Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý văn bản điện tử tại UBND quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn bản điện tử tại UBND quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

quận Hoàn Kiếm- Hà Nội

Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN… Từng bước chuyển hoạt động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan an ninh, quốc phòng dựa trên việc sử dụng văn bản giấy sang chế độ trao đổi văn bản điện tử, sử dụng chữ ký điện tử, đồng thời đảm bảo các yêu cầu an ninh thông tin. Ứng dụng hệ thống chu chuyển văn bản điện tử có sử dụng chữ ký điện tử trong hoạt động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp,… Bảo đảm những thông tin từ tài liệu lưu trữ được phép tiếp cận của các cơ quan thuộc hệ thống Đảng, Nhà nước từng bước được chuyển sang dạng điện tử...

Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng như Quyết định số 6109/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, quan điểm phát triển được chỉ rõ: “Phát triển công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đảm bảo an ninh quốc phòng, minh bạch hóa, công khai hóa các thủ tục hành chính hướng tới nền hành chính phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân là nhiệm vụ ưu tiên chiến lược; Phát triển

công nghệ thông tin là nền tảng của kinh tế tri thức, là công cụ, động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô; Phát huy thế mạnh của Thủ đô, huy động mọi nguồn lực phát triển công nghệ thông tin. Chú trọng các khâu đột phá trong ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin.

Trên tinh thần đó, Đảng bộ, HĐND, UBND quận Hoàn Kiếm cần quán triệt sâu sắc tinh thần đổi mới, cải cách nền hành chính và một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là thực hiện quản lý toàn bộ văn bản từ truyền thống sang quản lý văn bản điện tử. Nội dung trên cần được thể hiện trong Nghị Quyết Đảng Bộ quận, Nghị quyết của HĐND và triển khai trong kế hoạch công tác nhiệm kỳ của UBND quận. Với lợi thế là một trong những địa phương đi đầu của thủ đô về phát triển kinh tế xã hội Hoàn Kiếm có nhiều lợi thế để trở thành mô hình điểm của thành phố về cải cách hành chính cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công vụ.

Phương hướng trong giai đoạn 2020-2025 là tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là đổi mới hoạt động của UBND quận, cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa nền hành chính. Trong hoạt động của cơ quan văn phòng cần đưa nhiệm vụ chuyển đổi số trở thành một trong những nhiệm vụ then chốt, có lộ trình phù hợp, có cơ chế hỗ trợ, giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện. Thực hiện quản lý văn bản điện tử cần trở thành nhiệm vụ nằm trong kế hoạch hoạt động của từng phòng ban, đơn vị.

Từng bước thực hiện chuyển đổi số theo Quyết định số: 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Chuyển đổi số tại UBND quận Hoàn Kiếm là tập trung vào phát triển hạ tầng số một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng,

tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí.

Phương hướng hoàn thiện quản lý văn bản điện tử tại UBND quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới cần quán triệt các nội dung sau:

- Thực hiện chuyển đổi số, coi nhiệm vụ chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng trong chỉ đạo, điều hành và căn cứ tình hình cụ thể của địa bàn mình để quyết định xây dựng đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong hoạt động của mình. Nội dung này phải được chỉ đạo, giám sát, đánh giá định kỳ hàng năm.

- Thực hiện chuyển đổi từng bước tiến tới sử dụng toàn bộ văn bản điện tử và quản lý văn bản bằng hệ thống phần mềm, các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND quận Hoàn Kiếm đều thực hiện quản lý văn bản điện tử, giảm tải toàn bộ văn bản bằng giấy.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại và đồng bộ, tính kết nối cao giữa thông tin của các phòng ban chuyên môn, việc truy xuất, tìm kiếm, sử dụng và lưu trữ văn bản diễn ra dễ dàng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý văn bản, nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ cán bộ công chức.

- Nâng cao, trang bị kiến thức một cách toàn diện và chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý văn bản điện tử, phấn đấu 100% cán bộ, công chức đang làm việc tại UBND quận Hoàn Kiếm được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý văn bản và nghiệp vụ văn thư lưu trữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý văn bản điện tử tại UBND quận hoàn kiếm, thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)