Lương Tài trong thời gian qua
2.2.3.1. Hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình sớm được thành lập
UBND huyện Lương Tài đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo huyện, Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo (năm 2016, UBND huyện thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện); phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, lấy xã Trung Kênh làm xã điểm xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo 100% các xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban.
2.2.3.2. Huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới
Các tổ chức chính trị trong huyện Lương Tài đã phối hợp phát động phong trào thi đua thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, thông qua các cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; “Cựu chiến binh gương mẫu, chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới”; thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường nông thôn, lập thân lập nghiệp; phụ nữ với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, xây dựng đường hoa, tuyến đường tự quản; nông dân với phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi"
2.2.3.3. Lựa chọn tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau, ưu tiên cho các tiêu chí phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân
Giai đoạn 2011 - 2019, huyện Lương Tài đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp hàng trăm công trình cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới với tổng số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng, nhờ đó đến nay 100% các tuyến đường giao thông đã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% xã có lưới điện quốc gia và sử dụng điện đảm bảo thường xuyên, an toàn; 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về Y tế giai đoạn đến năm 2020; 100% trường học các cấp đạt chuẩn Quốc gia. Ngoài ra trên địa bàn huyện đã xây dựng 06 dự án nước sạch, đảm bảo 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; xây dựng 99 điểm tập kết rác thải và đang xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã An Thịnh.
2.2.3.4. Thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách về an sinh xã hội
Hằng năm, các cấp, các ngành trong huyện Lương Tài đã tạo việc làm ổn định cho các lao động làm việc ở các doanh nghiệp khoảng trên 3000 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới trên địa bàn huyện Lương Tài giảm mạnh hàng năm, cuối năm 2019 còn 1,43%;
2.2.3.5. Đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục - đào tạo của huyện Lương Tài luôn duy trì trong tốp đầu của tỉnh; huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2;
Trung tâm Y tế huyện Lương Tài có quy mô 180 giường bệnh và mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn huyện luôn đảm bảo tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.
2.2.3.6. Phát triển văn hóa gắn với tâm linh, tín ngưỡng
Lương Tài là huyện có bề dày văn hóa và truyền thống cách mạng. Trong sự nghiệp “Dựng nước và giữ nước” hàng ngàn năm qua của dân tộc, vùng đất Lương Tài địa linh đã sinh thành nhiều nhân kiệt, tiêu biểu như: Hàn Thuyên, Vũ Giới, Phạm Quang Tiến,… Huyện Lương Tài đã thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã đi vào cuộc sống, việc thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 20, 191 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nếp sống văn minh được duy trì thành nề nếp, được nhân dân hưởng ứng tích cực. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn được quan tâm. Hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ ngày càng phong phú, đa dạng. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng có bước phát triển mới với trên 30% số dân thường xuyên tham gia luyện tập thể dục, thể thao.