong nhân dân, đáp ứng được yêu cầu tiến độ và chất lượng xây dựng công trình phúc lợi ở các thôn, xóm trên toàn huyện.

2.3.1.5. Quản lý việc kiểm tra, hướng dẫn thực hiện

HĐND, UBND huyện, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện, Văn phòng Điều phối NTM huyện đã tổ chức nhiều đoàn công tác thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình, đồng thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tiến độ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM tại các xã đăng ký đạt chuẩn. Qua đó kịp thời động viên, đôn đốc và có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng NTM ở các địa phương.

UBND Huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là nội dung trọng tâm, thường kỳ vào chương trình công tác, các hội nghị của Huyện ủy, UBND Huyện nhằm kịp thời nắm bắt tiến độ cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

2.2.3.6.. Quản lý việc lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch

Xác định khâu lập đồ án quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng, làm cơ sở, tiền đề triển khai lập kế hoạch dài hạn và từng năm để thực hiện có hiệu quả Chương trình, nên ngay từ năm 2011, các xã trên địa bàn huyện đã triển khai lập đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới. Quá trình lập quy hoạch và xây dựng đề án nông thôn mới đều có sự tham gia của cán bộ, đảng viên và cộng đồng dân cư từ ý tưởng đến huy động nguồn lực. Đến tháng 12/2012, có 13/13 xã trên địa bàn huyện hoàn thành công tác quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới; đồng thời thực hiện điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD- BNNPTNT-BTNMT ngày 28/11/2013.

* Về Giao thông

Trong giai đoạn 2011- 2019, các xã huyện Lương Tài đã nhựa hóa, bê tông hóa thêm 352,5 km đường giao thông của các xã (gồm: 35 km đường trục xã, 146 km đường trục thôn, 85,5 km đường ngõ xóm, 86 km đường trục chính nội đồng). Đến nay, 634/634km đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa đạt chuẩn, cụ thể:

- Có 185/185 km (đạt tỷ lệ 100%) đường trục chính nội đồng được bê tông, rải cấp phối đá dăm hoặc đã lu lèn, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm, tăng 168km (tương ứng 90,8%) so với năm 2011.

* Về Thủy lợi

Đến hết năm 2019, trên địa bàn huyện có 93 trạm bơm, trong đó: Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Nam Đuống quản lý 10 trạm (tưới 4.908 ha, tiêu 30.082 ha), các xã, thị trấn quản lý 83 trạm bơm (tưới 5.748ha, tiêu 5.261 ha), tổng lưu lượng 163.220 m3/h. Huyện có tổng số 449 tuyến kênh trong đó: Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Nam Đuống quản lý 42 tuyến kênh (22 kênh tưới, 20 kiêu tiêu); các xã, thị trấn quản lý 407 tuyến kênh (261 kênh tưới, 146 kênh tiêu. Toàn huyện đã kiên cố hóa được 291 km kênh tưới, kênh tiêu; nạo, vét trên 220 km tuyến kênh mương do xã quản lý. Hằng năm, huyện tổ chức thực hiện trục vớt khoảng 10.000 m3 bèo để khơi thông dòng chảy, phục vụ tưới, tiêu nước.

Đến nay, 4.834/4.984 ha diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động, đạt tỷ lệ 97% (năm 2011, diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động là 2.150/4.984 ha, đạt tỷ lệ 43,1%).

* Về điện nông thôn

Hệ thống đường dây, trạm biến áp tại các xã đều được đầu tư cải tạo và nâng cấp thường xuyên, đảm bảo 100% các xã đều có hệ thống điện nông thôn

đạt chuẩn. Số hộ dân của 13/13 xã được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn là 36.964/36.964 hộ (hộ theo công tơ điện), đạt tỷ lệ 100% (năm 2011 là 99,95%).

* Về trường học

Giai đoạn 2011-2019, các xã trên địa bàn huyện Lương Tài đã xây mới, nâng cấp, sửa chữa 135 công trình trường học các cấp với tổng kinh phí là 560,1 tỷ đồng. Đến nay, có 43/43 trường học các cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) tại 13 xã đều đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 100% (năm 2011 là 60,9%), cụ thể:

- Cấp mầm non: 14/14 trường (tỷ lệ 100%) đạt chuẩn Quốc gia (trong đó có 10 trường đạt chuẩn mức độ 2 và 04 trường đạt mức độ 1);

- Cấp tiểu học: 16/16 trường (tỷ lệ 100%) đạt chuẩn Quốc gia (trong đó có 13 trường đạt chuẩn mức độ 2 và 03 trường đạt mức độ 1);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện lương tài tỉnh bắc ninh (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)